Thứ Tư, 20 tháng 7, 2016

Trận đánh khủng khiếp đảo Iwo Jima




ROBERT LECKIE

Chương 1

Thủy quân lục chiến vào trận

Ngày 19 tháng 2 năm 1945, Mỹ đưa chiến tranh Thái Bình Dương tới trước ngưỡng cửa nước Nhật. Iwo Jima là 1 hòn đảo nhỏ bé tối tăm dài 9 km, rộng 4 km, vị trí chỉ cách Tokyo 1200 km về phía nam. Từ trên trời nhìn xuống nó có hình dáng giống 1 cái đùi heo màu đen.

Trong cái buổi sáng trong trẻo, rực rỡ của ngày thứ 2 định mệnh đó, 1 hạm đội vĩ đại của Mỹ gồm 485 chiếc tàu đã hoàn toàn vây lấy Iwo Jima. Thiết giáp hạm và tuần dương hạm đậu từ xa nã pháo vào các vị trí quân Nhật để ghìm đầu chúng xuống tạo điều kiện cho quân tấn công an toàn tiến vào bờ. Những ánh chớp lửa màu cam lóe lên khi pháo hạm bắn ra những viên đạn khổng lồ hướng về phía các mục tiêu. Ở khoảng cách gần hơn là các khu trục hạm dáng thanh nhã nhìn như đang khiêu vũ trên mặt biển thì đang đấu pháo với các pháo đội Nhật trong khi các tàu trong khi những tàu phóng tên lửa hướng mạn về phía đảo để oanh kích.

Ngoài tầm nhìn là các tàu sân bay, đó là nơi xuất phát của các máy bay khu trục và máy bay tiêm kích cũng đang tấn công xuống Iwo. Những chiếc phi cơ bay ra bay vào những đám mây khói bụi để ném bom, phóng rocket và nã súng máy. Ngoài ra còn có hàng đoàn oanh tạc cơ Liberator đang từ những căn cứ xa xôi trong quần đảo Mariana kéo tới để “trải thảm” hòn đảo.

Có vẻ như ko thể có vật gì, cũng như con người còn có thể sống sót trên hòn đảo Iwo nhỏ tí tối tăm này và thực tế hỏa lực bắn trả từ trên đảo là ko còn. Mọi thứ đều yên tĩnh 1 cách lạ lùng. Phía nam đảo có ngọn núi lửa Suribachi với độ cao 161m so với mực nước biển. Phía bắc, trên bờ biển phía đông của là các bãi đổ bộ, chúng yên tĩnh, đen thui và có vẻ hắc ám. Từ đó xa hơn lên phía bắc là dãy núi lô nhô dẫn tới 1 cao nguyên. Đó chính là Iwo Jima hay còn gọi là đảo Lưu Huỳnh nơi có 70.000 TQLC đến để đòi 'món nợ' cho lá cờ sao và vạch.

Khi trận oanh kích dịu đi, những TQLC trong đợt đầu tiên chuẩn bị tấn công. Mang theo súng trường, súng máy, súng phun lửa và bazooka, họ xếp hàng đi xuống hầm tàu đổ bộ. Tại đó họ leo lên “xe thiết giáp lội nước” hay “amtrack”. Những chiếc amtrack, quân Nhật gọi là “thuyền nhỏ có bánh xe” vì bánh truyền động và xích cho phép nó có thể bơi trên nước và chạy trên cạn. Giống những con cá mập khổng lồ, những cánh cửa đằng trước tàu độ bộ há ra và mở rộng. Như trong cơn ho dữ dội, tiếng động cơ bắt đầu rộn lên. Không khí trong lòng tàu đổ bộ bắt đầu nhuộm đầy màu lam khói xả. Một số TQLC bắt đầu vã mồ hôi dù trời rất khô ráo và mát mẻ. Họ lấy tay gạt mồ hôi và bôi “kem antiflash” (loại sơn mặt màu trắng của công binh TQLC. ND) để chống bỏng lên mặt.

Rồi những chiếc amtrack lạch bạch bơi về phía trước. Giống như lũ vịt con, chúng ra khỏi tàu mẹ bơi xuống nước và lập thành đội hình đổ bộ hình tròn. Chúng cứ bơi vòng vòng trong hình tròn đó và chờ lệnh đổ bộ. Đã có lệnh. Từng chiếc amtrack một bung ra xếp thành tuyến tấn công trải rộng. Từ từ lấy tốc độ, chúng bơi về phía những bãi biển dốc của đảo Iwo. Trận oanh kích từ biển lên đã chuyển làn, những đợt không kích cuối cùng đã tới và đi. Tiếng ồn từ động cơ của xe amtrack ngày càng lớn. Lính TQLC lo lắng cúi thấp dưới thành xe chờ hỏa lực bắn tới của địch quân. Không có gì bắn đến cả, TQLC thấy dưới chân chao đảo lắc lư, tay nâng cao súng, rốt cục thì họ cũng đứng vững trong thứ cát đen ấm của Iwo ngập tới mắt cá chân.

Chương 2

Tầm quan trọng của Iwo

Mùa thu năm 1944, các tư lệnh cao cấp Hoa Kỳ đã quyết định đánh chiếm Iwo Jima, hòn đảo này có vị trí rất quan trọng vì nó chỉ cách Tokyo có 1200 km. Iwo và hòn đảo lớn Okinawa sẽ được dùng làm bàn đạp cho cuộc tiến công cuối cùng vào Nhật bản.

Nhưng từ khi các pháo đài bay B29 bắt đầu ném bom Nhật Bản từ chuỗi đảo vừa mới chiếm được có tên là Mariana thì phía Mỹ nhận thấy rằng cần phải chiếm được Iwo Jima càng sớm càng tốt. Iwo nằm trên 1 trục nối quần đảo Mariana và nước Nhật. Quân Nhật trên đảo có thể báo động về nước biết hướng đi của các oanh tạc cơ, và quân thù sẽ triển khai các trận địa phòng không mạnh, tập trung sẵn máy bay tiêm kích lên trời nằm phục và vồ lấy B29. Nếu tiêm kích địch ko thể bắn hạ B29 thì chúng cũng sẽ lao thẳng vào nó. Hậu quả là người Mỹ đã mất rất nhiều pháo đài bay trên không phận nước Nhật, trong khi nhiều chiếc khác bị què quặt sau trận tấn công thì cũng bị rơi xuống biển trong chuyến hành trình dài 3000 km về quần đảo Mariana.

Các tư lệnh quân Mỹ thấy rằng nếu như chiếm được Iwo, thì máy bay có thể tới gần nước Nhật hơn mà ko bị phát hiện. Còn nữa, Iwo sẽ cung cấp cho họ 1 căn cứ cho máy bay chiến đấu và chúng có thể hộ tống máy bay ném bom tiến vào và ra khỏi nước Nhật. Cuối cùng là điều quan trọng nhất, Iwo Jima sẽ là nơi trú cho các máy bay bị nạn trên đường về căn cứ. Vì nếu phải hạ cánh khẩn cấp xuống đây, máy bay cùng các phi hành đoàn quí giá có thể được an toàn. Hay nếu bị rơi ở giữa Iwo và Nhật hay giữa Iwo và quần đảo Mariana thì ít ra phi hành đoàn cũng có thể được cứu. Thêm nữa nếu Iwo trở thành trạm dừng chân của các chuyến bay trở về thì chúng có thể mang ít nhiên liệu đi và mang thêm được nhiều bom hơn nữa.

Trên đây là những lợi ích khi chiếm được Iwo Jima, tuy ko phải là quá lớn nhưng có thể nhận thấy ngay lập tức. Thường thì việc này ít xảy ra trong chiến tranh vì bình thường các mục tiêu có lợi ích trong dài hạn.

Cuộc xâm chiếm vào vào nơi này sẽ là đòn đánh thứ 2 vào Nhật. Iwo Jima thuộc lãnh thổ Nhật Bản nơi chưa từng có người ngoại quốc đặt chân lên trong khi các hòn đảo khác mà Nhật đóng trước đó đều thuộc các quốc gia khác. Ví dụ đảo Tarawa từng là thuộc địa của Anh, Philippines từng thuộc Mỹ. Còn Iwo Jima là quận huyện của Tokyo, 1 trong số 47 tỉnh thành nước Nhật và đó là lý do mà Nhật hoàng gởi ra đảo những 1 trong những tướng lĩnh tài ba nhất cùng những người lính giỏi nhất để phòng thủ nó.

Trung tướng Tadamichi Kuribayashi là 1 người thấp đậm, có khuôn mặt tròn rất thương yêu trẻ con và súc vật. Ông cũng là 1 quân nhân rất nghiêm khắc. Cái bụng căng tròn của ông đã được 1 tờ báo Nhật Bản tả rằng: "nó chứa đầy tinh thần chiến đấu mãnh liệt”. Kuribayashi từng phục vụ trong kỵ binh, binh chủng tinh nhuệ của quân đội Nhật. Trước khi về Nhật ông đã lập rất nhiều chiến tích tại Trung Quốc. Tháng 5 năm 1944 ông đến được đến gặp thủ tướng Hideki Tojo và được lệnh tới chỉ huy đảo Iwo Jima. Tojo nói: “Trong tất cả các tướng chỉ có anh mới có đủ tài năng và phẩm chất để giữ vị trí ấy. Quân đội và quốc gia ta phụ thuộc vào việc anh có giữ được vị trí then chốt đó hay không”

Kuribayashi đáp rằng ông rất lấy làm vinh dự khi được chọn. Sau đó theo thể thức chính thống của Nhật, ông trang trọng cúi đầu để từ biệt vợ con. Ông đã không nói cho họ biết về những gì mình nghĩ trong tâm khảm: rằng ông sẽ ko trở về từ Iwo Jima nhưng lại viết thư cho em trai như sau: “Có lẽ anh không còn sống để trở về sau lần này nhưng anh cam đoan sẽ chiến đấu hết sức mình để ko làm hổ thẹn truyền thống của gia tộc ta”

Niềm tin về 1 cái chết sau khi chiến đấu đến cùng đã trở nên rõ ràng hơn sau khi quần đảo Mariana thất thủ. Đó là những vị trí tiền tiêu hay còn gọi là “Trân Châu cảng của nước Nhật”. Việc chúng bị chiếm trong tháng 7 và 8 năm 1944 đã làm cả đất nước sửng sốt và khiến thủ tướng Tojo phải từ chức. Tojo luôn nói với Thiên hoàng rằng người Mỹ rất yếu đuối và ko thể theo đuổi 1 cuộc chiến tranh lâu dài, tốn kém, và chúng sẽ phải bỏ cuộc chấp nhận 1 nền hòa bình bằng cách chuyển giao lại những tài nguyên, lãnh thổ chúng đã lấy của đế chế. Nhưng diễn biến chiến tranh lại đi theo chiều hướng khác. Giờ đây, sau 2 năm rưỡi kể từ khi Nhật bất ngờ tấn công Trân Châu cảng, lũ Yankee ‘yếu đuối’ đang ăn mừng chiến thắng trên quần đảo Mariana, nơi chỉ cách Tokyo 3000km. Lúc này thì Tojo mới nhận ra rằng ko thể ngăn cản việc chúng nó sẽ cho máy bay B29 trải thảm tổ quốc mình nên ông ta đã phải từ chức.

Trong khi ấy, thảm họa Mariana cũng khiến tướng Kuribayashi thấy rằng khó có thể ngăn quân Mỹ đổ bộ vào Iwo được. Rõ ràng là Mỹ có dư tàu chiến, máy bay, đại bác và quân để làm việc ấy. Nhưng Kuribayashi là 1 trong những chiến lược gia sáng suốt nhất của Nhật Bản. Ông đã vạch 1 kế hoạch để chống lại cuộc tiến công từ ngoài biển vào khác với cách thức thông thường của quân Nhật.
Suốt cuộc chiến tranh, chiến lược phòng ngự các đảo của Nhật là “tiêu diệt quân địch ở ngay mép nước”, có nghĩa là cố gắng ngăn ko cho chúng đổ bộ lên. Tuy nhiên nếu địch vẫn đổ bộ lên được thì quân Nhật sẽ làm cho chúng phải vất vả suốt đêm với những cuộc xung phong man rợ bằng lưỡi lê. Khi đó, lính Nhật sẽ thét lên “Banzai!” và xông lên trước, vì thế mà những cuộc tấn công ban đêm kiểu này được gọi là tấn công banzai. Song, chúng ko bao giờ thành công. Trong thực tế, Nhật bị tổn thất rất nhiều quân trong những cuộc tấn công banzai này và việc này làm cho họ ko còn đủ người để phòng thủ đảo nữa.

Tướng Kuribayashi dự định làm ngược hẳn lại. Ông sẽ để cho quân Mỹ đổ bộ mà ko kháng cự. Ông để cho họ 1 giờ cho đến khi họ tập trung đông đúc lèn chặt trên các bãi cát đen, phẳng giữa đỉnh Suribachi ở phía nam và bộ chỉ huy của ông trên cao nguyên phía bắc. Tới lúc đó ông sẽ cho tất cả các loại vũ khí có trong tay khai hỏa và biến khúc giữa đảo Iwo thành 1 hỏa ngục. Để làm việc này ông bắt tay vào hoán cải Iwo Jima thành 1 trong những cứ điểm vững chắc nhất trong lịch sử chiến tranh.

Ở phía nam, bên dưới đỉnh Suribachi, quân Nhật xây dựng 1 hệ thống đường hầm có 7 tầng. Những cái hang rộng 2m dài 12m, cao 2m được đào sâu vào sườn núi. Các lối ra vào đều lắt léo để có thể chống lại đường đạn bắn thẳng, và các hang đều có lỗ thông hơi được bố trí khéo léo trên đỉnh để thoát hơi ẩm và khí lưu huỳnh. Cũng có chỗ lính Nhật xây nên các lô cốt bê tông sắt thép. Hơi nóng của núi lửa làm nhiệt độ lên tới 70 độ C. Vị tướng đã bố trí rất nhiều khẩu pháo và 2000 quân trong những vị trí đó.
Trong vùng đất giữa những bãi đồ bộ có lẽ ông đã bố trí thêm 1500 quân nữa. Họ thiết lập các ổ súng máy với tường dày có nắp bằng bê tông cốt thép. Những công sự này được ngụy trang nhìn như các gò cát vô hại.

Số quân và pháo còn lại trong tổng số 21.000 của Kuribayashi tới đóng ở cao nguyên phía bắc. Hai tuyến phòng ngự với công sự, lô cốt, địa đạo được xây dựng trên đó. Những chiếc lô cốt khổng lồ , các hang động thiên nhiên lớn đủ để chứa cả 1 đại đội. Thậm chí những khe nứt nhỏ trong đá cũng được mở rộng để có thể cho 1 tay súng bắn tỉa nấp vào. Các địa đạo chạy khắp nơi kết nối tất cả lại với nhau. Các công trình này đều được che giấu rất khéo léo khiến cho quân Mỹ khi tiến công ko hề biết họ đã lọt vào 1 mạng lưới hỏa lực dày đặc cho đến khi hỏa ngục ụp xuống.

Ngoài ra tướng Kuribayashi đã làm cho binh sĩ dưới quyền hiểu rõ rằng: ông muốn họ sẽ chiến đấu đến cùng. Ông cho in “lời thề chiến đấu dũng cảm Iwo Jima”, để binh lính học thuộc:

• Chúng ta sẽ cống hiến sinh mạng cho sự phòng thủ của Iwo Jima và sự quang vinh của Thiên hoàng
• Chúng ta sẽ cầm lựu đạn lao vào xe tăng địch
• Chúng ta sẽ thâm nhập vào giữa đội hình địch để tiêu diệt chúng
• Mỗi loạt đạn bắn ra đều phải chính xác để giết được kẻ thù
• Mỗi người phải diệt 10 kẻ thù trước khi chết
• Sau khi chúng ta bị quân thù tràn ngập, sẽ đánh đến người cuối cùng bằng chiến tranh du kích.

Tướng Kuribayashi cũng rất khắt khe trong công tác ngụy trang, che giấu. Mọi vị trí đều phải đào sâu dưới đất hoặc được gia cố. Ông hạ lệnh trong lúc tàu chiến và máy bay Mỹ bắn phá dọn bãi đổ bộ thì pháo Nhật ko được bắn trả nhằm tránh bị lộ vị trí. Chính vì biện pháp đề phòng này của vị tướng mà hải quân cùng không quân Mỹ tưởng chừng họ đã đánh sập được các mục tiêu đề ra.

Tuy thế TQLC, những người sẽ phải đánh chiếm Iwo Jima đã không có ảo tưởng như vậy. Hầu hết sĩ quan và binh lính trong quân đoàn đổ bộ 5 gồm các sư đoàn 3,4,5 TQLC đều là những người kỳ cựu trong chiến tranh Thái Bình Dương. Họ từng chiến đấu trên đảo Bougainville thuộc quần đảo Marshall, trên quần đảo Mariana hay nhiều hòn đảo khác nên đều biết rằng chỉ có thể diệt các lô cốt bê tông nếu chúng bị trúng đạn trực tiếp. Điều này là rất khó vì pháo hạm hải quân chỉ bắn theo đường thẳng còn máy bay thì thường bay quá cao nên khó ném bom trúng nóc các lô cốt.

Không, TQLC biết rằng rốt cục họ mới chính là những người phải làm việc đó. Họ sẽ phải đánh bộ và sử dụng súng trường, lựu đạn. Họ biết 70.000 người là số lượng cần thiết để có thể đánh bại 21.000 lính Nhật được trang bị và có chổ ẩn nấp tốt. Trong các cuộc đổ bộ từ ngoài biển, quân tiến công thường phải có ưu thế 5 chọi 1, tuy nhiên với 1 hòn đảo nhỏ như Iwo, việc tập trung quá đông quân vào cùng 1 chỗ sẽ rất nguy hiểm. Mật độ quân sĩ quá cao sẽ khiến cho kẻ thù có nhiều mục tiêu. Đó là lý do mà tướng Kuribayashi chỉ có số quân đồn trú hợp lý như vậy.

Vậy nên TQLC hiểu rằng họ phải dấn thân vào sứ mạng khó khăn nhất trong lịch sử lâu dài và vinh quang của mình và ko ai hiểu điều này rõ hơn trung tướng Holland M. Smith, vị chỉ huy (tư lệnh hành quân) của họ. Tướng Smith trông cứ như 1 giáo sư đại học với cặp kính gọng vàng, cái mũi to cùng bộ ria mép màu xám. Nhưng ông lại rất nóng tính, điều này mang lại cho ông cái biệt danh Howlin Smith ‘điên’. Ông đã ứa nước mắt khi tuyên bố có thể sẽ có tới 15.000 thương vong tại Iwo. Ông nói: “Chúng ta chưa bao giờ thất bại nên tôi ko tin rằng ta lại có thể thua tại đây.”

Thiếu tướng Harry Schmidt là người nắm quyền chỉ huy các lực lượng TQLC đổ bộ lại là 1 người thấp đậm, ít nói hay cau có, ông ta nói với các phóng viên “Chúng tôi cần phải túm được đuôi chúng, giữ chắc cho đến khi có thể chặt phăng đi”. Kế hoạch của tướng Schmidt là tấn công bằng 2 sư đoàn cùng 1 lúc. Sư 5 đi bên trái, sư 4 đi bên phải.

Thiếu tướng Clifton B. Cates tư lệnh sư đoàn 4 TQLC, là 1 trong những thủy binh lão luyện nhất của binh chủng. Ông từng chiến đấu ở Belleau Wood trong chiến tranh thế giới thứ 1, rồi chỉ huy 1 trung đoàn trong trận Guadalcanal. Ông là 1 người nói chuyện mềm mỏng và trước khi vào trận thường hay căng thẳng, nhưng khi trận đánh bắt đầu thì lại rất thư thái. Nhiệm vụ giao cho sư đoàn 4 của Cates rất nguy hiểm vì nó phải đổ bộ ngay dưới mũi các khẩu pháo địch trên vách đá phía đông bắc. Ông tướng rất ấn tượng trước tầm cỡ của nhiệm vụ : “Nếu tôi biết ai là người sẽ đi ở đầu mút phía bên phải của tiểu đội, đại đội, tiểu đoàn đi cánh phải thì tôi sẽ trao ngay huân chương cho cậu ta ngay trước khi tiến quân.”

Sư đoàn 5 TQLC sẽ đi bên cánh trái và chiếm đỉnh Suribachi, là đơn vị chưa từng tham chiến trước đó. Nhưng nó lại có nhiều lính dày dạn kinh nghiệm trận mạc. Một trong số những cựu binh đó là “Manila John” Basilone, người trung sĩ dũng cảm đã được thưởng huân chương danh dự ở Guadalcanal. Thiếu tướng Keller Rockey, tư lệnh sư đoàn 5 cũng là 1 quân nhân kỳ cựu đã từng dự trận Belleau Wood. Giờ đây niềm mong mỏi lớn của Keller Rockey là kiếm được 1 cái đinh thúc ngựa Nhật cho bộ sưu tập.

Sư đoàn 3 TQLC là lực lượng “dự bị cơ động”, họ sẽ ở trên tàu ngoài khơi Iwo cho đến khi cần thiết sẽ được tung vào để xoay chuyển tình thế và hay thay quân cho các đơn vị đã mệt mỏi. Chỉ huy sư đoàn 3 là thiếu tướng Graves B. Erskine. Ông này là 1 người khỏe mạnh, đẹp trai, được lính tráng gọi bằng biệt danh “E bự” ăn theo tên của tàu sân bay nổi tiếng Enterprise.

Người nắm quyền tổng chỉ huy tất cả các đơn vị trên, cùng với cả các tàu chiến và thủy thủ trong hạm đội là phó đô đốc Richmond Kelly Turner, một trong những thủy binh xông xáo nhất. Chính Turner, là người chỉ huy lực lượng đổ bộ đánh chiếm Guadalcanal tháng 8 năm 1942, bắt đầu thời kỳ phản công của Mỹ trên Thái Bình Dương. Trách nhiệm của ông là đưa quân đổ bộ tới Iwo Jima an toàn, tiếp tế và bảo vệ cho lực lượng này khi họ lên bờ. Một con người ăn nói sắc sảo, lông mày sâu róm, hay đi lang thang trên kỳ hạm của mình trong chiếc áo choàng tắm cũ, Kelly Turner là kiểu người ko hề ngại ngùng khi dạy đời người khác. Ông đã từng cầu mong “chỉ cần 3 ngày đẹp trời” ở Iwo Jima và rất vui khi thấy ngày đầu tiên đã theo đúng ý nguyện. Trong buổi sáng định mệnh ấy, kỳ hạm của ông là chiếc Eldorado đã nhận được tin khí tượng như sau: “Sóng nhẹ, rất tuyệt cho du lịch bằng thuyền, tầm nhìn tuyệt vời.”

Thế nên TQLC mới ầm ầm tiến lên đảo Iwo và trong khoảng hơn nửa giờ báo cáo họ gửi về có vẻ sẽ là “Rất tuyệt cho việc đổ bộ”

Chương 3

Ngày đầu tiên kinh hoàng

Có vẻ như trở ngại duy nhất trên Iwo là thềm đất cao cấu tạo bằng tro núi lửa và bị sóng biển dồn chất đống trên đảo cao tới 5m. Rất nhiều xe xích lội nước hay “amtrack” ko thể leo lên được và thay vì thế chúng lại phải quay ra biển, chạy xà quần và nã đạn lên đảo.

Xe xích lội nước chở quân, tạo ra những cơn mưa cát khi cố gắng leo qua thềm đất, và rồi cũng phải chững lại. Lính TQLC mà chúng chở theo nhảy ra, tiếp tục chạy bộ tiến lên. Vẫn chưa thấy kẻ thù bắn. Đợt thứ 2 tiến vào cũng ko gặp phải sự kháng cự, rồi đợt thứ 3… thứ 4. Những TQLC đang lội qua cát xốp, ấm lê bước lên đảo bắt đầu hy vọng rằng quân Nhật đã bỏ đảo chạy trốn. Nhưng khi quân Mỹ leo qua thềm đất và bắt đầu lúc nhúc vượt qua vùng đất bằng sau đó thì xạ thủ Nhật mới khai hỏa.

Lúc đầu là tiếng tành tạch của súng máy, rồi âm thanh trở nên to và dữ dằn hơn cho đến khi cả 1 trận cuồng phong chụp xuống đầu lính Mỹ. Đạn pháo rít lên, rơi xuống. Các gò cát khạc đạn ra súng máy. Đất dưới chân nổ tung khi hàng trăm quả mìn phát nổ. Tai mỗi người chỉ còn nghe thấy âm thanh chát chúa của thép: tiếng rít của đạn pháo, tiếng viu víu của đạn nhọn, tiếng thổn thức của đạn cối và tiếng xèo xèo của mảnh đạn. TQLC cứ nhảy dựng lên rồi ngã sụp. Sức nổ hất tung họ lên rồi quật xuống hay xé họ ra từng mảnh có khi chân tay lính bị văng xa khỏi thân người tới hàng chục mét.

Chỉ có rất ít chỗ nấp – là những hố nông do bom và đạn pháo đào trên cát. Hầu như không thể đào công sự vì thứ cát đen màu chì của của Iwo cứ lở ra tụt xuống và lấp đầy hố cá nhân. Nấp sau các gò cát cũng ko phải là cách khôn ngoan. Khi 1 đại úy TQLC ngồi trên 1 gò cát và đang ra lệnh tiến lên thì khẩu pháo cỡ 127 ly bên dưới khai hỏa đã khiến anh này bất tỉnh nhân sự.

Tuy nhiên TQLC vẫn xông lên. Tadamichi Kuribayashi đã cho họ thời gian lên bờ và đó là tất cả những gì họ cần vì khi quân của ông ta khai hỏa, TQLC đã vào sâu trong đảo 200, 300m.

Bên cánh trái, dưới tầm hỏa lực từ đỉnh Suribachi, sư đoàn 5 TQLC bắt đầu tiến qua phần hẹp nhất của đảo. Manila John Basilone gọi tiểu đội súng máy của mình; “Nào các cậu! xách súng lên khỏi bãi biển đê!” Họ tuân lệnh và lao vào 1 quầng lửa ngay lúc 1 viên đạn cối phát nổ, giết chết Basilone cùng 4 người khác.

Cũng ở đây, viên đại úy to con Dwayne “Bobo” Mears đã tiến công 1 lô cốt địch đang chặn đường tiến của đại đội mình. Anh đã diệt được nó chỉ bằng cách dùng súng lục. Nhưng 1 viên đạn địch đã bắn xuyên qua cổ anh. Mears chờ đến khi được băng bó xong thì lại đánh tiếp. Lần này thì bị đạn xuyên qua cằm, máu túa ra và thấm xuống cát. Mears cố trụ nhưng rồi cuối cùng bị lún xuống cát. Một binh nhì chạy tới cứu, Mears hổn hển nói “Ra khỏi đây, tôi ko sao đâu”. Khi lính cứu thương hải quân đến đưa anh lên, người ta cứ tưởng có thể cứu được nhưng người đại úy can đảm ấy đã chết trên tàu sau đó.

Khắp nơi dậy lên tiếng gào “Cứu thương! Cứu thương!” của các TQLC đang đau đớn. Những lính cứu thương lao lên với túi thuốc tê và bông băng, phớt lờ đạn địch để băng bó cho thương binh, đeo thẻ rồi sơ tán họ ra những tàu bệnh viện. Đôi khi lính cứu thương đến thì đã quá muộn, các TQLC trẻ tuổi thường cứ lặng lẽ mất máu và chết ngay nơi họ ngã xuống.

Có những tiểu đoàn của sư 5 chỉ còn có 1 trong số 4 chỉ huy đại đội lúc đầu, một số trung đội giờ do những lính thường chỉ huy. Nếu đại úy bị hạ, trung úy sẽ lên thay. Nếu có trung đội bị mất trung úy cùng các hạ sĩ quan, thì các binh nhất trẻ, chưa được thử thách sẽ phải gánh vác. Rất nhiều lính TQLC đã trở thành những chỉ huy tháo vát, xuất thần trong ngày hôm đó.

Hạ sĩ Tony Stein, thuộc trung đoàn 28 TQLC là 1 trong số đó. Rất đẹp trai và cũng cực kỳ mạnh mẽ. Thực tế anh có biệt danh là “Tony vâm”. Hạ sĩ Stein từng làm thợ cơ khí khi chưa nhập ngũ. Tới Hawaii anh đã chế tác cho mình 1 khẩu súng đặc biệt làm từ khẩu đại liên trên cánh 1 máy bay bị đắm của hải quân. Anh gọi nó là cái “ngòi”. Dùng cái ‘ngòi’ này anh đã hạ hết lô cốt này đến lô cốt khác bên cánh trái. Sau khi giết hết lính cố thủ trong đó, anh để lô cốt lại cho trung sĩ Merritt Savage, 1 chuyên gia chất nổ, và hạ sĩ Frederick Tabert đi theo ngay sau phá hủy.

Nhiều lúc“Tony vâm” cảm thấy phấn chấn khi là người duy nhất vượt qua được trong khi đồng đội buộc phải dừng lại nhìn theo khâm phục. Ko gì có thể chặn được Tony Stein. Khi hết đạn, anh ném luôn mũ sắt, lột giầy và chạy như bay về phía sau lấy đạn. Anh đã làm như thế 8 lần và lần nào cũng dừng lại để giúp đưa 1 thương binh về trạm sơ cứu. Cuối cùng khi mà quân Nhật cũng buộc trung đội anh phải lui lại, thì Tony Stein đi cản hậu. Đã 2 lần cái “ngòi” bị bắn văng khỏi tay nhưng anh đều lấy lại được và tiếp tục khạc lửa.

Đi sau tiểu đoàn của Tony Stein là 1 tiểu đoàn khác của trung đoàn 28, các TQLC kinh hoàng khi thấy bãi biển đầy xe cộ bị cháy và chìm. Đi ngang qua những cái xác vô hồn của những người đã đổ bộ trước họ. Đạp phải những mẩu thân xác, chân, tay đẫm máu lẫn trong cát. Tiếng ồn của trận đánh nuốt chửng bọn họ. Mọi người nhận ra rằng sẽ phải trả 1 cái giá khủng khiếp để chiếm được mục tiêu.

Một trung đội TQLC do trung úy John Wells chỉ huy tiến lên. Họ nhanh chóng đâm đầu vào 1 cái boong ke của quân Nhật. Nó nhìn giống như 1 gò cát vô hại nhưng rồi lửa khạc ra, 1 TQLC lăn ra chết. Tạt sang phải, trung đội của Wells thoát khỏi vùng xạ kích của chiếc boong ke. Súng địch ko thể quay sang trái đủ để với tới bọn họ. Từ chỗ đó, 1 người lính cầm mìn lõm lao lên cạnh của boong ke. Đây là loại mìn có hình dáng giống cái ấm đun nước, tập trung toàn bộ sức nổ vào 1 khu vực nhỏ và xuyên phá mục tiêu. Anh lính bò lên đỉnh cái gò, đào 1 cái lỗ trên cát, đạt quả mìn vào rồi chạy tìm chỗ nấp.

Một tiếng nổ lớn, vụ nổ đã làm thủng 1 lỗ trên nắp boong ke. Tuy nhiên thế vẫn chưa đủ để diệt nó và 1 TQLC khác xống lên dùng lựu đạn cháy ném vào cái lỗ. Quả lựu đạn gây cháy và khói làm lính Nhật bên trong ko thể chịu nổi. Chúng bật cửa xông qua đám khói dày đặc màu trắng và khi thấy địch chạy ra, TQLC liền hạ gục ngay.
Vì thế, với phương pháp chiến thuật như vậy hoặc nhờ gương dũng cảm tuyệt vời của những TQLC như Tony Stein, quân sư đoàn 5 đã tiến ngang qua đảo. Khi họ tới được bờ biển phía tây, thì đỉnh Suribachi bên trái và phía nam họ giờ đã bị cắt rời khỏi đảo.

Bên cánh phải trục tiến công của Mỹ, giao tranh thậm chí còn nặng nề hơn. Ở đây, pháo thủ Nhật có những bãi biển “lý tưởng”, TQLC đổ bộ lên đó hầu như phơi mình cho địch nhắm bắn cứ như ruồi bò trên cửa sổ vậy. Đạn bắn xuống cả từ phía trước mặt và 2 bên sườn. Chúng đến từ mỏ đá bên tay phải, từ đỉnh Suribachi xa bên trái và từ các boong ke, lô cốt, ‘hố nhện’ phía trước. Ngay trước mặt 1 tiểu đoàn là 2 boong ke lớn và 50 lô cốt. Nhiệm vụ của tiểu đoàn này là chiếm sân bay số 1 nằm giữa vùng đất bằng trên đảo Iwo. Tiểu đoàn trưởng quyết định chờ tới khi pháo binh đến nhưng trung sĩ Darrell Cole thì ko chịu chờ đợi.

Anh chỉ huy tiểu đội súng máy xông lên 1 trận địa pháo địch. Lính của Cole bắn vào lỗ châu mai khi họ chạy qua. Bản thân Cole đã dùng lựu đạn diệt 2 lô cốt. Rồi lính của anh bị hỏa lực bắn cánh sẻ từ 3 lô cốt ghìm chặt. Cole bắn trả và bắt cái gần nhất câm họng. Địch quân ném lựu đạn ra, Cole ném lại. Anh đã 3 lần tiến công mấy lô cốt còn lại và cuối cùng cũng diệt hết, nhưng rồi 1 quả lựu đạn nổ đã giết mất trung sĩ Darrell Cole.

Không phải đại đội TQLC nào cũng chọc thủng phòng tuyến địch nhanh như vậy. Một đại đội đã bị 1 cơn mưa đạn ghìm chặt suốt 45 phút, trong khi lính tráng đau khổ nhìn chỉ huy là đại úy John Kalen bị mất máu dần dần đến chết trong 1 cái hố với đạn nổ khắp xung quanh. Sau lưng đơn vị, chiếc tuần dương hạm Chester nỗ lực bắn phá dọn đường cho TQLC. Sĩ quan chỉ định mục tiêu trên chiếc Chester là thiếu tá Robert Kalen ko hề biết rằng em trai mình đang chết vì mất máu trên bờ. Đại đội này đã phải thay 4 đại đội trưởng trong ngày hôm đó.

Hỏa lực quân thù ngày càng dữ dội bắn xuống tất cả các bãi biển. Tàu độ bộ bị bắn chìm rồi bị sóng đánh giạt vào bờ. Chúng hoặc chìm rồi bị đẩy lên bờ, nước ngập đầy bên trong. Dần dần các xác tàu vỡ, xe cộ lún cát, cháy hỏng, người chết, can, thùng… tạo thành 1 cái đê ko thể vượt qua. Từ đầu này đến đầu kia của bãi đổ bộ giờ chỉ còn thấy 1 đống hổ lốn dài dằng dặc và ngày càng tăng lên theo các đợt sóng. Ngoài khơi thì đông nghịt tàu đổ bộ. Lái tàu nào cũng cho rằng mình chở hàng ‘nóng’, cực kỳ cần thiết nên ai cũng tìm cách mở đường tiến vào bờ dỡ hàng và chuồn khỏi bãi biển đang nổ tung kia. Có thể phải 1 tiếng đồng hồ hay hơn nữa mới có thêm viện quân vào tới.

Trong lúc đó, cả 2 sư đoàn TQLC đều bắt đầu kêu gào xin xe tăng chi viện. Những chiếc tăng Sherman to lớn nặng 30 tấn có thể giúp thế trận xoay chiều. Giáp dày của chúng có thể chống lại hầu hết đạn thù và khẩu pháo 75 ly nó mang đủ uy lực để hạ gục gần như tất cả các vị trí địch. Một giờ sau khi cuộc đổ bộ bắt đầu, 16 chiếc Sherman đã lên được khu vực sư đoàn 4 ở cánh phải. Nhưng thềm đất cao trên bãi biển đã làm chúng gặp trở ngại. Trên bãi đổ quân của sư 5 bên cánh trái, mọi việc còn rắc rối hơn nữa. Chiếc xe tăng có tên Horrible Hank của trung úy Henry Morgan đã bị chìm vì 1 cơn sóng lớn làm ngập chiếc xà lan chở nó. Trung úy Morgan phải gọi điện báo cho chỉ huy : “Horrible Hank chìm mất rồi”. Sau đó anh còn phải chứng kiến tiếp 2 chiếc xe tăng dưới quyền bị nổ tung nữa.

Đâu đâu cũng có những xe tăng Sherman bị trúng đạn pháo. Một số bị tiêu diệt, song phần lớn vẫn đang cố mổ đường vượt qua thềm đất. Nhưng nếu như chúng vượt qua được thì lại lọt vào 1 bãi mìn chết chóc. Lính công binh phải đi bằng đầu gối trước xe tăng, dùng dao lê để dò mìn. Họ phải làm thủ công vì máy dò mìn đã vô dụng do cát ở đây bị nhiễm từ. Thêm nữa phần lớn mìn lại có vỏ ko phải làm bằng kim loại mà là bằng sứ. Thế nên các lính công binh dũng cảm phải dọn đường tiến qua bãi mìn và dùng băng vải trắng đánh dấu cho xe tăng.

Những lúc xe tăng ko thể leo qua thềm đất được thì xe ủi sẽ tới mở đường. Nhưng cả xe ủi cũng trúng pháo và bị diệt dễ dàng. Tuy vậy, rốt cục phần lớn xe tăng Sherman cũng vượt qua được. Các chú lính TQLC đón chào chúng với cảm xúc vui buồn lẫn lộn. Họ biết khả năng của xe tăng nhưng cũng biết con quái vật này sẽ thu hút hỏa lực địch. Một hạ sĩ nói “đám đó xui lắm, liệu mà tránh chúng ra hoặc bò xa xa đằng sau chúng.”

Trước khi xe tăng tới, những sĩ quan trưởng bãi đổ bộ của hải quân đã lên bờ trước. Việc của họ là tổ chức các bãi đổ bộ sao cho tuyến tiếp tế cho mặt trận phía trước được liền lạc, thông suốt. 1 toán sĩ quan trưởng bãi đổ bộ này lên bờ ngay sau khi TQLC đổ bộ đợt đầu tiên. Những tay này mang theo cờ đủ màu sắc, loa, điện đài, máy phát điện xách tay và bao cát. Máy phát điện được âm xuống, bao cát chất xung quanh. Loa được đặt trên giá 3 chân để có thể gào lên át đi tiếng đạn nổ, sóng biển để ra lệnh lạc cho các lái tàu. Cờ dùng để đánh dấu chi khu vực trên bãi biển cho từng trung đoàn TQLC riêng biệt còn điện đài tiếp âm thì để liên lạc xa bờ.

Quân xung kích đang tiến công quyết liệt vào hệ thống phòng thủ của Iwo cần rất nhiều đồ hậu cần. Họ đòi đủ thứ đạn dược, nhiên liệu cho súng phun lửa, thuốc nổ, dây thép gai, nước uống, lựu đạn, xăng dầu, dụng cụ y tế. Họ cũng cần khẩu phần ăn nữa. Nhưng ai sẽ lo thứ tự các thứ tiếp tế? – “đậu” hay “đạn” trước đây? Và đạn luôn là ưu tiên 1. Để đồ tiếp liệu tới được tay TQLC, phải mở đường từ bãi biển xuyên qua đang đầy ứ xe cộ để đến được thềm đất. Và 1 tiểu đoàn Ong Biển đã được điều tới để làm việc đó.

Ong Biển là lính thủy thuộc các tiểu đoàn công binh của hải quân. Cái biệt danh màu mè này bắt nguồn từ 2 chữ viết tắt CB (Construction Battalions). Nhiều người trong số đó là những kỹ thuật viên, cơ khí viên trong độ tuổi 30-40 được đào tạo kỹ lưỡng có kỹ năng, lành nghề từ khi còn cuộc sống dân sự. Giữa những Ong Biển lớn tuổi và những TQLC trẻ trung có 1 mối thâm giao. Họ gọi lẫn nhau là những “ông già” và “nhóc”.

Thường thì các Ong biển chỉ lên đảo sau khi đã đổ bộ 1, 2 ngày. Nhưng tại Iwo Jima thì họ đã lên từ trưa ngày đầu tiên. Rất cần có họ để làm đường vượt qua thềm đất và sau đó đồ tiếp liệu có thể chuyển trực tiếp ra chiến trường bằng các xe tải lội nước tên là DUKW, hay đơn giản là “con vịt”. Những chú vịt này nổi được trên nước, cũng có lốp cao su như bất kỳ xe cộ nào và có thể chạy tới bất cứ nơi đâu. Ở Iwo chúng do lính Mỹ gốc Phi, những lính lục quân duy nhất tham chiến ở đó, điều khiển.

Một số lính Ong biển đã bị thương vong trong lúc đang dùng xe ủi mở đường vượt thềm đất. Một xe ủi do Alphenix Benard lái được xà lan chở xe tăng đưa tới bãi đổ bộ bên cánh phải. Khi tấm bửng hạ xuống, Benard thấy 1 đống xác lính Mỹ nằm chắn hết lối đi. Anh ngập ngừng sợ hãi, nhưng phía sau còn có chiếc xe ủi khác cùng 2 xe tăng và 2 xe dắt nên ko thể lừng khừng nữa, anh nhắm mắt lại và càn bừa qua những xác chết. “ko còn cách nào khác” anh cứ lẩm bẩm nói một mình trong khi chiếc xe ủi mở đường vượt qua thềm đất.

Đến trưa thì âm thanh trận đánh trở nên rầm rầm như sấm. Các xe tăng lội nước (LVT) hay “heo bọc thép” như TQLC thường gọi vẫn đang cưỡi sóng ngoài khơi để đấu pháo với các pháo đội Nhật. Các khu trục hạm ngày càng vào gần hơn, thậm chí chiếc thiết giáp hạm Tennessee khổng lồ đã vào nã đạn từ cự ly có 1 dặm. Nhưng tất cả những thứ đó vẫn ko đủ để tiêu diệt những hỏa điểm đầy uy lực của tướng Kuribayashi. Từ đỉnh Suribachi bên trái cho tới mỏ đá bên phải, hỏa lực pháo địch vẫn giã như mưa xuống đầu TQLC. Ngay cả sau khi họ mang được pháo binh cơ hữu tới, điều này chứng tỏ quân Mỹ quyết tâm bám trụ ở Iwo Jima, hỏa lực phản pháo của TQLC cũng vẫn ko thể khóa mõm nổi những khẩu pháo Nhật được che giấu tài tình.

Đã tới lúc mà Kuribayashi sử dụng tới các dàn phóng rocket quý giá của mình. Chúng phóng ra những trái hỏa tiễn nặng từ 100 đến 280 kg rơi ko được chính xác lắm, dù cũng khó mà ko gây thiệt hại khi phát nổ trên bãi biễn Iwo đông nghịt. Chúng đã ko đạt hiệu quả như mong muốn, ngoài việc bay vèo vèo với tiếng réo kinh dị qua đầu TQLC. Lính Mỹ gán cho chúng biệt danh “bubbly-wubblies” và ko lâu sau thì ko thèm để ý nữa.

Tuy nhiên pháo binh Nhật thì ko ai dám coi thường, đặc biệt pháo bên phía cánh phải thì cực kỳ ấn tượng với tướng Cates. Quân Nhật trên mỏ đá có thể rót pháo trực tiếp xuống đầu quân Mỹ. Phải chiếm cho được mỏ đá, và đại tá Pat Lanigan đã lệnh cho “Joe nhảy nhót” Chambers làm việc đó.

Cao 1m90, rất lực lưỡng, trung tá Justice Marion Chambers có biệt danh trên từ dáng đi nẩy tưng của mình. Ông là 1 TQLC kỳ cựu, 1 trong những tiểu đoàn trưởng khá nhất của binh chủng. Ở Iwo hôm ấy, lính tiểu đoàn ông được gọi là “bọn ma cà rồng” vì họ bôi kem chống bỏng đầy mặt.

Joe ‘nhảy nhót’ đã nhận ra khu đất cao có thể khống chế mỏ đá. Ông chỉ lên đó và nói với các sĩ quan của mình “Phải chiếm nó ngay trước khi lũ Nhật tỉnh ra và tới chiếm”. Lính “ma cà rồng” tiến lên, dù kem bôi mặt chẳng thể chống lại sắt thép. Rốt cục họ cũng chiếm được khu đất cao và bắt được pháo binh đối phương đang khạc ra cơn bão lửa phải im tiếng. Nhưng họ cũng phải trả giá đắt. Tới khi đại tá Lanigan rút tiểu đoàn của Chambers ra thay, nó chỉ còn 150 trên tổng số 1.000 lính. Có đại đội với quân số 240 đến lúc ra thì chỉ còn lại có 18 mạng.

Đó là tình hình chiến sự ngày đầu tiên trên đảo Iwo Jima và đến lúc này tướng Kuribayashi, người đã “cho phép” TQLC Mỹ lên bờ, bắt đầu lo là họ sẽ trụ lại được.

Chương 4

Cờ bay trên đỉnh Suribachi

Tới đêm thì TQLC đã chiếm được 1 đầu cầu trải rộng 4000m từ bắc xuống nam. Bên cánh trái, nơi sư đoàn 5 TQLC đã vượt qua tới bờ bên kia đảo, có chiều sau là 1000m. Chiều sâu bên cánh phải thì chỉ có 400m tương đương với chiều dài của 4 sân bóng bầu dục.

Khu vực này chỉ rộng chưa bằng nửa diện tích của 1 trang trại trung bình miền Trung tây, nhưng đã phải trả giá bằng thương vong của 2.420 lính Mỹ. Quang cảnh cuộc tàn sát tại đầu cầu thật khủng khiếp.

Khắp nơi ngập ngụa mùi hôi thối của tử thi. Đâu đâu cũng có xác người. Đôi khi điểm phân biệt duy nhất giữa những người ngã xuống của 2 quốc gia chỉ là đôi chân quấn xà cạp của lính Nhật hay đôi ghệt màu vàng của quân Mỹ. Hơi nổ khiến cho quần áo trên nhiều xác lính Nhật bị bay mất.

Thương vong được gom lại để dọc theo bãi biển. TQLC tới tiếp tế thường mang theo thương binh về. Họ khiêng thương binh bằng cáng hay boncho hoặc dìu họ tới trạm sơ cứu. Ngay cả ở trạm sơ cứu rồi, thương binh còn lâu mới được an toàn, đạn pháo đã nhiều lần nã trúng các trạm này. Chỉ riêng ở 1 bãi đổ quân, đã có 2 trạm quân y bao gồm 1 bác sĩ và 8 lính cứu thương bị xóa sổ. Người ta phải phẫu thuật ngay tại các vị trí vừa chiếm được của Nhật. các bác sĩ phẫu thuật máu me bê bết phải làm việc cật lực suốt đêm, chỉ tạm nghỉ để hút thuốc hay tập thể dục cho khỏi tê mỏi.

Mọi người đều rất lạnh. Iwo Jima nằm ở Bắc Thái Bình Dương và tháng này đang là tháng 2. Những người lính gần như đã quen với khí hậu nhiệt đới nóng bức giờ run rẩy khi nhiệt độ hạ xuống còn 15 độ C. Nhiều người đã mặc áo gió thế nhưng răng vẫn đánh lập cập khi nằm trên cát Iwo để chờ đợi những trận phản kích chắc chắn sẽ xảy ra của địch. Nhưng ko hề có tấn công kiểu banzai. Tướng Kuribayashi ko hề có ý định giết mình với chiến thuật nướng quân như vậy. Thay vì thế, ông tiếp tục dùng pháo binh giã vào quân xâm lược. Việc này đem lại hiệu quả hơn nhiều việc xông lên tự sát điên cuồng. TQLC phải chịu thương vong suốt đêm vì bị Nhật pháo kích liên hồi.

Pháo rót xuống khu vực đổ quân từ cả đỉnh Suribachi lẫn đầu mút phía bắc đảo. Rocket cũng được bắn xuống, chúng tóe lửa và gào rú như điên trên không rồi làm rung chuyển mặt đất khi đáp xuống. Tệ nhất là hỏa lực bắn xuống từ đỉnh Suribachi, nơi quân Nhật nhìn xuống thấy cả thóp lính Mỹ. Đến sáng 20 tháng 2, TQLC bên cánh trái xoay về hướng nam để tiến công lên ngọn núi lửa này.

Đại tá Harry Liversedge, 1 người đàn ông cao gầy còn gọi là “Harry ngựa” là trung đoàn trưởng trung đoàn 28, sư đoàn 5 TQLC. Trung đoàn 28 sẽ nhận trách nhiệm đánh chiếm đỉnh Suribachi. Trước khi “Harry ngựa” và quân dưới quyền tấn công, máy bay của hải quân và TQLC đã oanh kích xuống ngọn núi. Chúng bay thấp, gầm rú cắt bom, phóng pháo đánh vào sườn và chân núi. Những thùng napalm, chất cháy cháy sáng rực trong cuộc khiêu vũ của lửa. Ngoài khơi tàu chiến Mỹ nã pháo vào 2 bên sườn núi. Pháo binh Mỹ trên mặt đất bắt đầu sủa ra những tiếng sủa của sắt thép. Những đòn tấn công sấm sét tuy có bắn trúng các vị trí địch nhưng vẫn ko thể khiến chúng sập. Thời điểm TQLC bắt đầu tiến lên cũng là lúc họ phải gánh chịu thương vong.

Một lần nữa, lòng can đảm đóng vai trò quan trọng. TQLC lại phải nhọc nhằn lội bộ với súng phun lửa và thuốc nổ, suốt cả ngày họ chỉ tiến được có 200m.

Tối hôm đó, đại tá Kanehiko Atsuchi, chỉ huy trên đỉnh Suribachi đã cho bắn pháo sáng để chiếu rõ phòng tuyến quân Mỹ cho pháo binh Nhật từ phía bắc giập xuống. Đạn pháo cứ vù vù rít lên rơi xuống, và trung đoàn 28 TQLC đã phải trải qua 1 đêm cũng tồi tệ như ban ngày. Vậy là trên đảo Iwo Jima bắt đầu xen kẽ 1 nhịp điệu khủng khiếp. Mỗi 24 giờ được chia ra thành 1 hỏa ngục lúc chiến đấu ban ngày và 1 địa ngục băng giá khi mọi người co ro chịu đựng đạn pháo địch ban đêm. Mỗi buổi sáng, các TQLC lại cầu nguyện mong sớm tới hoàng hôn nhưng đến khi trời tối thì lại cầu nguyện xin chúa mau đem bình minh đến. Dù thế khi ánh sáng ngày 22 thàng 2 vừa ló rạng họ lại vẫn tiếp tục lăn xả tiến công.

Trung đoàn của ‘Harry ngựa’ giờ đã tung hết sức mình ra với 3 tiểu đoàn tấn công cùng lúc. Như là trêu ngươi, trời lại đổ mưa phùn rồi nhanh chóng chuyển thành như trút nước. Tro của Suribachi trở thành hồ nhão màu xám xịt. Nó bám vào quần áo TQLC và đóng thành tảng dưới đế giày. Chúng chui cả vào qui lát súng trường và mỗi khi lấy vỏ đạn rỗng ra thì các binh sĩ phải dùng tay nạy nên tốc độ bắn chậm hẳn. Ướt nhem, hôi hám, lính tráng rơi rụng dần, nhưng trung đoàn của Liversedge vẫn lấn giũi dần lên chân núi Suribachi.

Họ chiến đấu bằng đủ mọi cách. Hạ sĩ Dan McCarthy một mình bắn chết 20 tên Nhật. Trung sĩ Savage, người giúp Tony Stein tiêu diệt các lô cốt trong ngày D, giết được ít nhất là 7. Một TQLC khác đã nhảy vào trong 1 boong ke và diệt 10 gã trong đó trước khi bị hạ sát. Một anh nữa nhảy xổ vào lưỡi kiếm của 1 sĩ quan địch quân. Anh này dùng tay không bắt lấy và giật phăng thanh kiếm. Rồi đôi tay đẫm máu lại dùng chính thanh kiếm đó giết chết tên sĩ quan. Các boong ke theo nhau bị hạ. Nhưng lính Nhật cũng chống trả kịch liệt, Tony Stein cũng bị thương và phải quay về tuyến sau.

Trên bờ biển phía đông, trung đội của trung úy Wells tiến tới 1 lô cốt địch bỏ không. Trung sĩ Henry Hansen cùng binh nhất Donald Ruhl nhanh chóng lên nóc lô cốt và đấu súng với lính địch trong hệ thống chiến hào phía sau. Bất ngờ 1 khối thuốc nổ bay xuống và đáp ngay trước mặt Hansen và Ruhl.

“Coi chừng Hank!” Ruhl hét lên rồi phóng mình nằm đè lên khối thuốc nổ và lãnh trọn sức nổ của nó. Chấn động làm Hank lảo đảo, máu thịt của Donald Ruhl bắn khắp người anh. Chàng trai cao thượng đã hy sinh thân mình để cứu người trung sĩ.

Đó là cách các TQLC Mỹ chiến đấu ở Thái Bình Dương, và đặc biệt là tại Iwo Jima. Hết lần này đến lần khác các chàng trai trẻ dũng cảm lao mình nằm đè lên lựu đạn, bộc phá địch để cứu đồng đội. Họ làm việc đó ngay tức thì, ko do dự vì họ đã được rèn luyện thành phản xạ. Với những người lính như thế thì ko kẻ bào có thể ngăn được TQLC. Khi đêm xuống, trung đoàn 28 đã chiếm được chân đỉnh Suribachi và vây chặt nó

Lúc chạng vạng tối, rõ ràng quân Nhật trên đỉnh Suribachi đã sắp vỡ trận. TQLC thấy địch quân từ trên miệng núi lửa nhảy xuống tự tử. Đó là cách của Nhật Bản. Tự sát được xem là 1 kết cục vinh quang. Dù gì thì họ cũng đã tuyên thệ sẽ chiến đấu đến cùng. Hy sinh trong khi chiến đấu cho Thiên hoàng là cái chết cao quý nhất. Như vậy thì linh hồn của họ sẽ sống mãi trong đền thờ Yasukuni, một thiên đường của các anh hùng huyền thoại tương tự như Valhalla của người Viking.

Tuy nhiên, cũng có khi lính Nhật quá vội vã để đến với đền Yasukuni. Họ bị tuyên truyền rằng TQLC là những tên hung ác, tàn nhẫn sẽ tra tấn bọn họ nếu để bị bắt sống. Và việc bị bắt làm tù binh là 1 điều cực kỳ sỉ nhục. Lính Nhật bị bắt sống chứ ko phải đầu hàng hay bị bắt khi đang bất tỉnh thường xin được đưa dao để tự sát vì, theo như họ giải thích, họ ko còn mặt mũi nào để về gặp gia đình.

Vì thế , bất cứ khi nào trận chiến có xu hướng bất lợi, lính Nhật lại bắt đầu tự sát để tránh bị bắt và bị hành hạ. Điều này ko hề có lợi cho các chỉ huy quân Nhật, đặc biệt là 1 người như Kuribayashi, khi ông ra lệnh cho lính dưới quyền phải “Giữ Iwo Jima tới cùng”. Nhưng đối bới TQLC thì điều đó lại rất có ích.

Tối đó đại tá Liversedge nhìn đăm đăm lên đỉnh núi lửa mờ ảo trên cao và nói với các sĩ quan của mình:

“Rạng sáng mai chúng ta sẽ trèo lên đó.”

Sáng sớm ngày 23, lính Mỹ tiến lên núi dễ dàng 1 cách đáng ngạc nhiên. Một toán thám sát gồm trung sĩ Sherman Watson và các binh nhất Ted White, George Mercer, Louis Charlo đã leo tới tận đỉnh núi mà ko bắt gặp 1 tên địch nào. Những lính Nhật còn sót lại vẫn im lìm ngồi trong hang động mà ko hề biết họ đã leo tới.

Toán lính quay lại và báo cáo rằng đỉnh núi đã bỏ ngỏ. Nghe vậy, trung tá Chandler Johnson quyết định lên tiến chiếm. Trung tá Johnson có thân hình mập lùn, tính tình nghiêm khắc thường làm lính tráng phát sốt khi cứ lơn tơn đi tới lui trên chiến trường ngay trong tầm nhìn đối phương. Ông ko đội mũ sắt và chỉ vũ trang bằng 1 khẩu súng lục nhét bừa vào túi quần sau. Vào sáng ngày thứ 6 đáng nhớ ấy, trung tá Johnson nhanh chóng ‘gom’ được 1 trung đội 40 lính. Hầu hết TQLC trong số đó thuộc trung đội của trung úy Wells nhưng anh này đã bị thương và bây giờ trung úy Harold Schrier lên tiếp quản.

Johnson bảo Schrier: “ Nếu cậu lên tới đỉnh, hãy tảo thanh và tổ chức phòng thủ… và mang cái này theo” Ông đưa cho người trung úy 1 vuông vải. Vuông vải đó chính là 1 lá cờ Mỹ được tàu vận tải Missoula chuyển lên bờ.

Lính của Schrier bắt đầu leo lên sườn phía bắc hay mặt trong của đỉnh Suribachi. Bên dưới, tin này lan khắp khiến quân bên phe Mỹ đứng ngồi ko yên. Rất nhiều TQLC dừng việc để xem toán thám sát đang thận trọng leo lên. Lính tráng thuộc hạm đội đổ bộ cũng theo dõi họ bằng ống nhòm.

Mỗi bước leo lên là căng thẳng lại tăng thêm. Rất cẩn thận, quân của Schrier tiến qua các vị trí tan hoang của địch. Có thể nghe được tiếng ầm ì của trận đánh đằng sau lưng nhưng trên đỉnh Suribachi vẫn im lặng 1 cách kỳ lạ. Sau khi leo nửa giờ, họ đã tới được miệng núi lửa và dừng lại. Vẫn im lặng. Schrier nhìn quanh thấy 1 ít công sự địch đã bị đánh sập cùng mấy cửa hang nhưng ko thấy lính Nhật.

Viên trung úy im lặng ra dấu cho lính leo qua miệng núi rồi tản ra chiếm lĩnh vị trí trong đó. Vẫn im lặng…Một TQLC làm 1 cử chỉ tục tĩu để khiêu khích đối phương nhưng ko hề có phản ứng gì. Sau đó, đột ngột có 1 lính Nhật chui ra từ 1 cái hố sâu. Hạ sĩ Harold Keller bắn 3 phát và tên lính Nhật mất dạng. Rồi có lựu đạn được ném ra từ trong mấy hang gần đó. TQLC liền ẩn nấp và lấy lựu đạn ra ném trả.

Trong lúc đó, hạ sĩ Robert Leader và binh nhất Leo Rozek tìm được 1 cái cán cờ. Đó là 1 cái ống nước dài, hình như là phần còn lại của hệ thống hứng nước mưa. Lá cờ được cột vào cái cán, ghim vào khe đá và rồi Schrier, cùng với các trung sĩ Henry Hansen và Ernest Thomas, hạ sĩ Charles Lindberg cùng binh nhất James Michels, đã giương cao lá quốc kỳ trên đảo Iwo Jima. Khoảnh khắc này đã được trung sĩ Louis Lowery chụp ảnh, trong khi binh nhất James Robeson, người ko chịu vào chụp, đứng canh và cười nhạo “đám TQLC Hollywood” ( đây là biệt danh do TQLC từng được huấn luyện ở đảo Parris, Nam Carolina gán cho các TQLC được huấn luyện trong các trại tân binh ở San Diego,CA và chê rằng ở đó huấn luyện dễ dàng hơn chỗ họ. ND). Và thế là vào lúc 10 giờ 30 sáng ngày 23 tháng 2 năm 1945, lá cờ sao vạch đã tung bay trên đỉnh Suribachi.

“Cắm được cờ rồi!” TQLC reo hò tở mở bên dưới. Những tiếng hò reo lan nhanh tới tận đầu phía bắc đảo. Có những TQLC bật khóc trong hố cá nhân. Nhưng tàu chiến ngoài khơi cũng kéo còi ăn mừng. Các tàu bệnh viện loan báo đỉnh Suribachi đã thất thủ. Đây là lần đầu tiên trong chiến tranh, Mỹ chiếm được 1 lãnh thổ của Nhật. Và khi lá cờ nhỏ sao vạch kỳ diệu xuất hiện trên miệng núi lửa, thì ngay cả bộ trưởng hải quân James Forrestal cũng phải đích thân đến chứng kiến.

Ông bộ trưởng đã lên bờ từ trên chiếc kỳ hạm Eldorado. Tới đứng cạnh tướng Holland M. Smith khi ông này đang ngắm nhìn biểu tượng về sự thất thủ của đỉnh Suribachi. Ông quay sang vị tướng và nói: “Holland à, lễ thượng cờ này sẽ là biểu tượng của binh chủng TQLC 500 năm tới đó.”

Lính Nhật trên đỉnh núi bắt đầu tìm cách phá lá cờ. Một lính súng trường địch nhảy ra khỏi 1 cái hang và bắn Robeson, hắn ta bị anh này bắn chết ngay bằng 1 loạt đạn trung liên BAR. Sau đó 1 sĩ quan Nhật, tay vung thanh kiếm đã gãy, xông ra lãnh ngay 1 rổ đạn súng trường và rơi xuống. Các TQLC di chuyển nhanh chóng dùng súng phun lửa, bộc phá đánh sập lối ra của các hang trên đỉnh núi. Các trung đội khác cũng tới gia nhập và cùng họ tảo thanh miệng núi lửa.

Tại chân núi, trung tá Johnson chở nên lo lắng cho lá cờ bây giờ đã trở thành nổi tiếng của mình. Ông biết rõ TQLC Hoa Kỳ là những tay săn đồ lưu niệm khét tiếng. Ông nói với người phụ tá “ Vài thằng con cái sẽ muốn thủ lá cờ, nhưng ko được cho chúng lấy. Đó lá lá cờ của chúng ta. Tốt nhất là hãy kiếm 1 lá cờ khác treo lên đó thay cho lá kia rồi mang nó về đây.”

Thế là 1 lính liên lạc chạy đi tìm cờ, anh ta tìm được trên tàu đổ bộ 779 1 lá còn khá mới, to gấp đôi lá trước. Khi quay lại đỉnh Suribachi, anh đi cùng với phóng viên ảnh của hãng tin AP tên là Joe Rosenthal.

Rosenthal hổn hển leo tới đỉnh núi Suribachi vừa kịp lúc để chụp ảnh lúc lá cờ thứ 2 được giương cao. Sau khi chất đá để cho cao thêm, Rosenthal leo lên đó và đã chụp tấm hình nổi tiếng nhất chiến tranh thế giới thứ 2. Do tình cờ, ngẫu nhiên và cả sự hấp tấp mà anh đã tạo ra bức ảnh chiến trường vĩ đại nhất cho lực lượng vũ trang Hoa Kỳ.

Sáu người lính đã góp sức trong việc dựng lá cờ thứ nhì là Các binh nhất Ira Hayes, Franklin Sousley, Rene Gagnon, trung sĩ Michael Strank, lính quân y hải quân John Bradley và hạ sĩ Harlon Block. Ba người trong số này - Strank, Block và Sousley - đã tử trận sau đó. Bradley thì bị thương. Còn những người dựng lá cờ đầu tiên, các trung sĩ Hansen, Thomas cùng binh nhất Charlo cuối cùng cũng chết tại Iwo Jima. Robeson và Michels bị thương.

Vậy là sau khi TQLC đổ bộ 5 ngày, nhờ lòng quả cảm, sự hy sinh và nỗi thống khổ. QUốc kỳ Mỹ đã tung bay ở Iwo Jima.

Chương 5

Trận đánh trên đảo tới hồi quyết liệt

Việc chiếm được núi Suribachi chỉ là sự khởi đầu trận đánh Iwo Jima. Vào hôm thứ 3, ngày thứ 2 giao tranh, khi Harry ‘ngựa’ cùng trung đoàn 28 quay sang phía nam để tấn công ngọn núi lửa, thì phần còn lại của sư đoàn 5 cùng toàn thể sư đoàn 4 TQLC hướng về phía bắc để tiến lên quyết chiếm đảo giành thắng lợi.
Đây là 1 trận chiến kinh hoàng. Sau đó tới 23 quân nhân đã tham gia trận đánh được thưởng huân chương danh dự trong tổng số 26 người giành được huân chương này vì lòng dũng cảm khi chiến đấu ở Iwo Jima. Một trong số đó là binh nhất mới 17 tuổi Jacklyn Lucas. Chỉ cao khoảng 1m60, nhưng nặng tới hơn 90kg, Lucas đúng là 1 con bò mộng trẻ tuổi. Cậu ta từng là “thằng đào ngũ” vì mong được đi chiến đấu sau khi chán ngấy công việc nhàm chán tại kho quân nhu. Cậu ta đã gia nhập sư đoàn 5 bằng cách rất đơn giản là leo thẳng lên tàu chở quân khi nó rời Hawaii.

Vào buổi sáng thứ 3 đầu tiên trên Iwo, Lucas cùng 3 TQLC khác chiến đấu trong đội hình sư 5 tiến về bờ biển phía tây đảo Iwo. Họ tiến đến 1 khe núi rồi bị phục kích. Địch ném lựu đạn xuống. Một quả trong đó rơi vào giữa 4 TQLC. Lucas lao tới nằm đè lên. Một quả khác bay tới. Lucas cũng chộp lấy luôn và tự bảo lòng rằng: “Luke, mày chết mất thôi.” Mấy quả lựu đạn nổ nhưng Lucas ko chết. Dù bị thương rất nặng và bị những người lính cậu cứu bỏ mặc, nhưng cậu ta vẫn vượt qua và nhận huân chương danh dự thưởng cho mình.

Cũng ngày đó, bên cánh trái, hay cánh tây, đại đội của đại úy Robert Dunlap bị ghìm chặt khi đang tấn công lên 1 vách đá. Dunlap cứ bò lên dưới lửa đạn, xác định vị trí pháo Nhật rồi bò về cung cấp thông tin pháo binh cùng pháo hạm của hải quân. Anh đã làm việc này suốt 2 ngày 2 đêm cho đến khi tất cả pháo Nhật bị tiêu diệt và bãi biển phía tây được bảo đảm an toàn. Với những bãi biển như thế, đồ tiếp tế giờ có thể bốc dỡ ngay tại đó và làm giảm ách tắc trên các bãi đổ bộ phía đông. Vì những đóng góp trong chiến thắng quan trọng này mà đại úy Dunlap đã được tặng thưởng huân chương danh dự.

Bên phải, hay cánh đông, sư đoàn 5 đã phải chiến đấu ác liệt để giành lấy sân bay số 1. Suốt buổi sáng, các đơn vị của nó bị pháo binh địch áp đảo. Những bãi mìn chết chóc đầy nhóc trên đảo đã nuốt mất rất nhiều lính và xe tăng. Trước khi hết ngày, TQLC đã phải kêu gào tăng viện.

Trung đoàn 21, sư đoàn 3 TQLC nhận lệnh lên bờ. Lính tráng rất ngạc nhiên khi thấy mới ngày thứ 2 đã phải gọi đến quân tăng viện. Điều này chưa từng xảy ra trước đây suốt cuộc chiến. Rất nhiều TQLC cứ chắc mẩm rằng họ sẽ ko phải lên đảo Iwo. Họ nói “Chỉ 5 ngày là xong thôi.” Ngay cả tướng Schmidt cũng ko tin việc chiếm đảo Iwo lại có thể kéo dài quá 10 ngày.

Vậy mà ở đây, trước buổi trưa của ngày thứ nhì, lính trung đoàn 21 TQLC đã phải leo xuống tàu đổ bộ. Suốt 6 tiếng, trời mưa và biển động, lính tráng cứ chạy vòng vòng quanh đảo. Sau đó họ lại được lệnh quay về tàu chở quân. Ngày mai họ mới được lên đảo Iwo.

Trong khi ấy, TQLC nỗ lực đưa thêm pháo lên đảo. Những “con vịt” chở lựu pháo 105mm nặng nề cố vượt qua sóng cao để lên bờ. Chiếc này nối chiếc kia, 8 con vịt bơi ra khỏi tàu đổ bộ số 1032, chỉ để cho nước tràn vào rồi bị sóng lớn đánh chìm. Trong 12 khẩu pháo, chỉ có 2 là vào bờ an toàn. Tuy nhiên những khẩu cỡ 155mm lớn hơn lại vào được. Tàu đổ bộ số 779 đã nổi tiếng vì là chiếc tàu đầu tiên cặp bờ Iwo và vận chuyển lá cờ thứ nhì lên đỉnh Suribachi đã xông lên thẳng bãi biển, càn qua đống đổ nát rồi hạ tấm bửng to lớn xuống và đưa lên mặt cát 4 khẩu trọng pháo.

Sự xuất hiện của mấy khẩu lựu pháo 155mm đã tạo ra 1 bước ngoặt lớn. Những khẩu pháo tầm xa này bắn đạn cầu vồng nên có thể rót đạn vào đối phương từ sau những quả đồi. Đó là việc mà hải pháo ko làm được vì chúng chỉ bắn đạn thẳng. Thêm nữa do ở trên mặt đất và có tiền sát pháo binh xác định chính xác mục tiêu nên pháo 155 ly cũng chính xác hơn các máy bay ném bom. Vì các yếu tố trên mà chúng đã hỗ trợ đắc lực cho TQLC khi họ tiến sâu hơn vào hệ thống phòng ngự thiên la địa võng của tướng Kuribayshi.

Trong ngày thứ 3, mưa lạnh đã cầm chân TQLC khi tiến đánh Suribachi cũng làm họ sa lầy khi đánh lên phía bắc. Sư đoàn 4 TQLC đã chịu thương vong nặng nề khi binh lính cố gắng chiếm cao nguyên nằm dọc bờ biển phía đông. Tại đây, đại úy Joe McCarthy đã được tặng thưởng huân chương danh dự khi anh xông qua vùng đất trống và 1 mình diệt 2 lô cốt địch. Sau khi chiếm được mục tiêu, anh gọi lính tiến lên và chiếm 1 sườn núi có tầm quan trọng lớn.

Cũng ở cánh này, anh trung sĩ nhỏ bé Ross Gray đã chiến đấu bằng cả 1 tiểu đoàn. Trung sĩ Gray được coi như 1 “nhà thuyết giáo” vì thường xuyên đọc Kinh Thánh và từng khẳng định rằng sẽ ko giết ai cả. Nhưng khi thấy bạn thân của mình bị giết ở Saipan, anh đã thay đổi quan điểm. Tại Iwo, Gray “nhà thuyết giáo” đã tiêu diệt 6 lô cốt và 25 lính Nhật và được vinh thưởng huân chương danh dự.

Đó là những gì xảy ra bên cánh phải trong ngày thứ 3 kinh khủng ấy. Khi trời tối, ngày 21 tháng 2, sư đoàn 4 TQLC bị mất 500 quân, nâng tổng số thương vong lên 2500 người.

Sư đoàn 5 bên trái thậm chí còn bị tổn thất nặng hơn. Địa hình tươngg đối bằng phẳng ở đây cho phép TQLC sử dụng xe tăng. Sau xe tăng là sự yểm trợ của pháo, bom, rocket từ cả mặt đất, trên biển và trên không, sư 5 đã tiến được tới 1000 m nhưng mất đến 600 quân và tổng số thương vong của sư đoàn 5 trong 3 ngày đầu tiên đạt mốc 2100 người.

Hôm đó, tướng Schmidt đã tung ra 1 phần quân trừ bị. Trung đoàn 21, sư đoàn 3 TQLC đã lên bờ và chuẩn bị hôm sau sẽ tiến đánh phòng tuyến trung tâm. Trong khi ấy, phía Nhật bắt đầu tiến hành 1 trận phản kích đường không.

Nhật Bản còn 1 thứ vũ khí để ngăn bước tiến quân Mỹ trên Thái Bình Dương. Đó là kamikaze. Từ này có nghĩa là “thần phong” kỷ niệm 1 sự kiện bất hủ trong lịch sử nước Nhật. Vào năm 1270, hoàng đế nhà Nguyên đã tập trung 1 hạm đội lớn để xâm lược Nhật Bản. Không có ai giúp đỡ, dân Nhật đang chờ sự diệt vong của mình thì thần phong hiện thân là 1 siêu bão xuất hiện đánh tan hạm đội quân Nguyên và cứu thoát nước Nhật.

Trong 2 năm 1944 và 1945, giới lãnh đạo Nhật bản đang cố gắng tuyệt vọng nhằm cứu nước Nhật 1 lần nữa, lần này là trước “quân xâm lược” Mỹ. Chiến lược của họ là nền tảng là dùng các phi công tự sát, gọi là kamikaze. Trong các trận đánh ở Leyte và Luzon, các máy bay kamikaze đã xuất hiện với số lượng lớn và thay vì thả bom chúng lại lao thẳng xuống các tàu trong hạm đội Mỹ.

Chiều tối ngày 21 tháng 2, 50 máy bay kamikaze đã tấn công những con tàu ngoài khơi đảo Iwo. Nạn nhân đầu tiên của chúng là chiếc tàu sân bay kỳ cựu Saratoga. 6 chiếc máy bay đã lao xuống chiếc “Sara Maru” (biệt danh của chiếc già nua Saratoga. ND) già nua. 2 chiếc rơi xuống và bốc cháy gần mớm nước bên mạn phải. Ít phút sau, 1 chiếc kamikaze bay sạt qua sàn bay của Saratoga và làm nổ tung nhiều thứ trên đó trước khi lao xuống biển. Dù vậy chiếc Saratoga vẫn ko chìm sau cuộc tiến công. Lính cứu hỏa của nó đã dập tắt các đám cháy và nó lại có thể tiếp nhận máy bay.

Cách Iwo Jima 32km về phía đông, máy bay kamikaze bay trên đầu 1 đội hình vòng cung 6 tàu sân bay hạng nhẹ (escort carriers) của Mỹ. Một trong số đó là chiếc Bismarck Sea. Lúc này là 6g45 tối và đang có mưa và tuyết rơi thì 1 máy bay kamikaze lao xuống sườn ngang của sàn tàu. Một khu trục hạm nhìn thấy chiếc máy bay nhưng ko bắn vì tưởng đó là quân mình. Nhưng ko phải vậy, chiếc máy bay tự sát đã lao xuống chính giữa tàu. Con tàu rúng động mạnh. Ngư lôi rơi từ trên giá xuống và phát nổ. Máy bay đang đậu trên tàu bốc cháy. Đạn dược bắt lửa nổ tung.

Đến 7 giờ thì có lệnh “Bỏ tàu!” 800 thủy thủ và TQLC đã phải nhảy xuống dòng nước đen lạnh lẽo. Máy bay Nhật vẫn lao xuống xả đạn vào bọn họ trong khi các tàu hộ tống vừa phải lao tới cứu hộ vừa phải chiến đấu chống lại kẻ thù vô nhân đạo. Rồi đến 1 tiếng nổ kinh hồn. Đuôi chiếc Bismarck Sea nổ tung, chiếc tàu lật nghiêng và chìm. 218 lính Mỹ cũng mất mạng dưới mặt biển gần nó.

Có 3 tàu Mỹ khác cũng bị tiến công đêm đó nhưng ko thiệt hại nhiều. 50 chiếc máy bay địch bay từ Nhật tới đánh đòn phản kích thành công duy nhất trong chiến dịch Iwo đã ko quay về căn cứ.

Sư đoàn 3 TQLC đã tham chiến khi trời ngày 22 tháng 2 còn chưa sáng. Trung đoàn 21 tới thay cho trung đoàn 23, sư đoàn 4 đã kiệt sức. Bây giờ lực lượng tấn công trên đảo gồm sư 5 đi cánh trái, sư 3 đi giữa và sư 4 đi bên phải. Nhưng cuộc tiến công của sư đoàn 3 ở trung tâm dưới mưa lạnh và hỏa lực mãnh liệt của đối phương tiến triển rất hạn chế. Đêm xuống họ chỉ tiến được có 250m. Lính sư đoàn 3 nhanh chóng nhận ra rằng Iwo Jima thực sự là 1 cục xương khó nuốt.

Trong khi đó, bên cánh phải, sư đoàn 4 tiến được còn ít hơn người láng giềng. Nhưng vẫn chịu nhiều tổn thất, trong số đó có Joe Chambers “nhảy nhót”. Một viên đạn súng máy bắn trúng xương đòn trái của ông, xuyên thủng phổi rồi trổ ra sau lưng. Khi viên trung tá đang được băng bó trên mặt đất, đại úy còn Jim Headley bước tới lấy chân đá khẽ vào ông và trêu “Dậy đi ông sếp lười, ở Tulagi ông còn bị nặng hơn mà”. Nhưng lần này thì Joe ‘nhảy nhót’ ko thể dậy nổi và việc ông này phải sơ tán đã khiến trung đoàn 25 bị mất cả 3 tiểu đoàn trưởng kể từ khi đổ bộ.

Thứ 6, ngày 23 tháng 2, tin về việc thượng cờ trên đỉnh Suribachi đã tới tai các binh sĩ đang tiến công ở phía bắc đảo.
“Quân ta chiếm được Suribachi rồi. Quốc kỳ đã được sư đoàn 5 TQLC cắm lên đó. Họ thật là giỏi.” 1 sĩ quan trưởng bãi đổ bộ rống lên trong loa. Có những TQLC bạo gan ngoái lại nheo mắt nhìn về phía sau. Một số nhìn thấy lá cờ, nhưng ko lấy làm vui vì mục tiêu của họ vẫn chưa chiếm được. Rồi cái loa lại rống lên nữa: “Chỉ còn vài dặm nữa là ta chiếm hết đảo này…” nhưng những TQLC trẻ tuổi đã biết cái giá phải trả cho vài dặm ấy. “Chỉ còn..” Họ nhại lại. “chỉ còn..”

Khu vực trung tâm của sư đoàn 3, lính TQLC phải triệt hạ những boong ke, lô cốt để rồi nhận ra rằng họ phải đối đầu với 1 mê cung nguy hiểm tấn công họ từ mọi phía. Việc tiêu diệt 1 vị trí đơn lẻ ko có nghĩa là việc đột phá sẽ tiến triển. Lý do là hệ thống phòng ngự của Kuribayashi có thể “hỗ trợ lẫn nhau”. Việc tiến công vào 1 vị trí phòng ngự ko chỉ phải đối mặt với hỏa lực của nó mà còn phải hứng chịu rất hỏa lực dữ dội từ các vị trí khác ở xung quanh. Tiêu diệt được 1 vị trí chỉ làm sứt mẻ chút ít cho phòng tuyến địch. Có vẻ như quân Nhật đã tạo ra 1 thứ thiên la địa võng khổng lồ bằng bê tông cốt thép và sư đoàn 3 TQLC bên trong nó cứ phải đánh đi đánh lại nhưng thành công rất ít ỏi.

Có một đại đội bị gìm chặt. Họ bị mất 8 trong số 9 tay súng phun lửa trong nỗ lực đánh bật quân thù. Xạ thủ phun lửa thứ 9 là hạ sĩ Hershel Williams, anh này tiến công với sự yểm trợ của 4 lính súng trường. Luồng lửa vàng phụt ra từ súng của anh đã thiêu chết ngay 1 lính bắn tỉa Nhật. Sau đó anh diệt thêm 4 tên địch nữa. Cứ từ từ tiến lên Williams ‘nướng’ hết vị trí này tới vị trí khác. Trong suốt 4 giờ tiến công anh đã diệt được một chuỗi vị trí then chốt của địch và được thưởng huân chương danh dự.

Tuy nhiên khu vực trung tâm đã tiến ko đủ xa. Sư đoàn 3 bị tụt lại so với sư 5 bên trái và sư 4 bên phải. Điều này khiến cho ko thể hình thành 1 chiến tuyến thẳng từ bờ biển này tới bờ bờ kia của đảo. Các sư đoàn đi 2 cánh cũng ko dám tiến thêm vì lo ngại sẽ tạo ra khoảng trống giữa họ với sư 3. Tướng Schmidt đã nhận ra việc cần thiết phải nắn thẳng tuyến tấn công khi ông lên bờ để nắm toàn quyền chỉ huy trận đánh vào ngày 23. Việc này cũng khiến cho tướng Erskine, tư lệnh sư đoàn 3, đã ở trên Iwo rất lo buồn. Đêm đó ông chỉ thị cho quân mình rằng ngày mai họ sẽ phải tiến lên “bằng mọi giá.”

Ngày 24 là ngày thứ 7. Ngày này bắt đầu với hỏa lực hết công suất của Mỹ dội xuống quân trú phòng, những kẻ địch vô hình. Nhưng đến khi TQLC thuộc sư đoàn 3 phải tiến công mà ko có xe tăng hỗ trợ thì nhanh chóng có ngay 2 đại đội trưởng bị giết. Trung úy Raoul Archambault lên nắm quyền chỉ huy 1 đại đội. Anh này là 1 cựu binh từng chiến đấu ở Bougainville và Guam. Archambault có khổ người cao lêu ngêu và là 1 chỉ huy gương mẫu. Lính dưới quyền bắt đầu hò hét khi anh dẫn họ tiến lên. Gió thổi cát bay khiến mặt họ như bị roi quất. Gào tướng lên, các TQLC đã tràn qua tuyến lô cốt thứ nhất và sau đó xông tới sườn núi hướng tới sân bay số 2.

Cuối cùng thì các xe tăng cũng đã có thể tiến lên đằng sau quân của Archambault, chúng bắn đầu quét sạch các vị trí địch còn sót lại. TQLC cuối cùng cũng đã đột phá được cửa mở mà họ hằng mong đợi. Giờ thì lính Mỹ đang hò hét càn qua sân bay. Có những người lính mặc quân phục xanh sẫm gục xuống, nhưng những người khác vẫn xông lên. Họ đã ùa tới 1 sườn đồi cao 50 bộ nằm ngay phía bắc sân bay và rồi bị pháo binh quân mình bắn lầm. Để tránh pháo, TQLC phải lùi xuống đồi, đến khi pháo thôi bắn thì họ lại xông lên. Sau đó lính Nhật phản kích và đánh bật họ xuống 1 lần nữa. Vào lúc này 1 đại đội khác đã tràn qua điểm đột phá và sát cánh cùng đơn vị của Archambault nhưng cả 2 đều bị đánh vào sườn đang hở nên họ chỉ còn cách tiến tới trước.

Khi quân của Archambault leo lên sườn đồi lần thứ 3 thì 1 lànn sóng lính Nhật tràn từ đỉnh đồi xuống chỗ họ. Sắc áo nâu trộn lẫn với áo xanh. Tiếng gào thét của cả 2 thứ tiếng rộ lên : “Banzai! Banzai!” đan xen với “Giết! Giết!”. Chân lún xuống cát tới tận mắt cá, đâu lưng vào nhau, chiến đấu bằng lưỡi lê, báng súng, dao găm và nắm đấm, các TQLC kiên quyết bám trụ. Khi trận đánh kết thúc, chỉ còn lại mình họ là còn đứng giữa 50 xác lính Nhật. Giờ thì đỉnh đồi đã trong tầm tay, họ lại tiến lên rồi đào công sự nghỉ đêm. Mệnh lệnh tiến lên “bằng mọi giá” giờ đã đổi thành bám trụ “bằng mọi giá”.

Lính Nhật ở đầu kia đảo cũng nhận được tin đỉnh Suribachi bị chiếm vào thứ 7. Tin báo do 1 trung úy hải quân cùng 1 toán lính đã vượt qua phòng tuyến Mỹ, thoát khỏi ngọn núi lửa đưa đến. Nhưng anh trung úy mệt mỏi, máu me lại nhận sự đón tiếp 1 cách lạ lùng tại sở chỉ huy của đại tá Samaji Inouye. Viên đại tá kết tội anh này đã từ bỏ vị trí.

Đại tá hải quân Inouye gầm lên “Mày là thằng phản bội! Sao mày lại đến đây? Ko thấy xấu hổ hay sao? Mày là 1 thằng đào ngũ hèn nhát.” Đại tá Inouye hai tay vung cao thanh kiếm Samurai lên trên đầu anh này và thét lên: “Theo quân luật , kẻ đào ngũ sẽ bị xử tử ngay lập tức. Ta sẽ đích thân chặt đầu mày!”
Người trung úy ko nói 1 câu, quì xuống cúi đầu. Anh ta sẽ ko cãi lại 1 đại tá, thậm chí cũng ko hề nói tới việc anh đã được lệnh thoát ra. Nhưng lưỡi kiếm đã ko chém Xuống. Các sĩ quan phụ tá của đại tá Inouye đã xô tới giật thanh kiếm. Họ hiểu viên đại tá muốn mọi vị trí phải được cố thủ tới người cuối cùng nhưng cũng hiểu rằng người trung úy đã thoát đi để báo tin việc Suribachi thất thủ và anh ta rồi sẽ lại chiến đấu ở phía bắc này.

Dẫu vậy, đại tá Inouye vẫn ko kìm được nước mắt. Ông cứ lẩm bẩm câu “Suribach đã thất thủ, Suribach đã thất thủ”. Đó chính là điểm khởi đầu của kết thúc và TQLC đã khiến niềm tin của đối phương về khả năng giữ vững được Iwo Jima bị lung lay.

Quân Mỹ đã phải trả giá về những tiến bộ cho triển vọng chiến thắng. Sau 6 ngày giao tranh tổn thất của họ là 1.600 chết, 5.500 bị thương và 650 người khác phải đi viện do “quá sức chịu đựng”, đây là thuật ngữ để chỉ những người lính quá kiệt sức hay bị sốc trong chiến đấu và ko thể tiếp tục được nữa. Tổng cộng TQLC đã chịu 7.750 thương vong. Đây là mức tổn thất đáng kinh ngạc. Quân Mỹ mới chỉ chiếm được 1/3 đảo Iwo Jima. Quân dự bị đã được tung hết vào tham chiến và lính bổ sung cũng đã tới bù đắp cho các đơn vị tả tơi.

Lính bổ sung ko hề là những “chiến binh hạng nhì”, họ cũng giỏi và được huấn luyện như những TQLC chết và bị thương mà họ tới thay. Họ cũng là thành phần của các sư đoàn khi tham chiến, được trang bị đầy đủ và ở lại trên tàu cho tới khi cần đến.

Lính bổ sung bước vào chiến đấu với khó khăn nhân đôi. Họ ko có bạn vì những tiểu đội khi huấn luyện đã bị xé lẻ bổ sung vào từng đơn vị. Trong chiến tranh lính bổ sung giống như những trẻ vô thừa nhận. họ phải gia nhập những tiểu đội hoàn toàn xa lạ và theo thông lệ thì, phải lãnh những nhiệm vụ “khó nhằn.” Khi 1 toán lính bổ sung tới sở chỉ huy 1 đơn vị chiến đấu có thể được đón chào bằng những lời sau đây: “Ok, giờ các cậu đã là người của đại đội F. Chốc nữa chúng ta sẽ tiến ra. Hãy nhớ kỹ điều này: Cố mà giữ lấy 'gáo' và ko được bắn vào TQLC.”

Và như thế, lính bổ sung bắt đầu được thử lửa. Một khi sống sót qua 1, 2 ngày họ sẽ được coi như “TQLC tốt” và được các thành viên trong tiểu đội chấp nhận như lính ‘cũ’. Thực tế là trên đảo Iwo Jima hiếm có tiểu đội nào tồn tại được với toàn lính ‘cũ’ ban đầu. Và khi trận chiến kết thúc những chàng lính bổ sung đều đã trở thành “cựu trào”.

Khi quân bổ sung được đưa lên tuyến đầu ngày 25 tháng 2 (hay ngày thứ 7 của trận đánh), thì lực lượng dự bị cũng được dốc cạn. Đó là lính trung đoàn 9, sư đoàn 3 TQLC. Trung đoàn 9 tới thay cho trung đoàn 21 ở trung tâm. Đơn vị này tiến qua hành lang chọc sâu vào phòng tuyến đối phương do quân của Archambault mở ra và chật vật tiến tới đồi 199.

Đây là quả đồi rất quan trọng nằm khống chế sân bay số 2. Địch quân ở đây đã cố thủ suốt 3 ngày. Yếu tố quan trọng trong việc chiếm được quả đồi chính là nhờ thành tích cá nhân của binh nhất Wilson Watson. Sau khi một mình phá hủy 1 lô cốt, Watson leo lên đỉnh, gan dạ đứng quạt trung liên bất chấp đạn địch và đã diệt 60 lính Nhật. Anh chỉ chịu lui xuống sau khi bắn hết đạn. Các TQLC cho rằng phải nhờ phép lạ mà Wilson Watson mới có thể toàn mạng để nhận huân chương danh dự.

Ngày 27 tháng 2, khi đồi 199 lọt vào tay quân Mỹ, chiến tuyến méo mó của quân Mỹ cuối cùng cũng đã được nắn thẳng. Sân bay số 2 đã bị chiếm gần hết và quân Nhật chỉ còn giữ được 1/3 đảo. Mỹ đã đổ lên bờ 50.000 quân và 2000 lính ong biển trong số đó lo việc sửa chữa, mở rộng sân bay số 1. Giờ thì ngoài tiếng ồn ào lúc to lúc nhỏ của trận đánh còn có tiếng gầm gừ đều đặn của xe ủi đất. Tất nhiên ko phải tất cả bọn họ đều làm việc tại sân bay vì còn phải dành ra 1 số để lo xây dựng nghĩa trang nữa.

Chương 6

Trong cối xay thịt

Ngày 25 tháng 2, trước khi đồi 199 bị chiếm 2 ngày, cuộc tiến quân của Mỹ trên cả 2 cánh trở nên rất đẫm máu. Sư đoàn 5 trên bờ biển phía tây phải leo lên 1 dãy đồi lởm chởm chi chít những công sự có tên là đồi 362A. Còn trên bờ biển phía đông thì sư đoàn 4 cũng chui đầu vào “cối xay thịt”.

“Cối xay thịt” là cái tên TQLC đặt cho 1 hệ thống phòng thủ nằm trải dài trên đảo, ngay phía đông sân bay số 2. Chúng nằm ở đây cứ như là ba cái lưỡi dao ác nghiệt của cái máy xay thịt đúng theo nghĩa đen. Chúng là đồi 382, là nơi cao nhất ở phía bắc đảo, mấy quả đồi trọc được gọi là Turkey Knob (bướu của người Thổ), và 1 bãi đá tên là Giảng đường (Amphitheater). Trung tâm thông tin liên lạc của Nhật nằm trong khu phức hợp này. Tại đây có 1 hệ thống vô hình vô ảnh những hang động, địa đạo và lính Nhật ở trong đó có thể quan sát rõ quân Mỹ ngay từ lúc mới đổ bộ.

Không thể tiếp cận “cối xay thịt” mà tránh bị phát hiện. Hỏa lực bắn phá của Mỹ đã khiến cây cối trơ trụi hết và lộ ra 1 mê cung toàn đá và các khe chạy dài xuống biển. Mọi đường tiếp cận đều được canh phòng bởi xe tăng được chôn xuống đất chỉ hở ra tháp pháo. Phía sau chúng, được giấu kỹ trong hang động ko thể nhìn thấy là súng máy, súng cối, pháo chống tăng, sơn pháo và pháo phòng không hạ nòng bắn thẳng. Đồi 382, Turkey Knob và Amphitheater đều có thể yểm trợ lẫn nhau. Chúng có khả năng tự bảo vệ hay hỗ trợ vị trí khác. Không thể chiếm “cối xay thịt” bằng cách chiếm dần từng cứ điểm mà phải cùng đánh một lúc.

Sư đoàn 4 TQLC bắt đầu cuộc tấn công bằng 1 trận oanh kích dữ dội. Pháo mặt đất ầm ầm như sấm, hải pháo rền vang, tàu chở súng cối và tàu đổ bộ chạy tới sát bờ nã đạn vào các khe núi. Trong khi những xe tăng lội nước nhanh nhẹn xạ kích vùng gần bờ thì máy bay từ tàu sân bay gào rú lao qua màn khói bụi xuống cắt bom. Trong khi vẫn đang oanh kích dữ dội, sư đoàn 4 cho xe tăng tiến qua vùng trách nhiệm của sư 3, nỗ lực đi vòng để đánh tập hậu quân địch. Cùng lúc các xe tăng có gắn ủi đất tiến lên mở đường vượt qua những đống đá vỡ vụn.

Sau đó tới lượt bộ binh xông lên tiến công. Ban đầu TQLC tiến lên đồi 382 dễ 1 cách đáng ngạc nhiên, nhưng khi lên đến đỉnh thì quân địch đã kịp hồi phục sau cơn sốc của trận oanh kích và bắt đầu nổ súng. TQLC bị gìm chặt xuống đất, và thậm chí còn bị đánh từ phía sau nơi có hệ thống lô cốt được giấu kín mà họ đã bỏ qua. Nhờ màn khói che phủ, TQLC rút khỏi đồi 382. Hôm đó họ tiến được 100m, hay “1 bàn thắng”, như thiếu tá Frank Garretson nói. Cựu ngôi sao bóng bầu dục này khoái ước lượng tiến triển trên đảo Iwo bằng thước đo 100m = “ 1 bàn thắng”.

Kể từ khi đổ bộ đến lúc trận đánh kết thúc đêm hôm ấy, TQLC đã chiếm được 2/5 đảo Iwo Jima và bị thương vong 8.000. Tại Nhật Bản, đài phát thanh Tokyo hân hoan loan tin và thổi phồng thêm mức tổn thất cao ngút của Mỹ. Đài rêu rao rằng quân thù trên đảo Iwo Jima chỉ bám giữ được 1 mẩu đất “ko lớn hơn bàn tay”. Nhưng một số TQLC ở đồi 382 vẫn đồng tình với kiểu ví von này, vì thế chông chênh hiện nay của họ. Họ ko nhận thức được rằng mình đang tấn công vào nửa phía đông của hệ thống phòng thủ chủ yếu của tướng Kuribayashi và việc tiến được 100m cũng quan trọng như việc chỉ huy quân Nhật sẵn lòng qui hàng.

“Một bàn thắng” là tất cả TQLC đạt được ngày hôm sau, 26 tháng 2 nhưng họ đã diệt được các lô cốt, vị trí mà họ từng bỏ sót. Binh nhất Douglas Jacobson, 1 lính súng trường, đã làm được việc này. Khi tiến lên lại đồi 382 ngày hôm ấy,thì anh thấy có khẩu bazooka lăn xuống. Jacobson liền bỏ súng trường và nhặt lấy khẩu bazooka. Phóng từ vị trí này tới vị trí khác như 1 gã đang phát khùng, anh ta phá hủy 16 lô cốt, hạ 1 xe tăng và giết chết 75 lính Nhật. Jacobson đã giúp ích rất nhiều cho trung đoàn mình và được thưởng huân chương danh dự vì lòng dũng cảm. Tuy thế TQLC vẫn phải rút quân khi đêm xuống.

Chuyện tương tự cũng xảy ra ở Turkey Knob và Amphitheater. Mỗi bước tiến sâu vào hệ thống phòng ngự của đối phương, đều phải trả bằng mạng sống TQLC. Quân Nhật chỉ việc rút lui rồi gọi pháo, cối dập xuống vị trí của họ. Sau khi lính Mỹ buộc phải rút ra lúc hoàng hôn, quân Nhật lại quay trở lại và chuẩn bị cho trận so găng đẫm máu ngày hôm sau.

Suốt 1 tuần từ 25 tháng 2 đến ngày 3 tháng 3. Sư đoàn 4 bị nghiền nát trong cối xay thịt. Thương vong cao đến mức báo động khi sư 4 phải dùng tới 200 lít máu chỉ trong có 1 ngày. Tuy nhiên ngày qua ngày, sức chống trả của Kuribayashi ở phía đông yếu dần. Tướng Cates tung ngày càng nhiều các đơn vị mới vào tham chiến. Các vị trí quân Nhật dần dần nối nhau bị tiêu diệt hoặc bị cô lập.

Ở Turkey Knob, 1 khẩu sơn pháo 75 mm được kéo lên và bắn thẳng vào 1 boong ke nằm ở trung tâm và cao nhất tuyến phòng thủ. Được hỏa lực súng trường yểm trợ, lính bộc phá leo lên tường boong ke, họ dùng bộc phá đánh thủng nhiều lỗ trên tường. Rồi xe tăng ủi đất đi trước mở đường cho 1 xe tăng phun lửa. Chiếc xe tăng phun lửa gầm rú phụt lưỡi lửa vào các lỗ. Nhưng boong ke vẫn trơ trơ cũng giống như Turkey Knob, như Amphitheater, và như đồi 382.

Thứ 6 ngày 2 tháng 3, sau 6 ngày tấn công vào cối xay thịt, sư đoàn 4 TQLC dốc toàn lực tiến đánh tất cả 3 mục tiêu hiểm ác này. Turkey Knob và Amphitheater mỗi cứ điểm do 1 trung đoàn tấn công. Mục đích là để khống chế các hỏa điểm ko để cho chúng bắn vào lực lượng đánh lên đồi 382. Lần này TQLC đã thành công.

Đại đội E dưới sự chỉ huy của thiếu tá Rolo Carey, cùng đại đội F của đại úy Walter Ridlon chuẩn bị tiến lên đồi 382. Trước khi lên, trọng pháo tiến hành bắn chế áp. Tiếp đến là pháo tăng và hỏa tiễn phóng từ xe tải (pháo phản lực?). Quân của thiếu tá Carey tiến bên trái, quân của đại úy Ridlon đi bên phải. Đến giữa buổi sáng 1 trung đội của Carey đã tới sát cái ăng ten radar bị gãy đổ trên đỉnh đồi.

Rồi Carey bị đạn súng máy quật ngã. Đại úy Pat Donlan lên nắm đại đội E. Mấy tiếng sau Donlan bị trúng mảnh đạn. Trung úy Stanley Osborne vừa lên thay thì 1 loạt pháo giết chết anh ta, phạt cụt chân phải của Donlan đồng thời cũng giết thêm 1 sĩ quan và làm bị thương 1 người khác. Lúc này thì thiếu úy Richard Reich là sĩ quan duy nhất còn lại trong cái đại đội tả tơi này.

Trong khi đó đại đội F của đại úy Ridlon cũng đang đánh lên. Gặp hỏa lực yếu, TQLC bên này tiến nhanh lên đỉnh đồi rồi xông lên chiếm nó vào giữ buổi chiều. Đại úy Ridlon gọi về chỉ huy sở báo tin anh đã lên được đỉnh đồi 382. Tối đó thiếu tá Garretson viết trong nhật ký: “Tiến bộ trong ngày. Gần được 2 bàn thắng.” Dù TQLC đã chiếm được đỉnh đồi họ vẫn chưa chinh phục được nó và đại đội E ngày hôm sau lại phải trải qua 1 thử thách nữa.

Trung úy William Crecink tới thay thiếu úy Reich chỉ huy đại đội nhưng anh này nhanh chóng bị thương và Reich lại 1 lần nữa lên nắm quyền. Sau đó đại úy Charles Ireland tới thay rồi anh này cũng bị thương nốt và Reich lại lần thứ 3 lên chỉ huy đại đội E. Đại úy Robert O’Mealia tới thay cho anh lần thứ 3 rồi bị mảnh pháo giết chết, nhưng thiếu úy Reich sẽ ko còn cơ hội chỉ huy đại đội lần thứ 4 vì đại đội E đã ko còn nữa.

Những lính còn lại của đơn vị được sát nhập vào đại đội F do đại úy Ridlon chỉ huy. Với số quân chắp vá này, Ridlon đã quét sạch những ổ đề kháng cuối cùng trên đồi 382. Turkey Knob và Amphitheater vẫn chưa bị chiếm nhưng đã yếu đi. Ngày hôm sau đại đội F được rút qua cửa mở ra nghỉ. “Cối xay thịt” đã vỡ và tuyến phòng ngự thứ nhất của Kuribayashi đã bị chọc thủng.

Một lần nữa quân Mỹ phải trả giá đắt. Sư đoàn 4 bị mất 2.880 quân trong 1 tuần giao tranh tại “cối xay thịt”. Lúc này tổng số thương vong của đơn vị là 6.600 người chết và bị thương.

Trong khi đó sư đoàn 3 ở trung tâm cũng đã chọc thủng phòng tuyến thứ nhất của tướng Kuribayashi, họ đột phá được nhờ 1 loạt các trận đánh thọc sườn và đã tràn ngập 1 nửa sân bay số 3.

Sư đoàn 5 bên trái cũng đã đột phá được nhưng ko vất vả bằng sư đoàn 4.

Sư đoàn 5 tiến lên và giành được các bãi biển phía tây đảo, dù ở đây sóng cao và còn nguy hiểm, bãi nhận hàng tiếp tế thứ nhì cho tuyến đầu vẫn được xây dựng. Tướng Harry Schmidt đặt bộ tư lệnh quân đoàn 5 của ông ở đây và tới 1 tháng 3 thì Howlin Smith “điên” cũng đến. Khi 2 người đang đứng nói chuyện bên ngoài căn lều của Schmidt, họ thấy chiếc tàu chở đạn Columbia Victory đang cập bờ để dỡ đạn pháo xuống.

Đột nhiên pháo Nhật bắt đầu rót xuống tàu. Từ cao nguyên đối phương đang chiếm giữ, đạn pháo nối nhau dập xuống. Hai ông tướng TQLC hãi hùng chứng kiến. Họ đều biết nếu Columbia Victory bị bắn trúng thì sẽ kích nổ hàng ngàn tấn đạn và quét sạch vùng đất thấp của đảo cùng tất cả người và đồ tiếp tế.

Trong lúc họ đang xem, 2 loạt pháo rớt xuống phía đông chiếc Columbia Victory. Chiếc tàu quay mũi và tháo chạy ra ngoài khơi. Loạt pháo thứ 3 dập xuống phía trước con tàu làm cho 2 ông tướng cũng như tất cả mọi người trên bãi biển hết sức lo lắng. “Loạt tiếp theo sẽ trúng nó mất thôi !” Smith nói.

Nhưng loạt thứ 4 cũng trượt và rơi xuống sau đuôi tàu và trước khi pháo địch bắn tiếp, Columbia Victory đã thoát ra cự ly an toàn. Nó sẽ ko quay lại cho tới khi TQLC chiếm được dãy núi và khóa được mõm pháo địch.

Đồi 362A cũng bị chiếm ngày hôm ấy. Nhưng chàng hạ sĩ dũng cảm Tony Stein đã tử trận trong trận đánh lên cứ điểm đó. Đại đội trưởng cần người đi thám sát, và Tony Stein đã tình nguyện đi. Anh ko trở về. Ba người lính đã góp phần thượng cờ trên đỉnh Suribachi cũng bị giết trong trận đánh chiếm đồi 362A của sư đoàn 5 cùng với cả trung tá Chandler Johnson, viên tiểu đoàn trưởng đã ra lệnh dựng lá cờ sao vạch trên ngọn núi lửa và trung sĩ William Walsh, người được tặng huân chương danh dự, khi dũng cảm lấy thân mình nằm đè lên khối thuốc nổ của địch để cứu mạng đồng đội.

Đồi 362A nằm ở bờ biển phía đông chỉ thấp hơn đồi 382 có 20 bộ được cố thủ rất quyết liệt. Có những lúc TQLC phải lăn những phuy xăng xuống hang động rồi bắn xuống để thiêu cháy quân Nhật. Cũng có khi họ phải treo mình trên vách đá dòng dây buộc thuốc nổ rồi thả vào các hang dưới thấp.

Đúng như huấn lệnh, quân Nhật đã cố thủ ngọn đồi cho đến người cuối cùng. Và người lính cuối cùng còn sống, cũng đã tự sát theo như truyền thống kỳ lạ của Nhật Bản. Các TQLC thận trọng quan sát khi thấy anh ta bò ra khỏi hang, tay cầm 1 quả lựu đạn. Họ hụp đầu xuống núp sau đá khi thấy anh ta đập quả lựu đạn lên mũ sắt để mở kíp. Nhưng ko thấy nó bay tới. Khi TQLC ló đầu lên thì thấy người lính Nhật đang áp lựu đạn vào tai như đang lắng nghe nó. Anh ta lại đập nó lên mũ sắt rồi lại áp xuống tai. Vẫn ko nổ. Và tới lần thứ 3….nó mới nổ tung.

Sau khi đồi 362A thất thủ, sư đoàn 5 ko hề ngừng lại. Sư đoàn tiến lên trước về hướng bờ biển phía trước. Ngày 3 tháng 3, sư đoàn bị tổn thất rất nặng vì có tới 518 người chết và bị thương, đây là ngày họ có mức thương vong cao thứ 2 suốt toàn chiến dịch. Những cũng hôm đó, sư đoàn có 5 quân nhân được tặng thưởng huân chương danh dự, đây là 1 kỷ lục tuyện vời trong quân sử Hoa Kỳ.
Hạ sĩ Charles Berry và binh nhất William Caddy đã được thưởng huân chương vì đã hy sinh thân mình cứu đồng đội. Cả 2 đều nằm đè lên lựu đạn địch.

Lính cứu thương George Wahlen vẫn còn sống để nhận huân chương dù bị thương tới 3 lần trong 6 ngày. Lần cuối anh bị thương nặng, nhưng Wahlen vẫn nhất quyết đi theo đơn vị để cứu chữa đồng đội. Nhưng cuối cùng anh cũng gục ngã và phải đưa đi sơ tán.

Trung sĩ William Harrell đang trong phiên gác đầu của buổi sáng hôm đó thì 1 quả lựu đạn địch rơi xuống. Nó phát nổ làm anh vỡ xương đùi và gãy tay trái. Sau đó 1 tên Nhật múa gươm lao tới tấn công. Harrell dùng tay phải rút súng lục ra và bắn chết hắn. Thêm nhiều lính Nhật nữa tới xông tới, Harrell vẫn chiến đấu cho đến khi gục xuống vì mất máu. Một lính Nhật chạy đến và gài 1 quả lựu đạn dưới đầu anh. Harrell kịp tỉnh lại giết hắn rồi cố sức đẩy quả lựu đạn ra xa. Nó phát nổ giết chết 1 tên Nhật khác và xé nát tay phải của Harrell. Người trung sĩ lại ngất đi. Khi bình minh tới người ta tìm thấy anh nằm 1 tá xác lính Nhật. Anh đã giữ vững vị trí và còn sống để nhận phần thưởng cao quý nhất của đất nước.

Lính cứu thương Jack Williams cũng được thưởng huân chương danh dự hôm đó. Trong khi 2 bên ném lựu đạn qua lại, anh xông ra giữa để cứu 1 TQLC bị thương. Một lính bắn tỉa địch đã bắn trúng anh 3 lần khi anh đang quỳ bên cạnh người thương binh ấy. Nhưng Williams vẫn ko từ bỏ công việc. Sau khi băng bó cho thương binh xong, anh mới băng đến vết thủng trên bụng mình. Sau đó anh còn sơ cứu thêm 1 TQLC nữa. Nhưng 1 viên đạn thù đã vĩnh viễn quật ngã anh.

Với những người lính như thế, sư đoàn 5 của tướng Keller Rockey đã chọc thủng được cánh tây tuyến phòng ngự kiên cố của Kuribayashi. Đòn tiến công của sư 5 kết hợp việc chiếm “cối xay thịt” bên cánh đông và sự đột phá của sư đoàn 3 đi giữa đã khiến địch quân đứng trước nguy cơ thất bại.

Ngày 3 tháng 3, 13 sau khi đổ bộ, tướng Kuribayash đã mất gần hết pháo, xe tăng cùng 65% số sĩ quan. Ông ta chỉ còn 3500 lính chiến còn có thể chiến đấu. Hệ thống thông tin đã bị cắt đứt và nó có nghĩa ông ko thể liên lạc với các chỉ huy cấp dưới đang đảm trách các khu vực khác nhau trong hệ thống phòng thủ. Kết quả là lính Nhật cố thủ Iwo Jima phải chiến đấu như rắn ko đầu.
Tướng Kuribayashi vẫn quyết tâm chiến đấu. Ông gọi điện về Tokyo : “Nếu ko bị oanh kích bằng máy bay và tàu chiến thì tôi chẳng coi sức chiến đấu của 3 sư đoàn quân Mỹ là gì.”

Tuy nhiên Mỹ lại oanh kích ko ngừng, và viên tư lệnh Nhật bất chấp tất cả, vẫn nỗ lực gây nên những tổn thất tồi tệ nhất cho TQLC tấn công. Trong 2 tuần kinh khủng đó, phía Mỹ chịu thiệt hại với 3000 quân chết, 13.000 bị thương. Nhưng họ ko hề biết rằng đã làm nứt vỡ hệ thống phòng ngự mạnh nhất của đối phương vì gần như 1 nửa hòn đảo vẫn còn nằm trong tay quân Nhật.

Chương 7

Đột phá

Lúc này quân Mỹ đã chiếm được hơn 1 nửa Iwo Jima và nhận ra rằng cái hòn đảo lưu huỳnh này càng quái đản, xấu xí.

Ở đầu phía nam đảo và quanh các sân bay, trong khi TQLC vẫn phải lạnh run khi qua đêm trong các hố cá nhân thì xa về phía bắc họ phải tiến vào những suối lưu huỳnh của Nhật. Chính ở đây, tướng Smith đã nói: “Dường như đây là những gì còn lại sau khi tạo ra địa ngục”

Không khí đầy mùi lưu hình hôi thối. Lưu huỳnh phun lên làm mặt đất nhuộm 1 màu trắng và vàng nhợt chết chóc. Thật khó có thể đào công sự mà ko phải tắm lưu huỳnh. Họ có thể nấu khẩu phần C bằng cách vùi nó xuống đất trong vòng 25 phút. Khi cần nấu cà phê, họ chỉ việc vục bi đông xuống suối lưu huỳnh. Có khi nhiệt độ của nước phun lên mặt đất nóng tới 70 -80 độ C.

TQLC thường xuyên phải đối mặt với những thứ quái dị như vậy trong suốt quá trình chiến đấu. Họ đã phải chiến đấu và giành chiến thắng trong rừng rậm, sình lầy và sốt rét khi tiến hành chiến dịch trên quần đảo Solomon. Hay trên các hòn đảo san hô nóng như rang của quần đảo Gilbert, Marshall và Caroline. TQLC biết họ cũng sẽ làm được như vậy hòn đảo kỳ quái toàn đá với cát nóng lạnh thất thường này. Tướng Kuribayashi ngày 4 tháng 3 hình như cũng có vẻ đồng tình với suy nghĩ của họ. Hôm đó ông gọi về Tokyo để xin tàu và máy bay tới cứu viện. Ông xin: “Hãy phái chúng tới đây thì tôi sẽ giữ được đảo. Còn ko thì bó tay.”

Vị tư lệnh Nhật có vẻ ko chắc chắn nữa rồi nhưng ko có tàu hay máy bay nào đến hết. Thêm nữa, kẻ thù của ông hôm ấy lại lên tinh thần do sự kiện sau đây.

Buổi chiều ngày 4 tháng 3, điện đài viên William Welsh đang trực theo dõi tần số cứu hộ trên chiếc tàu chỉ huy Auburn, khi anh vừa chơi xong 1 ván ô chữ tai nghe của anh có tiếng gọi.

“Chào Gatepost, đây là Nine Bakecable. Chúng tôi đang bị lạc. Nhờ chỉ dẫn.”

Welsh trả lời: “ Chào Nine Bakecable, Gatepost đây. Các anh là ai?”

“1 “quái vật” của bọn tôi sắp cạn nhiên liệu. Xin chỉ hướng cho.”

Một sĩ quan kiểm tra danh sách mật danh và biết “quái vật” là máy bay B-29. Các pháo đài bay này sáng hôm đó đã không kích Nhật Bản giờ thì rõ ràng là có 1 chiếc đang xin hạ cánh khẩn cấp xuống Iwo Jima! Sự phấn khởi lan tràn trên tàu Auburn. Ngay lúc đó đài kiểm soát không lưu từ quần đảo Mariana lại cảnh báo hãy tránh xa khỏi đảo Iwo, còn trên bờ, sân bay nhanh chóng được dọn sạch để “bé bự” tiếp đất.

Chỉ 2 tuần sau khi TQLC đổ bộ lên bờ, đảo Iwo đã bắt đầu hoạt động đúng mục đích giành cho nó – dù cuộc giao tranh ác liệt trên đảo vẫn đang tiếp diễn. Khi tin trên lan đến, TQLC, ong biển đã chạy ùa về phía sân bay.

Trên trời ngoài khơi xa, chiếc B-29 Dinah Might, bay qua mưa và sương mù, với cửa khoang bom mở. Đó chính là trục trặc của nó. Cửa khoang bom ko đóng được nên gió qua đó hút vào mày bay, khiến nó bay chậm và đã phải dùng gần hết nhiên liệu. Khi trung úy Fred Malo, phi công, thử dùng bình xăng dự phòng thì lại nhận ra ko thể mở van. Dinah Might chỉ còn có thể chọn giữa đảo Iwo và đại dương.

Lúc này, trung sĩ James Cox, điện đài viên trên chiếc Dinah Might đã nhận được hướng dẫn của tàu Auburn. Welsh chỉ dẫn cho anh ta: Hướng 167, 28 dặm. Anh muốn xuống biển hay hạ cánh trên đường băng đây?”

“Chúng tôi muốn hạ cánh.”

“Rõ rồi. Sẽ có đường băng trống cho các anh.”

Trung úy Malo mau chóng nhìn thấy đảo Iwo. Ban đầu nó chỉ như 1 hạt bụi nhỏ trên mặt biển, rồi to bằng cục than và cứ thế lớn dần… Malo bay vòng vòng 2 lần trên đảo, mà ko lần nào nhìn thấy cái đường băng nhỏ hẹp. Đến vòng thứ 3 thì anh mới bay thẳng hướng đường băng. Chiếc máy bay kềnh càng nặng 60 tấn tiếp đất cái ‘rầm’, nghe như tiếng pháo nổ. Khắp nơi dậy lên tiếng hò reo cổ vũ của lính Mỹ, cánh trái của máy bay tiện đứt cột dây điện thoại như lưỡi hái cắt ngọn rơm, động cơ ầm ầm tạo ra một đám bụi. Khi màn bụi tan hết, chiếc Dinah Might đã an toàn đậu ở cuối đường băng. Trung úy Malo cùng phi hành đoàn là tổ lái B-29 đầu tiên hạ cánh xuống đảo Iwo Jima. Tổng cộng đã có tới 2251 chiếc pháo đài bay, cùng 24.000 lính Mỹ được cứu thoát nhờ hạ cánh khẩn cấp trên hòn đảo tí hon này.

Đó chính là lợi ích đảo Iwo mang lại. Và đây là lần đầu tiên trong suốt cuộc chiến, giá trị của 1 mục tiêu trở nên hiện thực trước cả khi bị chiếm.

Ngay sau chuyến hạ cánh đầy ấn tượng của Dinah Might, TQLC trên đảo Iwo được nghỉ ngơi. Tướng Schmidt đã ban cho những binh sĩ mệt mỏi của mình 1 “ngày nghỉ”. Họ được đọc thư, ăn nóng, hay nếu có thể thì tẩy rửa lớp bụi màu xám của Iwo khỏi cơ thể hay xa xỉ hơn nữa là cạo râu. Trong khi đó các sư đoàn tái tổ chức lại. Hai tướng Schmidt và Smith đã quyết định hôm sau sẽ tấn công phối hợp bằng cả 3 sư đoàn. Họ hy vọng lần này sẽ vượt qua được tuyến phòng thủ cuối cùng của Kuribayashi và nhanh chóng giành chiến thắng.

Yêu cầu phải thắng nhanh khiến TQLC phải trở lại tấn công liên tục. Việc sớm chiếm được đảo sẽ giải phóng cho hạm đội đi làm nhiệm vụ khác. Nếu thắng sẽ có thêm nhiều sân bay cho máy bay chiến đấu để bảo vệ những chiếc B-29 đi ném bom nước Nhật, giúp bảo vệ sườn cho chiến dịch xâm chiếm đảo Okinawa và đẩy nhanh tiến độ chiếm Nhật Bản.

Trong thời gian chiến tranh, cố gắng thắng nhanh có thể gây ra sự hy sinh sinh mạng ko cần thiết, nhưng về dài hạn thì lại giúp tiết kiệm xương máu. Việc chiếm được vùng đất thấp của Iwo Jima và sân bay lớn ở đó đã góp phần tiết kiệm sinh mạng phi công Mỹ và những chiếc máy bay B-29 quý giá.

Vì thế, vào sáng ngày 6 tháng 3, cuộc oanh kích dữ dội nhất chiến dịch đã bắt đầu. Nó có sứ tàn phá khủng khiếp. Tất cả các cỡ pháo trên bờ, trên tàu chiến đều đã lên tiếng. Trong 67 phút, TQLC đã nã 22.500 viên đạn pháo đủ loại xuống các vị trí đối phương. Một thiết giáp hạm và 2 tuần dương hạm góp thêm 50 quả đạn khổng lồ cỡ 355mm và 500 viên 130 ly nữa. 3 khu trục hạm và 2 tàu đổ bộ cũng khai hỏa. Các máy bay từ tàu sân bay cũng bay đến thả bom và nalpam. Những tưởng ko kẻ thù nào có thể tồn tại dưới cơn bão bom đạn như thế.

Thế nhưng quân địch lại tồn tại và đến khi TQLC xông lên tấn công, họ vấp phải 1 cơn mưa đạn khủng khiếp. Một lần nữa họ phải đánh cận chiến để trục quân địch ra khỏi những hang ổ, các công sự bằng đá, bê tông và phải đối đầu trực diện với các lô cốt dữ dằn. Còn quân Nhật thì kiên quyết bám trụ.

Trong khi TQLC đang nỗ lực dùng mọi cách để tiến lên. Lực lượng không quân của lục quân (Army Air Corps) cũng đã tới nơi. 28 chiếc máy bay chiến đấu P-51 Mustang và 20 máy bay chiến đấu ban đêm P-61 Black Widow đã bay tới đảo Iwo. Và đây là minh chứng lần thứ 2, cho giá trị của việc phải nhanh chóng giành chiến thắng.

Tuy nhiên đêm đó, mỗi bước tiến lên phía Mỹ vẫn phải trả giá rất đắt.

Pháo bắn áp chế ko có tác dụng đã làm tướng Erskine của sư đoàn 3 tin rằng quân địch chỉ bị bất ngờ chứ chưa bị tiêu diệt. Erskine khám phá rằng lính Nhật đã biết thích nghi với các đợt tấn công của Mỹ. Khi pháo binh bắt đầu giữ dội bắn chuẩn bị trước mỗi cuộc tấn công hàng ngày, lính địch chạy xuống các chỗ sâu nhất ngoài tầm bắn phá. Khi pháo chuyển làn, chúng lại quay về vị trí và đón tiếp TQLC bằng đạn nhọn và đạn pháo. Chúng làm việc đó thường xuyên và làm rất nhanh, chính xác. Kết quả là các đợt bắn chế áp trở thành vô giá trị.

Giải pháp của tướng Erskine là tấn công mà ko cần pháo bắn chuẩn bị. Sư đoàn của ông vẫn đánh ở giữa và nhiệm vụ của nó là tiến thẳng tới đầu kia hòn đảo. Nếu làm được điều đó thì quân Nhật sẽ bị cắt làm đôi và sau đó sư đoàn 4 đi cánh phải sẽ lo quét sạch các ổ đề kháng trong vùng trách nhiệm trong khi sư 3 sẽ cùng sư 5 tiến hành truy quét bên cánh trái.

Cao điểm có tên 362C nằm án ngữ đường tiến ra biển của sư đoàn 3. Ngọn đồi này bao che cho các vị trí Nhật khác phía bên phải (tất cả các vị trí địch đều bố trí tại cao nguyên Motoyama). Vì vậy tướng Erskine đã ra lệnh cho 1 tiểu đoàn bất ngờ đánh lên đồi 362C trong khi 2 tiểu đoàn khác vào vị trí để tiến đánh các ụ súng bên phải của quân địch. Một khi đồi 362C bị chiếm và pháo trên đó phải câm tiếng thì 2 tiểu đoàn bên phải có thể tiến công mà ko lo bị bắn vào sườn.

Lúc 5 giờ sáng, mưa lạnh bị gió thổi bay rát mặt, TQLC tiến ra. Ko ai được bắn phát súng nào. Họ ko gặp trở ngại gì. 2 tiểu đoàn đi giữa và bên phải báo tin đã tiến được 200m. Trên đồi 362C bên trái, TQLC nhảy ngay xuống đầu lính Nhật đang ngủ trong chiến hào giết sạch chúng. Họ phấn khởi báo ngay về tin đã chiếm được cao điểm.

Nhưng họ đã nhầm!

Họ đã đi nhầm và chiếm được đồi 331. và đến khi ban mai ló rạng cao điểm 362C lại dội lửa xuống đầu 2 tiểu đoàn đi giữa và bên phải, ghìm chặt bọn họ. Trận đánh khốc liệt bắt đầu. Các tiểu đoàn bị mắc kẹt phải chiến đấu chống cự suốt cả ngày. Nhưng quân số của họ liên tục sụt giảm.

Các đại đội có 200 quân ở giữa, giờ chỉ còn là những tiểu đội 10 người. Khi trời tối, trung úy Wilcie O’Bannon chỉ huy chưa tới 10 lính thuộc đại đội F, họ co cụm lại chỗ 1 gò đất ăn sâu vào cứ điểm Nhật 300m. Sau khi thấy điện đài của O’Bannon im tiếng, trung tá Robert Cushman đã lệnh cho xe tăng lên cứu. 36 giờ sau khi cuộc tấn công lúc sáng sớm bắt đầu, xe tăng mới cuộn xích tới được gò đất chỗ O’Bannon cùng 4 lính còn lại nằm. Thấy họ tỏ vẻ lưỡng lự, lính tăng phải chui qua cửa thoát hiểm nằm dưới bụng xe tăng ra kéo họ vào trong xe an toàn. Đại đội E của đại úy Maynard Schmidt cũng nằm trong vùng đó thì may mắn hơn 1 chút: với 7 người sống sót.

Các đại đội đi bên phải bị hỏa lực địch cắt ra từng mảng. Tại đây thiếu úy John Leims đã 3 lần suýt chết khi cứu lính dưới quyền. Anh bò suốt 400m dưới làn đạn địch để kéo dây điện thoại từ chỗ đại đội bị chia cắt của mình về sở chỉ huy tiểu đoàn rồi lại quay về đơn vị. Sau đó anh còn 2 lần bò tới chỗ vị trí mà đại đội đã rút bỏ và cứu những TQLC bị thương còn ở đó. Do vậy mà thiếu úy Leims đã được tặng huân chương danh dự.

Thiếu úy Jack Lummus, cũng giống như thế, anh chiến đấu trong đội hình sư đoàn 5 ngay bên trái sư đoàn 3. Là 1 cựu vận động viên All-America ( danh hiệu dành cho vận động viên nghiệp dư đạt thành tích 1 cao. ND) của đại học Baylor. Lúc đó, đôi chân rất khỏe để chơi bóng đã đưa anh tới trước đại đội đang bị ghìm chặt của mình. Một quả lựu đạn địch quật anh ngã nhào nhưng anh lại bật dậy lao lên và tiêu diệt 1 ụ súng. Một quả lựu đạn khác ném tới, làm toác vai của anh, nhưng anh vẫn vùng lên, xốc tới và lại diệt thêm 1 vị trí địch, giết sạch lính cố thủ trong đó.

Sau đó thiếu úy Lummus quay lại hô lính lên theo. Noi theo tấm gương can đảm của chỉ huy, họ ùa lên tấn công dữ dội và chọc thủng hệ thống phòng ngự đối phương. Sau đó 1 trái mìn nổ vang và tạo ra cơn mưa bụi bẩn. Khi khói tan Jack Lummus hiện ra, đứng trong 1 cái hố. Vụ nổ đã tiện phăng cả 2 chân, khắp người đầy máu, nhưng anh vẫn đứng thẳng, tiếp tục hối thúc quân mình tiến lên phía trước.
Mọi người chạy đến, bật khóc. Một số TQLC muốn kết thúc sự đau đớn giúp anh, nhưng anh ra dấu cho họ tiến lên. Họ xông lên, biến nỗi đau thương thành cơn giận dữ, tiêu diệt và làm nổ tung mọi thứ ngáng đường. Đến cuối ngày, họ đã tiến ra 1 sườn núi nhìn xuống biển.

Ở phía sau họ, lúc đó Jack Lummus đã nằm trong trạm xá sư đoàn. Hết bịch máu này đến bịch máu khác được truyền vào tĩnh mạch. Cả thảy anh đã nhận gần 10 lít máu, cả Lummus và các bác sĩ đều biết khó có hy vọng gì. Nhưng khi mà cuộc sống đang rời bỏ mình, thì viên thiếu úy vẫn vui tươi. Cuối cùng anh còn nói: “Bác sĩ ơi, có lẽ kết cục của tên khổng lồ New York ko có hậu rồi.” Và anh từ giã cõi đời với nụ cười nở trên môi.

Rồi cái ngày thảm khốc mồng 7 tháng 3 cũng qua đi. Dù bị thiệt hại nhiều nhưng TQLC ko gục ngã. Trong khu vực tiến quân của sư đoàn 3, cái tiểu đoàn chiếm nhầm đồi đã cũng đã chiến đấu tiến lên đồi 362C, Ở giữa và bên phải, tại khu vực có tên gọi là “cái túi của Cushman” , địch vẫn còn chống cự quyết liệt và sẽ phải mất 8 ngày chiến đấu nữa mới kiểm soát được nó. Nhưng khi hết đại đội này tới đại đội khác đến tham chiến, sức chống trả của quân Nhật trên cao nguyên Motoyama trở nên yếu dần rồi tàn lụi hẳn. Đến tối ngày 7 tháng 3, cái cao nguyên quý giá này đã nằm trong tay TQLC. Chiến thắng đã tới rất gần.

Có vẻ quân địch cũng nghĩ rằng đã sắp đến hồi kết thúc. Lính Nhật ở bắc đảo cũng đã bắt đầu tự sát giống như trên đỉnh Suribachi ở phía nam. Trong ngày 7 tháng 3 đẫm máu ấy, có 100 lính địch đang ẩn núp trong sườn núi bên trái đã nổ mìn tự sát. Nhưng vụ nổ cũng mang theo 1 số lính giỏi của 1 đại đội TQLC khi ấy đang ở trên đỉnh núi.

Đến tối ngày 8 tháng 3 thì có thêm bằng chứng thứ nhì về việc quân Nhật đã mất hết hy vọng: địch tấn công kiểu banzai! (tấn công tự sát. ND)

Việc này do đại tá hải quân Inouye chỉ huy, ông vẫn còn đau buồn về việc đỉnh Suribachi thất thủ. Ông ta muốn chiếm lại ngọn núi lửa và phá hủy các máy bay Mỹ đang đậu trên sân bay số 1. Muốn làm vậy, cần phải chọc thủng phòng tuyến của sư đoàn 4 bên trái. Ông tập hợp tất cả 1000 lính hải quân dưới quyền. Hầu hết số này có trang bị súng trường và lựu đạn, nhưng có người chỉ mang theo giáo bằng tre. Nhiều người quấn thuốc nổ quanh thắt lưng. Những quả bom người này định bụng lấy thân mình lao vào quân Mỹ.

Họ tiến xuống phía nam trước lúc nửa đêm. Quân Nhật ko tấn công ngay mà thận trọng bò lên phía trước, hy vọng sẽ luồn qua được phòng tuyến quân Mỹ. Nhưng rồi khi bị phát hiện, họ nhảy bật dậy, gào lên “Banzai! Banzai!” rồi ùn ùn xông đến.

TQLC bắn pháo sáng, hải pháo dập xuống. Ánh sáng nhoáng nhoàng bùng lên khắp nơi. Đạn cối của TQLC bay lên rồi rót xuống đám quân địch đang ùa tới. Súng trường, súng máy đua nhau đốn ngã quân thù. Trận đánh diễn ra chóng vánh như hầu hết các trận đánh ban đêm, dù vẫn còn tiếng súng lẻ tẻ cho đến sáng. Ánh sáng ban ngày phơi ra 784 xác địch, nhưng TQLC cũng có 90 người chết và 257 bị thương. Cuộc tấn công tự sát của đại tá Inouye lần đột phá xa nhất của quân Nhật từ đầu tới giờ.

Chiều hôm đó TQLC đã nhận được tin lành rằng đã tiến được đến đầu kia của đảo. Một trung đội có 28 lính của sư đoàn 3 do trung úy Paul Connally chỉ huy đã tiến đến 1 bờ dốc cao, biển ở ngay bên dưới. Họ lội xuống dùng tay vốc nước rửa khuôn mặt bám đầy bụi đá Iwo ngay trước tầm nhìn của các xạ thủ Nhật. Một số lính còn cởi giày ra rửa chân. Nhưng sau đó quân địch đã hết kinh ngạc và bắt đầu bắn. Những người lính trong toán thám sát bị bắn gục, bị thương và phải rút lui.

Tuy nhiên số lính quay về đã kịp đong đầy 1 bi đông nước biển để chứng minh rằng sư đoàn 3 là đơn vị đầu tiên tiến tới tận cùng hòn đảo. Cái bi đông đã được gửi về tuyến sau cho tướng Erskine với lời cảnh báo “Chỉ để xem, ko được dùng.”

18 ngày sau khi trận đánh trên đảo Iwo Jima bắt đầu, hòn đảo đã bị vượt qua. Những gì còn lại của đội quân phòng thủ đã bị cắt làm 2 và đã đến lúc từng mảng này cũng sẽ bị tiêu diệt.

Chương 8

Đánh đến người lính cuối cùng.

Tướng Tadamichi Kuribayashi đã gọi về Tokyo và có nói bóng gió tới việc thất bại trong cái đêm mà toán thám sát TQLC tiến được ra biển.

Ông báo về: “Tất cả các đơn vị còn lại đều tổn thất nặng, tôi rất ân hận vì đã để giặc chiếm mất 1 phần lãnh thổ nước Nhật, nhưng lòng vẫn thanh thản vì đã bắt chúng nó phải chịu thiệt hại nặng nề.”

Vị tướng cùng các binh sĩ dưới quyền thực tế đã làm được điều nó. Dù lính Nhật còn lại chỉ còn 1.500 người, nhưng họ vẫn ngoan cố chiến đấu. Bên cánh phải, nơi sư đoàn 4 đang giao chiến, có rất nhiều toán địch quân bị bao vây, cô lập vẫn còn cố thủ. Tại đây, tướng Cates đã cố gọi hàng thiếu tướng Sadusi Senda, chỉ huy 2 lữ đoàn hỗn hợp Nhật, đang đối đầu với sư đoàn 4. Ông đã chuẩn bị sẵn 1 bản kêu gọi đầu hàng có nội dung:

“Các ông đã chiến đấu 1 cách can đảm và anh dũng, nhưng cũng phải thấy rằng đảo Iwo Jima sẽ thất thủ. Dù có chống cự thêm nữa cũng sẽ ko có ích lợi gì, chẳng có lý do gì phải chết trong khi các ông có thể đầu hàng trong danh dự và sống để phụng sự đất nước trong tương lai. Tôi hứa và sẽ đảm bảo cho ông cùng ban tham mưu được đối xử trọng thị nhất. Tôi trân trọng đề nghị ông chấp nhận các điều khoản đầu hàng danh dự này.”

Người ta ko bao giờ có thể biết tướng Senda có nhận được thông điệp này hay ko? Và cũng ko bao giờ tìm ra xác ông này từ hôm 16 tháng 3, khi mà sư đoàn 4 đã chuyển từ việc tiêu diệt quân địch sang việc thống kê xác chết. Cũng trong hôm đó mọi sự kháng cự bên cánh phải hay cánh đông đều chấm dứt. Ba ngày sau, sư đoàn 4 bầm dập, tả tơi được lên tàu cho về Hawaii. Sư đoàn đã thương vong 9.089 người tại Iwo Jima và có 1.806 người được an táng trên hòn đảo. Chỉ trong vòng 14 tháng, sư đoàn 4 TQLC đã phải tham gia 3 trận đánh lớn và chịu tổn thất 17.722 quân. Vì thế sau khi sư đoàn lên tàu rời xa cái hòn đảo đen đúa, đẫm máu ấy, họ được cho nghỉ và ko còn phải đánh trận nào trong chiến tranh thế giới thứ 2 nữa.

Tuy nhiên, sư đoàn 3 và sư đoàn 5 bên cánh trái vẫn còn đang phải chiến đấu. Ở đây đại tá Masuo Ikeda chỉ huy số quân địch còn lại. Họ tập trung trong 1 khu vực có diện tích 1 dặm vuông gồm những khe sâu, hẻm núi có chiều dài 700m và rộng từ 200 đến 300m. Đây trở thành điểm đứng chân cuối cùng của tướng Kuribayashi. Về cơ bản nơi này ko thể dùng xe tăng hay các loại cơ giới khác. Cuộc chiến đấu tàn khốc tại đây đã khiến nó được mang tên là: “Hẻm núi đẫm máu”.

1 toán thám sát của TQLC tí nữa thì bắt được tướng Kuribayashi tại 1 cái hang trong hẻm núi này hôm 13 tháng 3. Người cần vụ đã nhanh chóng thổi tắt nến và lấy tấm chăn trùm lên người ông tướng ngay khi lính Mỹ ngó nhìn vào hang. Những người lính dừng lại, nhìn săm soi 1 hồi rồi bỏ đi – khiến cho trống ngực người cần vụ đập liên hồi.

Hôm sau thì “hẻm núi đẫm máu” đã bị thu hẹp lại. Lúc đó binh nhất Franklin Sigler dẫn đầu 1 cuộc tấn công vào ụ pháo đã mấy ngày nay chặn bước tiến của đại đội mình. Anh xông đến nơi, ko bị xây sát gì, và đã dùng lựu đạn hạ gục nó, giết hết các pháo thủ. Ngay tức thì, từ các hang động và địa đạo xung quanh, đạn Nhật bắn về phía anh. Lợi dụng các tảng đá, Sigler tổ chức đánh trả và tiêu diệt những vị trí đó. Nhưng anh cũng đã bị thương nặng. Tuy nhiên anh ko chịu sơ tán mà vẫn ở lại chỉ dẫn xạ kích để quân Mỹ bắn vào vị trí quân Nhật. Sau đó Sigler còn đem được 3 thương binh nữa về nơi an toàn dưới làn đạn địch và chỉ chịu về tuyến sau khi chỉ huy ra lệnh.

Sigler được tặng thưởng huân chương danh dự cho hành động này và do đã góp công lớn trong việc tiêu diệt quân phòng thủ hẻm núi – là trung đoàn 145 nổi tiếng của Nhật Bản.

Mối quan tâm của Kuribayashi lúc này chính là lá cờ của trung đoàn 145. Trong quân đội Nhật, cờ đơn vị là 1 vật thiêng liêng. Nếu mất cờ, thì đơn vị đó sẽ bị xóa phiên hiệu 1 cách nhục nhã. Các sĩ quan Nhật sẵn sàng hy sinh tính mạng vì lá cờ. Người lính Nhật nào được giao giữ lá cờ chính là vinh dự lớn lao nhất. Vì thế, tướng Kuribayashi đã điện hỏi đại tá Ikeda xem ông này có thể giữ được lá cờ trong bao lâu nữa.

Viên đại tá trả lời: “Có lẽ 1 ngày nữa.” Tướng Kuribayashi liền bảo: “Đốt nó đi. Ko được để nó rơi vào tay kẻ thù.” Ikeda tuân lệnh và từ chỉ huy sở của mình báo lại: “Chúng tôi đã đốt lá cờ vinh quang của trung đoàn mình tại đây. Chào tạm biệt.”

Mấy hôm sau, tướng Erskine đã cố thuyết phục đại tá Ikeda ra đầu hàng. Lời kêu gọi có nội dung: “Tinh thần chiến đấu bất khuất, dũng cảm mà binh sĩ Nhật đã thể hiện trên đảo Iwo Jima đã khiến cho mọi chiến binh đều phải kính phục. Ông đã chỉ huy họ 1 cách tuyệt vời. Nhưng chúng tôi ko hề muốn tiêu diệt những người lính can đảm đang bị dồn vào chân tường. Vì thế, tôi đề nghị ông hãy cho quân lính ngừng bắn, xếp hàng đi ra dưới sự chỉ huy của mình, đi qua phòng tuyến chúng tôi tới nơi an toàn, nơi mà ông cùng các sĩ quan và binh sĩ dưới quyền sẽ được đối xử nhân đạo phù hợp với các quy tắc chiến tranh.”

Tướng Erskine gửi thông điệp trên cho 2 tù binh Nhật mang về. Một người đã tới hang của Ikeda. Anh này nhờ 1 người bạn đem vào trong và rồi bỗng hốt hoảng chạy về phòng tuyến quân Mỹ. Ko thấy có hồi âm gì của đại tá Ikeda và sư đoàn 5 sẽ lại phải trục hết quân địch ra khỏi” hẻm núi đẫm máu”.

Đây là 1 công việc khó khăn. Phủ đầy bụi xám trộn với tro của Iwo, quần áo bị rách tươm vì đá lởm chởm. TQLC của tướng Rockey ko hề nao núng tiến từ hỏa điểm này sang hỏa điểm khác. Cuối cùng họ tiến đến 1 boong ke lớn ở góc đông nam hẻm núi. Đó là vị trí còn đứng vững cuối cùng của Nhật trên mặt đất tại đảo Iwo và có lẽ nằm ngay trên bộ chỉ huy của tướng Kuribayashi. Hết lần này đến lần khác, TQLC giội đạn pháo với đầu nổ chứa tới tới gần 20kg thuốc nổ công kích boong ke. Nhưng nó quá vững chắc ko sao đánh sập được. Rốt cục TQLC phải bỏ qua nó mà quay sang tiêu diệt các vị trí yểm trợ xung quanh.

Đến ngày 16 tháng 3 thì Tadamichi Kuribayashi biết rằng đã đến hồi chung cuộc. Sáng hôm ấy, ông đã chỉ đạo sĩ quan và binh sĩ sẽ xông ra lúc nửa đêm và “tiến công quân thù cho đến người cuối cùng. Tất cả các anh sẽ hy sinh thân mình cho Thiên hoàng vạn tuế. Đừng nghĩ về bản thân. Tôi sẽ dẫn đầu tất cả.” Ngày hôm đó Tokyo gửi điện thăng cấp cho ông lên đại tướng. Có lẽ ông ko nhận được điện nên ko hề thấy có cảm xúc gì về vinh dự này. Nếu nhận được có lẽ ông sẽ biết đây là phần thưởng cho nỗ lực của mình và Tokyo đã biết mọi việc sắp kết thúc. Tướng Kuribayashi đã gởi về Tổng hành dinh đế quốc với giọng điệu khoong hề tỏ ra sợ hãi:

Chiến cuộc sắp tàn. Vào nửa đêm ngày 17, tôi sẽ dẫn đầu cuộc tổng công kích cuối cùng. Tôi nguyện cầu cho đế quốc ta sẽ giành chiến thắng và bình an. Tôi rất vui khi báo rằng chúng tôi vẫn tiếp tục chiến đấu chống lại quân thù có sức mạnh vật chất vượt trội. tất cả các sĩ quan và binh sĩ dưới quyền tôi đều xứng đáng nhận phần thưởng cao quý nhất. Tuy nhiên tôi xin nhận lỗi trước Thiên hoàng vì đã ko làm được theo như ý nguyện và để mất hòn đảo quan trọng này vào tay quân thù sau khi chứng kiến sĩ quan, binh lính ta tử trận. Phải chiếm lại bằng được hòn đảo nếu ko tổ quốc ta sẽ lâm nguy. Tôi hi vọng linh hồn tôi sẽ dẫn đường cho cuộc tiến công tái chiếm đảo trong tương lai. Đạn dược và nước uống đều đã cạn. Giờ chúng tôi đã sẵn sàng cho trận đánh cuối cùng. Tôi rất cảm kích vì đã được trao cho vinh dự này để báo đáp hoàng ân. Cho phép tôi nói lời tạm biệt. Cuối cùng tôi xin kết thúc bằng chùm thơ vụng về sau:

Đạn dược hết ,người thì tàn lụi
Ko hoàn thành nhiệm vụ hận làm sao
Ko báo thù được thì làm sao siêu thoát?
Tôi sẽ tái sinh 7 kiếp nữa
Lại cầm vũ khí lên chống giặc thù
Tôi lo lắng cho tương lai đất mẹ
Khi cỏ xanh phủ kín xác thân mình

Đêm hôm đó nước Nhật đã đau buồn hiểu rằng Iwo Jima đã thất thủ. Thủ tướng Kuniaki Koiso, người lên thay cho Tojo, đã nói: “Ko có chuyện đầu hàng vô điều kiện. Dù chỉ còn 1 lính Nhật còn sống thì vẫn phải chiến đấu để đập tan tham vọng của lũ giặc thù.”

Nhưng đêm đó cuộc tấn công banzai đã ko xảy ra. Thay vì làm vậy, tướng Kuribayashi cùng khoảng 400 người đã chui ra (có lẽ từ dưới cái boong ke) và lẩn trốn vào những hang động gần nguồn nước. Rõ ràng là vị tướng vẫn còn muốn đem theo nhiều lính Mỹ nữa trước khi trở về cõi vĩnh hằng.

Ngày hôm sau TQLC quay lại đánh cái boong ke. Xe tăng ủi đất giờ đã theo kịp bộ binh và theo hẻm núi tiến vào. Những cỗ xe từ từ cuộn xích tiến lên mặc cho đạn nhọn bắn vào vỏ giáp kêu leng keng. Xẻng ủi đất của xe đã đẩy đất đá, xà bần lên bít hết các lỗ thông hơi của boong ke. Công binh TQLC mang những khối thuốc nổ lớn, mỗi khối nặng tới 750kg đến. Đảo Iwo Jima đã 5 lần rung chuyển vì những vụ nổ kinh khiếp do chúng gây ra và cuối cùng thì cái boong ke cũng đã phải khuất phục.

Xe tăng ủi đất với lính bộ binh hộ tống tiến lên tiếp. Khu vực hẻm núi thu hẹp dần. Diện tích nó chỉ còn 100m vuông, rồi giảm xuống 80, rồi 60…Xe tăng ủi đất đã mở đường cho các xe tăng Sherman đi sau. Xe tăng Sherman dùng pháo 75 ly nã trực xạ vào những cửa hang cuối cùng còn sót lại.

Thình lình, 1 lính Nhật từ miệng hang xông ra. Hắn ta ôm 1 khối bộc phá lao đến chiếc xe tăng ủi đất. Lái xe xoay cỗ tăng nặng nề hướng thẳng về phía tên địch. Nâng lưỡi ủi lên cao rồi cho nó rơi xuống, cắt kẻ tấn công ra làm đôi. Ngay lúc đó lái xe chui ra khỏi chiếc tăng ủi đất của mình phóng về phía mấy chiếc tăng Sherman đang đậu. Mặc kệ đạn nhọn bay viu víu xung quanh, anh lấy tay đập vào thành xe cho tới khi người trưởng xe mở cửa tháp pháo.

Anh lái xe vui mừng hét lên: “Có thấy thằng Nhật bủn điên khùng đó định làm gì bọn tôi ko? Thấy chưa, bồ tèo, tôi đã xử được nó đó.”
Rồi anh quay đi và cuốc bộ ra khỏi hẻm núi.

Nhưng hôm sau, ngày 21 tháng 3, anh và các đồng đội đã quay trở lại. Tới đêm, tướng Kuribayashi đã gởi điện cho quân đồn trú trên đảo Chichi Jima lân cận: “Đã 5 ngày nay chúng tôi ko ăn uống gì, nhưng tinh thần chiến đấu vẫn rất cao. Chúng tôi sẽ chiến đấu anh dũng tới người cuối cùng.” Ba ngày sau có 1 bức điện nữa gởi đến: “Gởi tất cả sĩ quan và binh lính trên đảo Chichi Jima. Tạm biệt.”

Đó là những lời cuối cùng của tướng Kuribayashi, nếu thực sự chúng là do ông gửi đến. Không ai có thể biết chắc. Cũng ko ai biết được những gì đã xảy ra với vị tư lệnh Nhật. Ngày 25 tháng 3, diện tích khu hẻm núi còn chống cự chỉ còn 50m vuông và 1 toán TQLC đi thám sát qua đó đã ko xảy ra sự cố gì. Dường như hồi kết thúc đã đến.

Nhưng đến ngày 26 tháng 3, khi trời còn chưa sáng. Khoảng 300 bóng người âm thầm bò ra khỏi các hang hốc trong khu vực hẻm núi. Có nhiều người cầm theo kiếm, và trong đó có nhiều sĩ quan. Có lẽ Tadamichi Kuribayashi cũng có mặt trong số đó. Lính mang theo bộc phá đều biết rõ họ sẽ đi để thực hiện cuộc tấn công cảm tử cuối cùng. Mục tiêu chính là phi đoàn VII máy bay chiến đấu của không quân lục quân (Army Air Corps’ VII Fighter Command) đóng trên bờ biển phía tây, cạnh sân bay số 2.

Những cảm tử quân đã đến nơi có những binh sĩ không quân chưa hề được huấn luyện chiến đấu trên mặt đất. Địch gào lên tấn công, ném lựu đạn, đâm chém những phi công còn say ngủ rồi rút đi cùng với vũ khí đoạt được của Mỹ. Sau đó quân Nhật tới tràn ngập 1 tiểu đoàn công binh TQLC, trận đánh ở đó cũng hỗn loạn và đẫm máu cho đến khi trung úy Harry Martin tập hợp các binh sĩ, mau chóng lập ra 1 tuyến phòng thủ và chặn quân địch lại. Sau đó anh tiến hành phản kích đánh tan quân Nhật. Martin cuối cùng cũng tử trận và chở thành quân nhân TQLC cuối cùng được tặng thưởng huân chương danh dự trên đảo Iwo Jima.

Ngày 26 tháng 3 khi trời sáng rõ, đảo Iwo Jima đã được bộ tư lệnh quân Mỹ chính thức công bố “an toàn”. Bình minh cũng lộ ra 223 xác lính Nhật trên khu vực sân bay số 2. Xác Tadamichi Kuribayashi ko thấy có trong đó và cũng ko bao giờ tìm thấy.

Vậy là, sau 36 ngày cuộc chiến đấu khốc liệt đã kết thúc. Nhưng con người dơ bẩn và mệt mỏi đã giành chiến thắng trên Iwo Jima, giờ lại âm thầm quay sang thống kê cái giá phải trả. Có thể thấy hàng ngàn cột bia thánh giá cùng các ngôi sao đứng thẳng hàng trong các nghĩa trang của 3 sư đoàn. Họ cũng thống kê số người trong các tàu bệnh viện trở về quần đảo Mariana và Hawai hàng ngày.

Chỉ riêng sư đoàn 5 đã phải chịu 8.563 thương vong. Đảo Iwo là chiến địa đầu tiên và duy nhất của đơn vị. Chỉ có ít binh sĩ đã qua thử lửa trong toàn cái sư 5 non trẻ ấy. Và trong số các người lính được an táng tại đây có cả 3 người đã được tặng thưởng huân chương danh dự: Trung sĩ Joseph Julian tử trận khi tấn công 1 cái lô cốt, binh nhất James LaBelle và binh nhì George Phillips, là những người lấy thân mình nằm đè lên lựu đạn để cứu mạng đồng đội.

Sự hy sinh của những người lính đã thể hiện cho tinh thần bất khuất của những TQLC trẻ tuổi trên đảo Iwo Jima. Những TQLC sống sót, trong những ngày cuối cùng của trận đánh đều đã xuống nghĩa trang để tỏ lòng biết ơn với những người đã chết. Ở đó họ quỳ hoặc cúi đầu mặc niệm. Một số còn trang trí cho nấm mộ của bạn thân. Có khi họ còn đẽo thánh giá bằng đá vôi trên núi, đặt phù hiệu TQLC lên mộ hay dùng lưỡi lê khắc nguệch ngoạc lên bia mộ những lời tưởng nhớ và hình phù hiệu TQLC. Có lúc những hình ,chữ lại được khắc trên những vỏ đạn pháo đổ đầy cát. Người ta đọc được những dòng này trên 1 số văn bia sau:

Chúa cứu rỗi cho người lính TQLC này
Người đã cho đi tất cả để cứu sống chúng tôi.

MONTY – một TQLC giỏi đã chết trong chiến đấu
Nhưng không vô ích.

Cả thảy có 4.189 TQLC chết trận tại Iwo Jima, cùng với 15.749 người khác bị thương hay bị loại khỏi vòng chiến vì lý do này hay lý do khác. Tổng cộng số thương vong là 19.938 người. Tổn thất của phía Nhật cũng nặng nề ko kém, chỉ 1 số ít trong số 21.000 quân phòng thủ là còn sống sót. Tỉ số tử trận của Nhật so với quân Mỹ tiến công là 5:1. Đây là tỉ lệ đáng ngạc nhiên vì trong chiến tranh thường thì quân tấn công thường chết nhiều hơn quân phòng ngự. Tướng Graves Erskine đã đề cập tới điều này khi nói những lời sau:
“Cứ để thế giới đếm số bia mộ của chúng ta”

“Cứ để cho họ đếm đi đếm lại. Rồi họ sẽ hiểu ra tầm quan trọng của chiến thắng tại Iwo Jima, và tự hỏi sao chỉ có vậy.”

Không những TQLC đã chiến đấu trong trận đánh tàn khốc nhất trong lịch sử binh chủng mà còn giành chiến thắng tại 1 trận đánh tàn bạo vô tiền khoáng hậu trong quân sử Hoa Kỳ. Nhưng những TQLC trẻ tuổi dũng cảm khi lên tàu rời đảo Iwo Jima lại ko hề tỏ ra hân hoan trước thắng lợi. Họ chỉ cảm thấy sâu sắc nỗi buồn đau, mất mát. Họ sẽ ko bao giờ quên những người nằm lại phía sau và cũng ko muốn đất nước lãng quên cái tên khủng khiếp, 1 nơi đẫm máu, nơi có ngọn cờ Mỹ tung bay theo gió trên đất người và cửa ngõ tiến vào nước Nhật bị mở toang.

Cái tên đó giờ đã trở thành bất tử. Nó sánh ngang với Valley Forge, Gettysburg, Belleau Wood và Guadalcanal.

Thủy sư đô đốc Chester W. Nimitz đã đưa tên Iwo Jima lên văn bia của mình.
“Tinh thần dũng cảm trở thành 1 đức tính phổ biến cho tất cả những lính Mỹ trên đảo Iwo Jima.”

Niên biểu các sự kiện trong chiến dịch xâm chiếm Iwo Jima

24/11/1944 Máy bay B-29 trên quần đảo Mariana lần đầu tiên oanh tạc Tokyo.

8/12/1944 Hải quân Mỹ pháo kích Iwo Jima. Và tiếp tục đến oanh kích trong các ngày 27/12, 5/1, và 24/1.

15-16/2/1945 Quân đoàn đổ bộ số 5 rời quần đảo Mariana sau khi đã diễn tập tấn công lên đảo Iwo Jima.

16-18/2/1945 Hải quân hỗ trợ tiến hành oanh kích chuẩn bị cho cuộc đổ bộ Iwo Jima bằng trọng pháo và máy bay.

19/2/1945 Sư đoàn 4 và sư đoàn 5 đổ bộ lên đảo và thiết lập đầu cầu. Lính Ong biển lên bờ để làm đường tiếp tế.

22/2/1945 trung đoàn 21, sư đoàn 3 lên tham chiến trong khu vực của sư đoàn 4. Máy bay “Thần phong” Nhật tiến công tàu yểm trợ ngoài khơi Iwo Jima.

23/2/1945 Trung đoàn 28 TQLC thượng cờ trên đỉnh núi Suribachi.

25/2/1945 Đơn vị cuối cùng của sư đoàn 3 tham chiến. Sư đoàn 4 bước vào “cối xay thịt”.

27/2/1945 Sư đoàn 3 vượt qua sân bay số 2 và đồi 199.

1/3/1945 Sư đoàn 5 tràn ngập đồi 362A. Sư đoàn 3 quét sạch sân bay số 3.

3/3/1945 TQLC sư đoàn 5 chiếm được đồi 362B

4/3/1945 “Cối xay Thịt” bị sư đoàn 4 phá vỡ. Chiếc B-29 đầu tiên hạ cánh xuống đảo.

6/3/1945 Máy bay P-51 Mustangs và P-61 Black Widows của không quân tới đảo Iwo.

7/3/1945 Sư đoàn 3 tấn công trước bình minh lên đồi 362C và chiếm được đồi vào cuối ngày.

8/3/1945 Quân Nhật tổ chức tấn công tự sát vào ban đêm và bị đẩy lui với tổn thất nặng nề.

9/3/1945 TQLC của sư đoàn 3 tiến đến đầu kia của đảo.

16/3/1945 Vị trí kiên cố cuối cùng bị sư đoàn 3 nhổ cùng việc xóa xổ “cái túi Cushman”. Tướng Kuribayashi báo cho Tokyo về việc Iwo Jima sắp thất thủ.

19/3/1945 Sư đoàn 4 lên tàu về Hawaii.

26/3/1945 Lính Nhật sống sót phát động cuộc tấn công tuyệt vọng vào sáng sớm nhằm vào các đơn vị TQLC và không quân gần sân bay số 2.

Trận Iwo Jima được chính thức tuyên bố đã kết thúc.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét