Thứ Hai, 4 tháng 8, 2014

Tiềm lực quân sự của Việt Nam

Theo đánh giá của Globalfirepower, Việt Nam hiện là sức mạnh quân sự xếp thứ 23 thế giới. Sự đánh giá này dựa vào trên 50 tiêu chí mà dưới đây là một vài tham số tiêu biểu.

Bất kể một quốc gia nào, khi có tình huống chiến tranh, nguồn nhân lực vẫn là quan trọng nhất. Nguồn nhân lực sẽ quyết định khả năng bổ sung quân số cũng như khả năng cung cấp các nguồn lực để tiếp tục cuộc chiến.
Theo đánh giá của tạp chí nói trên, các số liệu về nguồn nhân lực của Việt Nam như sau:
Tổng dân số: 92.477.857 người
Nhân lực có sẵn cho chiến đấu: 50.645.430 người
Người đủ tiêu chuẩn phục vụ: 41.503.949
Số lượng đến tuổi quân hàng năm: 1.635.084
Lực lượng quân đội thường trực: 412.000
Lực lượng quân dự bị: 5.040.000
Lực lượng Lục quân
Lục quân Việt Nam không được tổ chức riêng một Bộ Tư lệnh như các quốc gia khác mà trực thuộc Bộ Tổng tham mưu Quân đội Nhân dân Việt Nam. Lực lượng Lục quân hiện nay gồm 4 quân đoàn chủ lực, 7 quân khu và 1 Bộ Tư lệnh vùng (Hà Nội).
Bộ binh Quân đoàn 4 trong một cuộc tập trận.
Bộ binh Quân đoàn 4 trong một cuộc tập trận.
Lục quân Việt Nam đã có quá trình xây dựng và trưởng thành lâu dài. Suốt 2 cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, Lục quân là lực lượng tác chiến chủ lực của Quân đội Nhân dân Việt Nam.
Theo số liệu của Globalfirepower, các vũ khí chính của Lục quân Việt Nam gồm:
Xe tăng: 3200
Xe bọc thép chiến đấu: 2100
Pháo tự hành: 520
Pháo xe kéo: 2200
Pháo phản lực: 1300
Sức mạnh Không quân
Không quân Việt Nam chỉ mới ra đời từ kháng chiến chống Mỹ do Liên Xô và Trung Quốc viện trợ máy bay và đào tạo phi công giúp. Trong kháng chiến chống Mỹ, Không quân Việt Nam chủ yếu chỉ có các máy bay tiêm kích Mig-17, Mig-19 và Mig-21.
Ngoại trừ Mig-21, các loại Mig-17 và Mig-19 được đánh giá là lạc hậu và yếu kém hơn các loại máy bay Mỹ như F-4, F-105, F-5… Tuy nhiên, Không quân Việt Nam đã cố gắng sáng tạo các lối đánh hiệu quả để đánh chặn các cuộc không kích ồ ạt của Mỹ.
Máy bay Su-30 của Việt Nam ném bom hỗ trợ tấn công mặt đất trong một cuộc tập trận.
Máy bay Su-30 của Việt Nam ném bom hỗ trợ tấn công mặt đất trong một cuộc tập trận.
Kết thúc cuộc chiến, theo Wikipedia, tỉ lệ rơi máy bay của hai bên là 1/1,3 nghĩa là cứ 1 máy bay Việt Nam đổi 1,3 máy bay Mỹ.
Không quân Việt Nam cũng đã tiến hành các trận đánh gây tiếng vang trên thế giới như trận tập kích tàu chiến Mỹ ở Biển Đông. Đặc biệt là các tiêm kích Mig-21 đã bắn rơi được B-52, trở thành lực lượng Không quân duy nhất trên thế giới hạ được pháo đài bay B-52.
Cho đến hiện nay, Không quân Việt Nam đã phát triển hơn thời chống Mỹ rất nhiều với đủ cả tiêm kích lẫn máy bay tấn công mặt đất, vận tải… Sau đây là số liệu cụ thể:
Tiêm kích đánh chặn: 209
Máy bay ném bom: 209
Vận tải: 139
Huấn luyện: 26
Trực thăng: 141
Trực thăng tấn công: 25
Sức mạnh Hải quân
Hải quân Việt Nam cũng chỉ mới ra đời từ trong kháng chiến chống Mỹ với những tàu thuyền nhỏ do Liên Xô viện trợ. Do lực lượng Hải quân Việt Nam yếu nên trong suốt cuộc chiến chống Mỹ, Hải quân Mỹ gần như làm chủ Biển Đông và vịnh Bắc Bộ.
Trận đánh nổi tiếng nhất của Hải quân Việt Nam là trận đánh của 3 tàu phóng lôi Việt Nam với tàu khu trục Maddox ở trong vùng biển vịnh Bắc Bộ hồi đầu tháng 8/1964.
Pháo phản lực BM-21 của Việt Nam.
Pháo phản lực BM-21 của Việt Nam.
Hiện nay, Hải quân Việt Nam đang được ưu tiên hiện đại hóa để đảm bảo đủ sức bảo vệ chủ quyền biển đảo của đất nước. Sau đây là số liệu:
Tổng số tàu: 65
Tàu khu trục: 7
Tàu hộ tống: 9
Tàu ngầm: 1
Tàu phòng thủ ven biển: 21
Tàu phóng lôi: 8
Nguồn dầu khí
Mặc dù có những tiến bộ trong công nghệ chiến tranh, xăng dầu vẫn là huyết mạch của bất kỳ lực lượng chiến đấu nào. Do vậy nguồn xăng dầu cũng là một yếu tố quan trọng phải xét đến trong sức mạnh tổng hợp của một quân đội. Số liệu của Globalfirepower cho biết:
Sản lượng dầu sản xuất: 300.500 thùng/ngày
Lượng tiêu thụ: 325.000 thùng/ngày
Trữ lượng dầu đã được chứng minh: 4.400.000.000 thùng/ngày
Hệ thống hậu cần
Chiến tranh đòi hỏi cung cấp ngày càng nhiều nguồn lực trong các trận chiến. Khả năng hậu cần lại phụ thuộc vào các năng lực vận tải như hệ thống đường sá, nút giao thông cho phép quân đội có thể linh hoạt điều động lực lượng.
Bên cạnh đó, một yếu tố khác không kém phần quan trọng là lực lượng lao động của quốc gia. Lực lượng này sẽ phản ánh trực tiếp cho năng lực cung cấp các nhu yếu phẩm cho chiến tranh như bom đạn, thuốc men, phụ tùng thiết bị hay đơn giản nhất là quần áo của quân đội. Lực lượng lao động lớn sẽ cung cấp các nguồn lực cho quân đội để có thể duy trì sức chiến đấu lâu hơn.
Các số liệu được liệt kê là:
Lực lượng lao động: 52.290.000 người
Đội tàu buôn bán: 579
Các cảng quan trọng: 6
Đường bộ: 180.549 km
Đường sắt: 2.632 km
Sân bay: 45
Nguồn tài chính
Bất kể sức mạnh quân sự nào với số lượng vũ khí ra sao, chiến tranh vẫn chịu sự chi phối quan trọng của nguồn tài chính. Trong sức mạnh tài chính nói chung, có 4 vấn đề được nêu ra là ngân sách chi cho quốc phòng để duy trì quân đội, nợ nước ngoài, dự trữ ngoại hối và sức mua tương đương.
Trong đó, nợ nước ngoài phản ánh tình trạng tài chính của cả quốc gia. Một quốc gia nợ nhiều thì khó có thể mạnh chi cho quốc phòng.
Ngân sách quốc phòng: 3.365.000.000 USD
Nợ nước ngoài: 6.395.000.000 USD
Dự trữ ngoại hối và vàng: 26.110.000.000 USD
Sức mua tương đương: 336,2 USD
(sưu tầm)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét