Mein Kampf - Cuộc chiến đấu của tôi - A.Hitler
Mục lục
Chương 1: Ở nhà bố mẹ
1.1: Bố Hitler choáng váng khi nghe quyết định môn học con mình
1.2: Điều gì đã quyết định tương lai của Hitler?
Chương 2: Những năm tháng học tập và gian khó ở Vienna
2.1: Kẻ nào bị kẹt cứng giữa hàm răng lũ rắn mới biết chúng đầy nọc độc
2.2: Suy nghĩ của Hitler trong môi trường sống khổ sở và bẩn thỉu
2.3: Cuộc chạm trán đầu tiên của Hitler
2.4: Giai cấp tư sản chẳng bao giờ có thể bù đắp được tội lỗi của mình
2.5: Những suy nghĩ về thế lực xấu của Hitler
2.6: Bộ mặt quỷ quyệt của chủ nghĩa Marx
2.7: Tất cả mọi chuyện với tôi dường như quá tàn ác
2.8: Sự ghê tởm của dân Do Thái
2.9: Không thể bắt tôi từ bỏ quan điểm “căm ghét” dân Do Thái
2.10: Hitler nhìn nhận sự “rèn luyện” từ Vienna
Chương 3: Những tư duy chính trị chung thời tôi ở Vienna
3.1: Hitler: Không ai hiểu rõ chính trị hơn tôi
3.2: Cuộc cách mạng năm 1848
3.3: Lãnh đạo và nghệ thuật giải thích
3.4: Cướp đi trí tuệ của nhà báo lưu manh
3.5: Tổ chức và những con chuột dối trá hạng nhất
3.6: Mein Kampf (Tập 1) – Chương 3.6: Thế giới chẳng tồn tại cho những dân tộc yếu hèn
3.7: Nguyên nhân sụp đổ phong trào toàn Đức trên Áo
3.8: Biến động lớn trên thế giới được chỉ đạo bởi ngòi bút?
3.9: Thủ đoạn sử dụng linh mục và những người chăm sóc tâm linh
3.10: Triết lý “thiên tài” của bậc thủ lĩnh cỡ lớn?
3.11: Những thu hoạch từ Vienna
Chương 4: Munich
4.1: Có 4 con đường để tránh một tương lai đáng sợ
4.2: Số phận và viễn cảnh của nước Đức sẽ ra sao?
4.3: Liên minh có thật sự “dở hơi”?
4.4: Hitler: “Tương lai của dân tộc Đức chính là phải tiêu diệt chủ nghĩa Mác”
Chương 5: Thế chiến
5.1: Hitler tham gia cuộc chiến
5.2: Chàng chiến sĩ ngày nào giờ đã trở thành người lính già
Chương 6: Tuyên truyền chiến tranh
Chương 7: Cuộc cách mạng
7.1: Hitler bị trúng độc
Chương 8: Tôi bắt đầu hoạt động chính trị
Chương 9: Đảng công nhân Đức
VI. Tập 2: Phong trào xã hội chủ nghĩa Quốc gia
Chương 1: Thế giới quan và Đảng
1.1: Học thuyết chủ nghĩa Mác
Chương 2: Phân biệt 3 quan điểm của Nhà nước
2.1: Sứ mệnh của Nhà nước
2.2: Quá trình đầu độc dòng máu tộc người
2.3: Môn thể thao bị người dân cho là mất phẩm giá
2.4: Những tàn tật về đạo đức
2.5: Con ngựa quý không phải cương nào cũng chịu mang
2.6: Đánh giá một nhân tài thế nào?
Chương 3: Người có quốc tịch và công dân
Chương 4: Tính cá nhân tư tưởng Nhà nước nhân dân
Chương 5: Thế giới quan và Tổ chức
Chương 6: Cuộc đấu tranh trong thời gian đầu - Ý nghĩa của diễn thuyết
6.1: Sự phát triển thần kỳ của phong trào
Chương 7: Cuộc đấu tranh với mặt trận Cộng sản
7.1: Kẻ cướp có chủ tâm khiến người tử tế trở nên khó khăn
7.2: Cuộc cách mạng chỉ có thể xảy ra do sự lãnh đạo tai hại
7.3: Hitler vẽ hình dáng lá cờ thế nào?
7.4: Hitler và sự thành công diễn thuyết
7.5: Mọi cuộc cách mạng được thông báo trước thì đa phần đều không xảy ra
Chương 8: Kẻ mạnh là kẻ có quyền lực nhất
8.1: Quá trình "chia rẽ toàn dân tộc"
Chương 9: Những tư tưởng cơ bản về ý nghĩa và tổ chức của Sư đoàn bão táp S.A
9.1: Hội “chuyên chính nhân dân” ra đời thế nào?
9.2: Cuộc cách mạng thành công nếu tiến hành phân rã quân đội?
9.3: Ham muốn chính trị thiên tài
9.4: Làm sao chiếm được trái tim của một dân tộc?
9.5: Cột chống quan trọng nhất của quyền lực?
9.6: “Ngày của người Đức” tại Koburg
9.7: Vùng Koburg và những tên khủng bố đỏ
Chương 10: Chủ nghĩa Liên bang chỉ là giả tạo
10.1: Nghệ thuật mà bọn độc tài hay sử dụng?
10.2: Thủ đoạn tinh vi của người Do Thái là gì?
10.3: Thế nào là một nhà nước Liên bang?
10.4: Năng lực của Đế chế Bismarck là gì?
10.5: “Quyền lực bên trong của hệ thống Chính phủ?
Chương 11: Công tác tuyên truyền và công tác tổ chức
11.1: Nhiệm vụ của công tác tuyên truyền là gì?
11.2: Tại sao phải tìm kiếm người đặc biệt cho công tác tuyên truyền?
Chương 12: Vấn đề công đoàn
Chương 13: Chính sách Liên minh Đức hậu Thế chiến
13.1: Kẻ nào khuấy động phong trào làm sụp đổ nước Đức?
13.2: Thói quen lừa phỉnh mà bọn Do Thái đã rất thuần thục?
13.3: Đâu là chính sách liên minh tích cực?
Chương 14: Định hướng phương Đông hay chính sách phương Đông
14.1: Tầm quan trọng của liên minh về mặt quân sự
Chương 15: Quyền được phòng thủ khẩn cấp
15.1: Cuộc kháng chiến chống Pháp có hoàn toàn vô nghĩa?
VII.Kết luận
LỜI BAN BIÊN TẬP
Có một tác phẩm nổi tiếng khắp thế giới của Adolf Hitler từ năm 1924 mà cho đến thời điểm hiện tại ít ai biết đến vì chưa có phiên bản tiếng Việt. Với tên gốc là Mein Kampf, cuốn sách “Đời tranh đấu của tôi” trình bày tư tưởng và âm mưu của Adolf Hitler về Đế chế Đức khi ông ta lên nắm quyền. Chính vì sự hấp dẫn của tác phẩm đó nên BBT chia sẻ với quý bạn đọc trong mục chuyên đề kỳ này bằng tiếng Việt.
Nội dung trong tập 1 đề cập đến việc Hitler xách động vụ Đảo chính Nhà hàng bia ngày 8 tháng 11 năm 1923, nhưng bị đàn áp một cách đẫm máu, bị án tù bắt đầu từ ngày 1 tháng 4 năm 1924. Án tù này tạo cho Hitler một thời gian tĩnh lặng để suy nghĩ, phân tích và đặt ra những kế hoạch kinh thiên động địa cho tương lai, và cũng trong thời gian này Hitler đã viết lên tác phẩm Mein Kampf.
Hitler muốn đặt tựa đề cho quyển sách là “Bốn năm rưỡi tranh đấu chống lại những dối trá, ngu xuẩn và hèn nhát”, nhưng Max Amann, nhân viên quản trị cứng đầu trong ngành xuất bản của Quốc xã, người sẽ lo phát hành quyển sách, phản đối cái tựa nặng nề – và khiến cho sách khó bán chạy – nên đề nghị tựa là “Cuộc tranh đấu của tôi” (Mein Kampf). Amann cảm thấy thất vọng não nề về nội dung… Thoạt tiên, ông đã hy vọng một câu chuyện cá nhân trong đó Hitler sẽ kể lại bước đường tiến thủ từ một anh “công nhân” vô danh ở Wien đến vị thế nổi tiếng cả thế giới. Nhà quản trị “cứng đầu” của Quốc xã cũng mong những chi tiết nội tình của vụ bạo loạn ở nhà hàng bia, tấm kịch và trò nước đôi của ông chắc chắn sẽ khiến quyển sách thu hút người đọc. Nhưng Hitler đã quá khôn lanh về điểm này, không muốn khơi lại đống tro tàn trong khi Đảng Quốc xã đang bị loại ra ngoài vòng pháp luật. Không có mấy lời nói đến vụ bạo loạn bất thành trong quyển Mein Kampf.
Trong tác phẩm Mein Kampf, Hitler diễn giải thêm tư tưởng của ông ta và áp dụng đặc biệt vào vấn đề không những phục hồi một nước Đức bị thất trận và nhiễu nhương đến một vị thế chưa từng đạt được bao giờ trước đây, mà còn tạo nên một quốc gia mới, một quốc gia dựa trên chủng tộc và quy tụ mọi người Đức còn đang sống bên ngoài biên giới Đức. Trong quốc gia đó sẽ thiết lập chế độ độc tài tuyệt đối dưới quyền một Lãnh tụ – chính là ông ta – để ban hành mệnh lệnh cho một tầng lớp lãnh đạo nhỏ hơn, rồi những người này sẽ truyền lệnh xuống bên dưới.
Vì thế, quyển sách trước nhất vạch ra nước Đức tương lai và cách thức mà Đức sẽ trở thành “chủ nhân của thế giới”, như cách tác giả phát biểu ở trang cuối.
Làm thế nào đế chế Đức mới sẽ chiếm lại vị thế cường quốc trên thế giới và từ đó làm chủ nhân của thế giới? Hitler suy nghĩ về câu hỏi này trong tập đầu tiên, phần lớn được viết trong thời gian ông ta ngồi tù năm 1924, rồi trở lại viết thêm chi tiết trong tập hai, được hoàn tất năm 1926.
Làm thế nào đế chế Đức mới sẽ chiếm lại vị thế cường quốc trên thế giới và từ đó làm chủ nhân của thế giới?
Bành trướng ra nơi khác? Nơi nào? Về vấn đề này, Hitler dẫn đến trọng tâm của chính sách ngoại giao mà ông sẽ trung kiên theo đuổi khi trở thành nhà lãnh đạo Đức. Ông nói thẳng thừng: “Đức phải bành trướng về hướng Đông – chủ yếu là chiếm đất của Nga”.
Theo Hitler, Hoàng tộc Đức ngày xưa Hohenzollern đã sai lầm khi tìm kiếm thuộc địa xa xôi ở Châu Phi, nhưng đất ở Châu Âu đã bị chiếm hết rồi. Hitler nhận ra: “thiên nhiên đã không dành sẵn đất này đặc biệt cho quốc gia hoặc chủng tộc nào, đất này là để cho dân tộc nào có đủ sức mạnh mà lấn chiếm.” Nhưng nếu chủ nhân hiện tại phản đối thì sao? “Thế thì luật tự sinh tồn sẽ phát huy, nếu không có phương pháp ôn hòa thì phải dùng vũ lực.”
Theo Hitler, “chỉ có thể chiếm đất ở miền Đông… Nếu cần đất ở Châu Âu thì chỉ có thể chiếm lấy đất của Nga”.
Nếu một đầu óc bệnh hoạn suy nghĩ ra những tư tưởng mà người bình thường trong thế kỷ 20 thấy là quái đản thì không nói làm gì? Điều kỳ lạ là hàng triệu người Đức, sau khi đã đọc qua quyển Mein Kampf lại tiếp thu một cách cuồng tín luồng tư tưởng như thế, và còn bị tư tưởng ấy dẫn đến chỗ hủy diệt cho hàng triệu con người vô tội bên trong và đặc biệt bên ngoài nước Đức.
LỜI TỰA CỦA A.HITLER
Ngày 1 tháng 4 năm 1924, theo phán quyết của Toàn án Nhân dân Munich, tôi bắt đầu những ngày tháng bị giam cầm tại pháo đài Landsberg am Lech.
Lần đầu tiên sau bao nhiêu năm làm việc liên tục, tôi có cơ hội bắt tay vào một công việc mà nhiều người mong mỏi tôi thực hiện và cũng là công việc mà tôi thấy sẽ đóng góp nhiều cho phong trào. Tôi quyết định viết hai tập sách về mục đích và quá trình hình thành phát triển của phong trào. Qua các cuốn sách này, các bạn sẽ học được nhiều điều hơn bất kỳ thứ luận thuyết thuần túy giáo điều nào.
Viết sách cũng là cơ hội tôi giãi bày về quá trình tôi trưởng thành, ở chừng mực nào đó sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn nội dung cuốn sách và xóa bỏ những chuyện bịa đặt dối trá mà bọn người Do thái đã rêu rao về tôi trên báo chí.
Cuốn sách này không dành cho những kẻ ngoài cuộc mà dành cho những con người trung thành đã gắn bó với phong trào bằng cả trái tim, cho những trí tuệ vẫn thiết tha tìm đến sự khai sáng tuyệt đối. Tôi hiểu rằng con người thường dễ bị đánh bại bởi lời nói hơn là những gì được viết ra. Tôi cũng hiểu rằng sự lớn mạnh của tất cả những phong trào lớn trên trái đất đều là nhờ vào những nhà hùng biện vĩ đại chứ không phải là những đại văn hào.
Tuy vậy, một học thuyết muốn được truyền bá một cách thống nhất và chặt chẽ về lý luận thì cũng cần được ghi chép để lưu lại. Với mục đích ấy, tôi mong muốn cuốn sách này sẽ là nền móng để từ đó chúng tà cùng xây nên ngôi nhà chung.
NHÀ TÙ PHÁO ĐÀI
CHƯƠNG 1: Ở NHÀ BỐ MẸ
Ngày hôm nay, dường như số phận đã ưu ái tôi khi chọn thành phố Braunau bên dòng sông Inn là nơi tôi sinh ra. Thành phố nhỏ bé này nằm ở ranh giới giữa hai bang của nước Đức nên ít ra thế hệ trẻ bọn tôi cũng phải gắng hợp nhất bằng mọi giá và xem đó là sự nghiệp cả đời.
Nước Áo-Đức phải trở về đất mẹ Đức vĩ đại, nhưng không phải vì bất kỳ toan tính kinh tế nào. Không, ngàn lần không, ngay cả khi xét từ góc độ kinh tế, sự hợp nhất đó chẳng ích lợi gì. Đúng thế, ngay cả khi việc đó là có hại thì nhất thiết vẫn phải tiến hành. Mỗi dòng máu đều đòi một đế chế. Nước Đức sẽ không bao giờ có quyền can dự vào chính trị vùng thuộc địa trừ khi đứa con của Đức lại trở về với mẹ trong một ngôi nhà chung. Chỉ khi nào Đế chế còn lại một người Đức cuối cùng mà không thể đảm bảo được bánh mì hàng ngày cho anh ta, lúc đó mới có giành lấy đất đai ngoại bang từ chính nỗi thống khổ của người dân chúng ta. Lưỡi kiếm của họ sẽ trở thành cày cuốc cho chúng ta và bánh mì cho thế hệ tương lai sẽ mọc lên từ nước mắt của cuộc chiến tranh. Vì thế, với tôi, cái thành phố vùng biên giới này là biểu tượng của một sứ mệnh vĩ đại. Nói cách khác, nó là lời nhắc nhở tôi về ngày hôm nay. Hơn một trăm năm trước, vùng đất tầm thường này đã được trao sứ mệnh lưu danh sử sách, chí ít là trong lịch sử nước Đức, bởi đây là nơi chứng kiến một thảm họa bi kịch làm chấn động khắp nước Đức. Vào lúc nỗi sỉ nhục quốc gia lên đến đỉnh điểm thì chính tại đây, Johannes Palm, một dân thường, một người bán sách, một người theo chủ nghĩa dân tộc không thỏa hiệp và một người căm thù quân Pháp, đã hy sinh cho nước Đức mà ông ta yêu say đắm ngay cả khi đất nước đang trong cơn hoạn nạn. Ông đã kiên quyết từ chối khai báo các cộng sự cũng đồng thời là cấp trên của mình. Ông làm nhớ đến Leo Schlageter. Giống như Schlageter, ông đã bị chính một thành viên trong chính phủ tố cáo. Cái tiếng tăm chẳng ai thèm muốn ấy đã thuộc về một tên cảnh sát trưởng ở Ausburg. Đó cũng là một ví dụ về hình ảnh bọn quan chức chính phủ trong đế chế của ngài Severing.
Cái thành phố bé nhỏ bên dòng sông Inn này, nơi ánh lên những tia hy vọng của những số phận Đức thống khổ, nơi thuộc về Bavaria từ trong máu thịt nhưng lại là đất của bọn Áo, cũng chính là nơi bố mẹ tôi sống trong những năm 1880. Bố tôi là một công chức mẫn cán còn mẹ tôi thì dành cả đời để chăm sóc gia đình và hiến dâng cho bọn trẻ chúng tôi tất cả sự chăm sóc và tình yêu thương bất tử. Tôi không nhớ nhiều lắm về những ngày tháng sống ở đây vì chỉ vài năm sau, bố tôi buộc phải rời bỏ cái thành phố bé nhỏ mà ông hằng yêu quý, chuyển xuống vùng hạ lưu sông Inn để nhận một công việc mới tại Passau.
Ngày đó, việc di chuyển liên tục là chuyện thường thấy ở các cán bộ hải quan nước Áo. Ít lâu sau, bố tôi được cử tới Linz. Tại đó ông về hưu và sống bằng trợ cấp hưu trí. Ấy thế nhưng điều đó không có nghĩa là thoải mái với một người già cả như bố tôi. Là con trai của một nông dân nghèo, khi còn trẻ, ông không thể chịu nổi việc ngồi ở nhà. Chưa đầy mười ba tuổi, ông đã khoác ba lô trốn khỏi nhà ở vùng Waldviertel. Bất chấp lời khuyên ngăn của những người cùng làng dày dặn kinh nghiệm, ông tự tìm đường tới Vienne và học cách kinh thương tại đó. Đó là vào những năm 1850. Một quyết định liều lĩnh, lên đường chỉ với ba gunđơn làm lộ phí và lao vào những thứ mình không hề biết. Ở tuổi mười bảy, ông kết thúc giai đoạn tập sự nhưng chẳng lấy thế làm hài lòng. Trái lại là đằng khác. Ông đã vượt qua quãng thời gian vất vả và đăng đẳng, những khó nhọc bất tận và bao đau đớn, nhờ thế càng thêm quyết tâm từ bỏ việc buôn bán để trở thành một điều gì đó tốt đẹp hơn. Trước kia, chàng trai nghèo coi linh mục là biểu tượng của sự cao quy nhất mà con người đạt được, giờ đây giữa thành phố lớn, ông đã mở rộng tầm mắt hơn và thấy rằng cao quý nhất là trở thành một viên chức. Bằng tất cả lòng kiên trì của một chàng trai trẻ, mới mười bảy tuổi nhưng đã già đi bởi những lo toan và vất vả, ông đã theo đuổi đến cùng quyết định của mình và cuối cùng đã trở thành viên chức nhà nước. Sau gần hai mươi ba năm, ông đã đi tới đích. Như vậy, ông dường như đã hoàn thành lời thề từ thời thơ ấu: không bao giờ trở về nơi chôn rau cắt rốn nếu chưa làm được điều gì cho bản thân.
Mục tiêu đã đạt được nhưng chẳng ai còn nhớ tới cậu bé của những ngày xưa, và tới ông, ngôi làng xưa cũng trở nên xa lạ.
Cuối cùng, khi về hưu ở tuổi năm mươi sáu, ông không thể nào chịu nổi một ngày nhàn rỗi ngồi không. Ông mua một trang trại gần khu chợ làng Lambach vùng thượng Áo, ở đó ông tự làm việc và như thế, tiếp nối quãng đời cần cù lao động, ông lại trở về với công việc mà tổ tiên đã từng làm.
Cũng chính vào thời gian đó, trong tôi hình thành mẫu hình lý tưởng đầu tiên. Những cuộc rong chơi ngoài trời, quãng đường dài đi bộ tới trường, và nhất là sự giao du với mấy cậu bạn to con, điều mà đôi khi vẫn làm mẹ tôi khổ tâm, đã biến tôi thành một người không thể ở nhà. Dù rằng khi đó tôi hiếm khi suy nghĩ nghiêm chỉnh xem sau này sẽ làm nghề gì nhưng rõ là tôi không thể đồng tình với định hướng nghề nghiệp của bố tôi trong bất kỳ hoàn cảnh nào. Tôi tin rằng kể cả khi đó tài hùng biện của tôi được nảy nở qua những lần tranh cải ít nhiều có phần hung dữ với bạn cùng lớp. Tôi trở thành một kẻ đầu sỏ; ở trường, tôi học hành dễ dàng và có thể nói là rất tốt, nhưng mặt khác tôi lại là học sinh hay gây rắc rối. Thời gian rảnh, tôi học hát ở tu viện Lambach. Đó chính là cơ hội tuyệt vời làm cho tôi đâm ra mê mẩn sự tráng lệ, uy nghi của các lễ hội hoành tráng ở nhà thờ. Ý tưởng muốn trở thành cha trưởng tu viện đến với tôi tự nhiên như khi xưa bố tôi từng muốn làm linh mục, một mẫu hình cao quý đáng thèm muốn nhất trên đời. Ít nhất thì ý định đó cũng kéo dài một thời gian. Tuy nhiên, chính vì bố tôi, với những lý do có thể thông cảm được, tỏ ra không thể đánh giá cao tài hùng biện của cậu con trai ngỗ ngược, hay chí ít cũng đưa ra những kết luận có lợi cho tương lai của con mình, nên ông đã không thể, lẽ tất nhiên rồi, có chút thông cảm nào với những ý tưởng của tuổi trẻ. Ông lo ngại quan sát sự xung đột của bản chất tự nhiên.
Cũng tình cờ, niềm khao khát vươn tới mẫu hình lý tưởng của tôi sớm tan biến, bất luận thế nào, và nhường chỗ cho những hy vọng phù hợp với tính khí của tôi hơn. Trong khi lục lọi thư viện của bố, tôi tình cờ tìm thấy rất nhiều sách về quân sự trong đó có một ấn phẩm nổi tiếng viết về cuộc chiến Đức-Pháp thời những năm 1870-1971. Ấn phẩm gồm hai số báo trong một tạp chí định kỳ của thời đó mà tới giờ vẫn là thứ tôi thích đọc. Chẳng bao lâu, cuộc chiến vĩ đại và anh hùng đã trở thành những trải nghiệm nội tâm sâu sắc nhất trong đời tôi. Kể từ đó tôi ngày càng say mê tất cả những gì liên quan tới chiến tranh theo mọi cách, hay những gì viết về đời sống của người lính.
Ở góc độ khác, sự thay đổi này thật quan trọng đối với tôi. Lần đầu tiên, trong nhận thức của tôi nảy ra nhiều câu hỏi, dẫu rằng còn có phần lộn xộn, buộc tôi phải trả lời: Có sự khác nhau nào – và nếu có thì khác ở điểm nào – giữa những người Đức tham gia các trận chiến và những người Đức khác? Tại sao nước Áo lại tham gia chiến tranh? tại sao bố tôi và những người khác không chiến đấu?
Liệu chúng ta có giống như những người Đức khác?
Liệu chúng ta có thuộc về cùng một nơi hay không? Lần đầu tiên, trí óc non nớt của tôi day dứt bởi những câu hỏi đó. Tôi đặt ra những câu hỏi thận trọng và nhận được câu trả lời rằng không phải người Đức nào cũng có cái may mắn được thuộc về Đế chế Bismarck.
Điều này vượt quá khả năng hiểu biết của tôi.
CHƯƠNG 1.1: BỐ HITLER CHOÁNG VÁNG KHI NGHE QUYẾT ĐỊNH MÔN HỌC CON MÌNH
Gia đình đã quyết định tôi sẽ học lên trung học.
Bố tôi tin chắc rằng với bản chất của tôi, nhất là với cái tính khí của tôi, theo học ở một trường Gymnasium thiên về xã hội nhân văn là không đúng năng lực. Một trường theo kiểu Realschol có vẻ hợp ý ông hơn. Ông càng khăng khăng ý kiến của mình khi thấy tôi bộ lộ rất rõ năng khiếu vẽ vời, một thứ mà ông cho rằng luôn bị bỏ bê trong các trường Gymnasium. Lý do nữa có thể là do những trải nghiệm nghề nghiệp của bản thân đã khiến ông cho rằng các môn học khối xã hội nhân văn thật chẳng ích lợi gì cả và vì thế mà ông không thích. Về cơ bản, ông nghĩ và cáo ý định rằng con trai ông nhất định sẽ trở thành một viên chức giống như ông. Cũng là lẽ tự nhiên khi ông tin rằng chính nhờ những gian khó thời trai trẻ mà ông có được thành tựu như hôm nay, và nhất là ông đã thành ông bởi nghị lực và cần cù của bản thân. Chính lòng kiêu hãnh vì đã tự mình làm nên thành công ấy đã thúc đẩy ông mong muốn con trai cũng phải làm được như vậy, và tất nhiên có thể còn làm hơn thế nữa. Mong muốn ấy càng được củng cố khi ông tin rằng ông có thể giúp con trai mình rất nhiều trong bước đường phát triển.
Với ông, việc tôi từ chối trở thành người mà cả đời ông mong muốn là điều không thể tưởng tượng được. Bởi vậy, quyết định của ông rất đơn giản, dứt khoát, rõ ràng; tất nhiên đấy là bản thân ông thấy vậy. Rốt cuộc, với bản tính độc đoán áp đặt người khác hình thành từ những ngày tháng vật lộn mưu sinh vất vả, ông dường như không thể chịu đựng nổi khi phải từ bỏ quyết định về sự nghiệp của cậu con trai chưa trải đời mà cũng chẳng có tí ý thức gì về trách nhiệm. Không chỉ thế, với ông, đó là sự yếu đuối tội lỗi và đáng trách bởi đã không áp đặt được cái quyền làm cha mẹ và đã không thực hiện được trách nhiệm với tương lai của cậu con trai, và nói cho đúng thì điều đó hoàn toàn trái ngược với khái niệm của ông về bổn phận và nghĩa vụ.
Mọi việc sau này hóa ra hoàn toàn khác.
Vừa tròn mười một tuổi, lần đầu tiên trong đời tôi buộc phải chống đối người khác. Với một người luôn cứng rắn và kiên quyết thực hiện bằng được các kế hoạch và ý định của mình như bố tôi, cái việc cậu con trai cứ khăng khăng và ngoan cố không chấp nhận ý kiến của mình là một điều không dễ chịu một chút nào.
Tôi không muốn trở thành một viên chức.
Sự thuyết phục và các cuộc tranh luận nghiêm túc cũng chẳng hề làm tôi nao lòng. Không, nghìn lần không, tôi không muốn làm một viên chức. Dù bố tôi có cố hết sức kể những câu chuyện về chính cuộc đời ông để làm cho tôi thấy yêu quý cái nghề đó và hãnh diện vì được là viên chức, vẫn chỉ có một kết cục là sự chống đối. Tôi ngán ngẩm và ớn đến tận cổ với ý nghĩ ngồi trong một văn phòng, mọi tự do bị tước đoạt, không được làm chủ thời gian của mình và buộc phải làm cho cả đời mình trống rỗng thay vì đầy ắp những điều thú vị.
Vậy cái viễn cảnh ấy đã khơi lên những suy nghĩ gì ở một cậu bé trong thực tế chỉ được coi là “khá tốt” theo đúng nghĩa thông thường?
Việc học ở trường thì quá dễ nên thời gian tôi ở bên ngoài còn nhiều hơn là ở nhà. Ngày hôm nay, khi các đối thủ chính trị của tôi dành những tình cảm quan tâm tới cuộc điều tra về cuộc đời tôi, ngược dòng thời gian tìm về những ngày thơ ấu ấy và cuối cùng đã khám phá ra những trò đùa quá quắt mà Hitler này đã chơi ngay từ thời trai trẻ, tôi cảm tạ đấng thượng đế vì đã lưu giữ trong tôi những ký ức đẹp đẽ này. Những khu rừng và những bãi cỏ cũng chính là chiến trường, nơi giải quyết các cuộc xung đột vẫn tồn tại khắp mọi nơi trong đời sống.
Xét ở góc độ ấy, việc học hành của tôi mới bắt đầu ở trường Realschule quả có hơi khác biệt.
Nhưng lúc này, chắc chắn rằng có một cuộc xung đột cần giải quyết.
Chừng nào cái ý định bắt tôi làm viên chức của bố chỉ gặp phải thái độ khó chịu của tôi về mặt lý thuyết thì cuộc xung đột còn có thể ở mức chịu đựng được. Vì thế cho tới lúc ấy, ở một chừng mực nào đó tôi đã có thể giữ kín suy nghĩ của mình; không phải lúc nào tôi cũng cãi lại bố. Tôi đã xác định rất rõ sẽ không bao giờ trở thành viên chức và thế là đủ để tôi có được sự bình yên tuyệt đối trong tâm tưởng. Với tôi, quyết định ấy là không thể thay đổi. Mọi chuyện khó khăn hơn khi kế hoạch mà tôi tiến hành lại hoàn toàn đối lập với kế hoạch của bố. Điều đó xảy ra khi tôi mười hai tuổi. Bản thân tôi cũng chẳng rõ nó xảy ra thế nào, chỉ biết một ngày tôi bỗng nhận ra rõ ràng rằng tôi sẽ trở thành một họa sĩ, một nghệ sĩ. Đúng là chính vì năng khiếu vẽ của tôi mà bố tôi cho tôi học ở trường Realschule, nhưng chẳng bao giờ ông nghĩ rằng ở đây tôi lại được dạy dỗ theo chiều hướng ấy. Mọi việc diễn ra trái với suy nghĩ của bố. Sau một lần cãi lại ý muốn của bố, lần đầu tiên tôi được hỏi muốn làm nghề gì sau này, tôi đã buột miệng nói ra quyết định của mình, khiến bố tôi trong khoảnh khắc bỗng choáng váng lặng đi.
“Họa sĩ á? Nghệ sĩ á?”
Bố ngờ rằng tôi không được minh mẫn, hay có thể ông cho rằng đã nghe nhầm hoặc hiểu sai ý tôi. Nhưng khi hiểu rõ mọi chuyện, và nhất là khi cảm thấy tôi rất nghiêm túc với ý định của mình, ông bắt đầu phản đối bằng tất cả sự quyết tâm trong bản chất của mình. Quyết định của ông cực kỳ đơn giản bởi nhất quyết là không có cân nhắc gì hết, bất kể tôi có năng khiếu gì đi chăng nữa.
“Họa sĩ ư, không đời nào, chừng nào tao còng sống!” Nhưng rồi cậu con trai, ngoài những phẩm chất của mình lại thừa hưởng sự ngoan cố của bố nên vẫn cứ khăng khăng câu trả lời của mình. Tất nhiên, lần này câu trả lời đã ẩn chứa sự chống đối.
Cuộc chiến giữa hai bên xảy ra. Bố tôi nhất quyết “Không đời nào!” Còn tôi cũng khăng khăng “Có chứ ạ!”.
Kết quả dĩ nhiên chẳng vui vẻ gì. Bố tức điên lên còn tôi, dù rất yêu quý bố, cũng cảm thấy vô cùng bực bội. Bố ngăn cấm tôi không được nuôi bất kỳ hy vọng nào dù mong manh nhất rằng tôi có thể theo học nghệ thuật. Tôi tiến thêm một bước và tuyên bố rằng nếu vậy tôi sẽ không học hành gì nữa. Dĩ nhiên, với tuyên bố ấy tôi đã chuốc lấy sự trừng phạt; bố bắt đầu áp đặt quyền hành bắt tôi nghe theo ông một cách không thương xót. Chính vì thế mà về sau tôi chỉ im lặng nhưng lại hành động đúng như đã đe dọa. Tôi tin rằng một khi bố tôi thấy tôi học hành không tiến bộ, ông sẽ để tôi dành thời gian cho ước mơ của mình, cho dù ông có thích điều đó hay không.
Tôi không rõ mình tính toán như vậy có đúng không. Lúc đó, chỉ có một điều là chắc chắn: phải làm sao để ai cũng thấy là tôi học hành chẳng ra gì. Tôi chỉ học những gì mà tôi thấy thích và có thể cần cho tôi khi trở thành họa sĩ. Còn những cái tôi thấy vô bổ và nhạt nhẽo tôi chỉ phá mà thôi. Thế nên phiếu kết quả học tập của tôi, vì phụ thuộc vào môn học và sự tính toán của tôi, toàn thấy những điều đối nhau chan chát. Ngay cạnh những nhận xét “xuất sắc”, “giỏi”, lại thấy ngay lời phê “trung bình”, thậm chí “dưới trung bình”. Tôi được điểm cao nhất ở môn địa lý và môn lịch sử. Đó cũng là những môn học tôi yêu thích và luôn dẫn đầu trong lớp.
Giờ đây, sau bao nhiêu năm, khi nhìn kết quả của giai đoạn này, tôi chỉ thấy hai điều đặc biệt có ý nghĩa:
Một: Tôi đã trở thành một người theo chủ nghĩa dân tộc.
Hai: Tôi đã học để hiểu và nắm bắt được ý nghĩa của lịch sử nước Áo cũ là đất nước của các dân tộc.
Nhìn chung, vấn đề của Đế chế Đức, ít ra tại thời điểm đó, là hoàn toàn không thể nắm bắt được ý nghĩa của thực tế này đối với cuộc sống của người dân. Sau chiến thắng vẻ vang của đội quân anh dũng trong cuộc chiến Pháp-Đức, mọi người dần dần bớt quan tâm tới những người Đức sống ở nước ngoài; nhiều người không thể, có người còn không có khả năng đánh giá được tầm quan trọng của mình. Đặc biệt là khi nhắc đến những người Áo gốc Đức, người ta rất hay nhầm tưởng cái triều đại thoái hóa này với những con người khỏe mạnh, tráng kiện.
iều mà họ không thể nhận thức được đó là: chỉ khi nào những người Đức sống tại Áo thật sự là dòng giống ưu việt nhất họ mới giành được cái quyền khắc dấu ấn của mình vào một đất nước của năm triệu tâm hồn, với sự sâu sắc tới mức ngay cả ở Đức, người ta cũng nhầm tưởng rằng Áo chính là một bang của nước Đức. Đó là một sự ngu xuẩn kéo theo những hậu quả thảm khốc, và cũng là tấm bằng khen chói lọi tặng cho mười triệu người Đức sinh sống trong đế chế Ostmark. Chỉ có vài người Đức của Đế chế có khái niệm mơ hồ về cuộc chiến đấu không ngừng và quyết liệt để bảo vệ ngôn ngữ Đức, trường học Đức và lối sống Đức. Chỉ đến hôm nay, khi chính những nối thống khổ đau đón đó xảy đến với những người Đức của Đế chế, những người ở trong ách thống trị của ngoại bang vẫn mơ về tổ quốc chung và đấu tranh để bảo vệ quyền lợi thiêng liêng của mình với tiếng mẹ đẻ, người ta mới hiểu ra rằng thế nào là bị buộc phải chiến đấu cho dân tộc. Ngày hôm nay, có lẽ nhiều người đã nhận ra sự vĩ đại của những người Đức trong Đế chế Ostmark xưa cũ, những người chỉ biết dựa vào chính bản thân mình và hàng thế kỷ nay vẫn bảo vệ Đế chế khỏi xâm nhập từ phía Đông, rồi cuối cùng đã tiến hành cuộc chiến tranh du kích nhằm bảo tồn biên giới ngôn ngữ Đức, vào đúng thời điểm Đế chế đang mải mê quan tâm tới các thuộc địa nhưng lại thờ ơ với máu thịt của chính mình.
Cũng giống như mọi cuộc chiến khác, trong cuộc chiến ngôn ngữ ở nước Áo cũ, luôn luôn có sự tham gia của ba tầng lớp:
Các chiến sĩ, những người ngoài cuộc thờ ơ, và bọn phản bội.
Quá trình sàng lọc phân loại bắt đầu từ trong nhà trường. Sự thật đáng ghi nhận về cuộc chiến ngôn ngữ này là các phong trào đấu tranh nổi lên mạnh mẽ nhất ở khu vực trường học, bởi đây là nơi gieo mầm cho thế hệ tương lai. Đó là cuộc đấu tranh vì tâm hồn của thế hệ trẻ, và lời kêu gọi đầu tiên dành cho những người trẻ tuổi là:
“Các chàng trai Đức, đừng quên bạn là người Đức”, và “Hỡi các cô gái, hãy nhớ rằng các bạn sẽ trở thành những người mẹ Đức”.
Bất kỳ ai hiểu rõ tâm lý của đám thanh niên thì cũng sẽ hiểu rằng chính chúng ta là những người lắng nghe thích thú nhất những lời kêu gọi chiến đấu. Chúng tiến hành đấu tranh với vô vàn hình thức khác nhau, theo cách thức và bằng vũ khí của riêng chúng. Chúng từ chối hát những bài hát không phải là tiếng Đức. Mọi người càng cố tách chúng khỏi nước Đức anh hùng vĩ đại thì lòng nhiệt tình chiến đấu của chúng càng trở nên cuồng nhiệt; chúng nhịn ăn để tiết kiệm từng đồng xu cho cuộc chiến, nhạy cảm với những bài giảng của các giáo viên không phải là người Đức và đồng thời cũng phản đối kịch liệt các giáo viên đó; chúng đeo các phù hiệu đã bị cấm biểu tượng cho dân tộc mình và thấy hạnh phục với ai đó trừng phạt hay đánh đập chúng vì điều đó. Như vậy, xét ở phạm vi hẹp, chúng là hình ảnh phản ánh trung thực về cha mẹ mình, trừ một điều là niềm tin của chúng thì mạnh mẽ và chân thực hơn.
Bản thân tôi, khi còn trẻ, cũng đã có cơ hội tham gia cuộc chiến dân tộc ở đế quốc Áo cũ. Bọn tôi quyên góp cho Sudmark và các hiệp hội trong nhà trường; chúng tôi củng cố niềm tin bằng cách cài hoa xa cúc lam và mặc trang phục với ba màu đỏ, đen và vàng; “Heil”, chúng tôi chào nhau như vậy, và thay vì hát quốc ca của Đế quốc chúng tôi hát bài “Deutschland uber Alles”, bất chấp những lời cảnh báo và sự trừng phạt. Cứ như vậy, bọn trẻ được dạy về chính trị trong một thời kỳ mà theo thông lệ, môn học về quốc gia dân tộc hầu như chẳng chắc gì tới quốc tịch hay ngôn ngữ của chúng. Khỏi phải nói, ngay cả khi đó tôi cũng phải là kẻ thờ ơ lãnh đạm. Chỉ trong một thời gian ngắn, tôi đã trở thành một người theo “chủ nghĩa dân tộc Đức” cuồng nhiệt, dẫu rằng khái niệm ấy không giống với khái niệm mà Đảng của chúng ta ngày nay đang nói tới.
Điều này đã đem lại cho tôi những bước tiến bộ nhanh chóng, mười lăm tuổi, tôi đã hiểu được sự khác biệt giữa “chủ nghĩa yêu nước” của vương triều và “chủ nghĩa dân tộc” của nhân dân; và ngay cả khi đó tôi cũng chỉ quan tâm tới khái niệm sau:
Với những người chưa từng khổ công tìm hiểu về những điều kiện nội tại của nền quân chủ Habsburg, thật khó có thể hiểu hết một quá trình như vậy. Ở đất nước này, việc dạy môn lịch sử thế giới buộc phải cung cấp những mầm mống ban đầu cho quá trình phát triển ấy, bởi lẽ thực tế là hầu như không có thứ nào tương tự như lịch sử nước Áo. Vận mệnh của đất nước này gắn chặt với đời sống và sự phát triển của tất cả những người Đức tới mức sự chia cắt lịch sử thành các giai đoạn của Đức và Áo dường như là điều không tưởng tượng nổi. Thực vậy, khi rốt cuộc nước Đức bị chia thành hai phạm vi quyền lực, chính sự phân chia ấy lại là một phần trong lịch sử nước Đức.
Biểu tượng cho vinh quang của triều đại trước, được giữ gìn ở Vienna, dường như vẫn mang một lời nguyền ma thuật; nó tồn tại như một bằng chứng cho sự hợp nhất vĩnh viễn của hai số phận ấy.
Lời kêu gọi mãnh liệt của những người Áo gốc Đức đòi tái hợp với nước mẹ Đức vĩ đại được cất lên trong những ngày vương triều Habsurg sụp đổ chính là kết quả của niềm khao khát bấy lâu ngủ yên trong trái tim của mọi người – khao khát được trở về nơi quê cha đất tổ. Điều này thật khó lý giải nếu sự giáo dục lịch sử của những người Áo gốc Đức không khơi dậy một niềm khát khao lớn đến vậy. Ẩn trong sự giáo dục ấy là một giếng nước không bao giờ cạn, vào chính thời điểm của sự quên lãng, lại dâng lên cao hơn cả sự phồn thịnh khi đó, không người nhắc nhở về quá khứ và khẽ thì thầm một tương lai mới.
CHƯƠNG 1.2: ĐIỀU GÌ ĐÃ QUYẾT ĐỊNH TƯƠNG LAI CỦA HITLER?
Ngay cả bây giờ, việc dạy về lịch sử thế giới trong các trường trung học cũng vẫn ở trong những điều kiện rất kém. Rất ít giáo viên hiểu rằng mục đích học lịch sử không thể là chỉ học thuộc lòng những ngày tháng và sự kiện lịch sử và nói lại như một con vẹt; và rằng vấn đề không phải ở chỗ liệu học sinh có biết được chính xác khi nào thì cuộc chiến này hay cuộc chiến kia diễn ra, vị tướng nọ sinh ngày tháng năm nào, hay thậm chí ngày tháng lên ngôi của vị vua (một sự kiện thường được coi là chẳng đáng để ý). Không, thề có Chúa, điều này chẳng hề quan trọng.
“Học” lịch sử là phải tìm hiểu và tìm ra những yếu tố, nguyên nhân dẫn tới những sự kiện lịch sử đó.
Nghệ thuật đọc cũng như nghệ thuật học hỏi là ở chỗ phải giữ lại những điều quan trọng và bỏ qua những điều không quan trọng.
May mắn đã khiến tôi được học một thầy giáo lịch sử vốn trong số ít người tuân theo nguyên tắc này trong dạy học và kiểm tra, một điều mà có lẽ ảnh hưởng tới toàn bộ cuộc đời tôi sau này. Tiến sĩ Leopold Potsch, thầy giáo của tôi tại trường Realschule ở thành phố Linz, là người đã đưa yêu cầu này tới mức độ lý tưởng. Người giáo sư già đối xử rất tốt với chúng tôi, tài hùng biện đáng kinh ngạc của thầy đã khiến chúng tôi như bị bỏ bùa và thật sự lôi cuốn chúng tôi. Ngay cả hôm nay tôi vẫn nhớ về tình cảm ân cần của người thầy mái tóc hoa râm, người khiến chúng tôi quên đi thực tại bởi những lời kể sinh động; người đã đưa bọn tôi trở về quá khứ, như thể bằng phép thuật, vượt qua màn sương mờ cả nghìn năm nay, biến những ký ức lịch sử thành thực tại sống động. Những giờ học của thầy, chúng tôi thường thấy trong lòng rực cháy ngọn lửa nhiệt tình và đôi khi cả niềm xúc động đến trào nước mắt.
Điều khiến chúng tôi thấy may mắn hơn nữa là người thầy giáo này biết cách soi rọi quá khứ bằng những ví dụ từ hiện tại và rút ra những kết luận cho hiện tại chính từ quá khứ. Vì thế, thầy hiểu biết hơn bất kỳ người nào những vấn đề hàng ngày vẫn khiến chúng tôi căng thẳng đến ngạt thở. Thầy tận dụng sự cuồng nhiệt ủng hộ ban đầu cho chủ nghĩa dân tộc của chúng tôi để thường xuyên kê gọi chúng tôi ý thức về tự hào dân tộc. Chỉ cần thế thầy đã có thể thiết quân luật với lũ học sinh ngỗ ngược chúng tôi dễ dàng hơn bất kỳ cách thức nào khác.
Chính thầy đã làm tôi yêu thích môn lịch sử.
hực là thế, mặc dầu thầy không dụng tâm như vậy nhưng chính vào lúc đó tôi đã trở thành một nhà cách mạng nhỏ tuổi.
Với một giáo viên như vậy, ai có thể học môn lịch sử Đức mà không thấy mình trở thành kẻ thù của một nhà nước thông qua vương triều thống trị của mình và áp bức các số phận của dân tộc?
Chẳng lẽ chúng ta, kể cả những học sinh, lại không biết rằng đất nước Áo đã và không thể có tình yêu với người Đức chúng ta?
Các kiến thức lịch sử về những công trình ở Vương triều Habsurg ngày càng nhiều thêm nhờ những trải nghiệm hàng ngày. Ở phía Nam và phía Bắc, chất độc của những nước ngoại bang đang dần ăn mòn cơ thể đất nước của chúng ta, và rõ ràng là ngay cả Vienna cũng ngày càng bị biến thành một thành phố không phải của người Đức. Hoàng gia đang tìm cách Czech hóa ở mọi nơi có thể, và chính bàn tay của nữ thần công lý bất tử và sự trừng phạt không khoan nhượng đã khiến cho Archduke Francis Ferdinand, kẻ thù tàn bạo nhất của những người Áo gốc Đức, phải chết vì những viên đạn mà chính ông ta đã giúp làm ra.
Gánh nặng người Đức phải chịu mới to lớn làm sao, những hy sinh của họ trong những thử thách và các cuộc tàn sát mới phi thường làm sao, và chỉ có kẻ nào đui mù hoàn toàn mới buộc phải công nhận tất cả những điều đó là vô ích. Điều mà chúng ta đau đớn nhất là chính phe đồng minh Đức lại thanh minh cho toàn bộ hệ thống này, và kết quả là sự hủy diệt dần dần của chủ nghĩa sùng bái nước Đức trong vương triều cũ, ở một khía cạnh nhất định, lại chính nước Đức đồng tình. Thói đạo đức giả của Habsburg đã cho phép bọ thống trị người Áo tạo ra các vẻ bề ngoài rằng nước Áo cũng là nước Đức, đã biến lòng căm ghét với vương triều này trở thành sự phẫn nộ sục sôi và cùng lúc đó là sự khinh miệt.
Chỉ có những kẻ bên trong Đế chế, được coi là nắm quyền lực trong tay, mới không nhìn thấy điều gì cả. Dường như bị sự mù quáng che mắt, chúng ta vẫn sống bên cạnh những xác người chết và chỉ nhìn thấy những dấu hiệu của một cuộc sống “mới” trong những triệu chứng của sự thối nát.
Cái liên minh xấu xa vô đạo giữa Đế chế non trẻ và đất nước Áo giả mạo chứa đựng những mầm mống của chiến tranh thế giới sau này và của cả sự sụp đổ.
Trong khi viết cuốn sách này, tôi sẽ có dịp đề cập đến vấn đề này đầy đủ và chi tiết. Đến đây hoàn toàn có thể nhận định rằng ngay cả trong những ngày thơ dại nhất tôi đã có được sự hiểu biết sáng suốt không những không bao giờ rời bỏ tôi mà còn trở nên ngày càng sâu sắc:
Chủ nghĩa sùng bái nước Đức chỉ có thể được bảo vệ bằng cách tiêu diệt nước Áo, và hơn thế nữa, quan điểm dân tộc không bao giờ đồng nhất với lòng trung quân ái quốc; và trên hết số phận đã định sẵn Vương triều Habsburg là mối họa của nước Đức.
Tôi có được một điều từ nhận thức này: tình yêu mãnh liệt dành cho quê hương Đức-Áo của tôi.
Thói quen tư duy lịch sử hình thành từ hồi đi học vẫn theo tôi suốt những năm sau này. Càng ngày, lịch sử thế giới càng trở thành một nguồn kiến thức vô hạn để tôi hiểu được những sự kiện lịch sử thời hiện tại, nói cách khác, hiểu được chính trị. Tôi không muốn “học”, tôi muốn những điều đó dạy tôi.
Vậy là, ở độ tuổi trẻ, tôi đã trở thành một nhà cách mạng chính trị, và tôi cũng ở độ tuổi trẻ nư vậy, tôi trở thành một nhà cách mạng về nghệ thuật.
Khi đó, ở thủ phủ vủa vùng Thượng Áo, có một nhà hát kịch, nói một cách tương đối, cũng không tồi. Rất nhiều vở nhạc kịch đã ra đời. Mười hai tuổi, tôi lần đầu xem vở kịch Wilhelm Tell, và vài tháng sau lại lần đầu xem một vở opera có tên là Lohergrin. Tôi bị quyến rũ ngay lập tức. Lòng nhiệt tình tuổi trẻ dành cho bậc thầy của Bayreuth quả là vô hạn. Tôi bị lôi cuốn vào các tác phẩm của ông hết lần này đến lần khác, và dường như tôi quá may mắn khi những cuộc trình diễn bình thường nơi tỉnh lẻ lại đem đến cho tôi một trải nghiệm sâu sắc về sau này.
Tất cả mọi chuyện, nhất là sau khi tôi thoát ra khỏi thời thanh niên (với tôi đó là một hành trình nhiều đau khổ), càng làm tôi thêm chán ghét cái nghề mà bố đã chọn cho tôi. Càng ngày tôi càng tin chắc rằng không thể hạnh phúc nếu trở thành viên chức. Thực tế năng khiếu vẽ của tôi đã được ghi nhận ở trường Realschule khi đó càng làm cho quyết định của tôi vững chắc hơn bao giờ hết.
Không một sự đe dọa hay khẩn cầu nào mảy may thay đổi được điều đó.
Tôi muốn làm họa sĩ và không một thế lực nào trên thế giới có thể bắt tôi làm một viên chức.
Tuy vậy, có vẻ hơi kỳ lạ, tôi ngày càng yêu thích nghệ thuật kiến trúc.
Khi đó, tôi coi điều này như một sự bổ sung tự nhiên cho năn khiếu hội họa của mình, và chỉ cần vui khi thấy phạm vi nghệ thuật của mình được mở rộng.
Tôi chẳng hề ngờ rằng mọi việc sau này lại diễn ra khác hẳn.
Vấn đề nghề nghiệp của tôi được quyết định nhanh hơn tôi nghĩ.
Bố mất khi tôi mười ba tuổi. Một cơn đột quỵ đã lấy đi mạng sống của người đàn ông tuy tuổi cao nhưng còn sức khỏe mạnh, kết thúc không đau đớn kiếp sống trần tục của ông, đẩy chúng tôi vào tận cùng của sự đau khổ, tiếc thương. Mong muốn mãnh liệt nhất của ông là giúp con trai tiếp nối sự nghiệp của mình, cái sự nghiệp đã giúp ông thoát khỏi những vất cả khổ sở trước kia. Việc này, xét theo bề ngoài, ông đã không thành công. Tuy nhiên, dẫu không chủ tâm, ông đã gieo một hạt giống tương lai mà cả ông và tôi khi đó đều chưa nhận thức được.
Vào lúc đó, không xảy ra bất kỳ thay đổi bề ngoài nào.
Mẹ tôi, hẳn là thế rồi, cảm thấy có trách nhiệm phải tiếp tục cho tôi học hành theo nguyện vọng của bố; nói cách khác, bắt tôi học hành để trở thành viên chức. Về phần mình, tôi càng hết sức kiên quyết không làm cái nghề đó. Thế rồi một trận ốm bỗng nhiên đến giúp tôi và vài tuần sau đã quyết định tương lai của tôi và giải quyết cuộc cãi cọ bất tận trong gia đình. Sau trận viêm phổi nặng của tôi, bác sĩ khuyên mẹ tôi nhất thiết không nên cho tôi làm ở văn phòng. Không chỉ thế, việc đi học ở trường Realschule cũng bị ngắt quãng ít nhất là trong một năm. Mục tiêu mà tôi hẳn thầm mong ước và luôn đấu tranh để đạt được, nhờ sự việc này bỗng trở thành hiện thực, hầu như là tự nguyện.
Lo lắng vì trận ốm của tôi, mẹ đồng ý cho tôi thôi học ở Realschule và chuyển sang học ở Học viện.
Đó là những ngày hạnh phúc nhất đời tôi, như thể một giấc mơ; và đúng là nó chỉ là giấc mơ. Hai năm sau, mẹ tôi qua đời, chấm dứt các kế hoạch vĩ đại của tôi.
Đó là kết cục của một trận ốm dài và đau đớn mà ngay từ đầu mọi người gần như không hy vọng sẽ hồi phục. Đó quả là một đòn chí tử, nhất là với tôi. Tình cảm của tôi với bố là lòng kính trọng, nhưng với mẹ là tình yêu thật sự.
Nghèo đói và thực tế khắc nghiệt buộc tôi phải nhanh chóng quyết định. Chút tiền bố để lại đã tiêu gần hết vào việc chữa chạy cho mẹ; khoản trợ cấp trẻ mồ côi mà tôi được hưởng không đủ để sống, và thế là tôi đối mặt với chuyện phải xoay sở thế nào để kiếm tiền.
Với một chiếc va-li đầy quần áo và đồ lót trong tay, một ý chí bất khuất trong tim, tôi bắt đầu hành trình tới Vienne. Giống như bố, tôi cũng hy vọng sẽ giành lấy từ số phận những gì ông đã đạt được năm mươi năm trước; cũng mong muốn trở thành “một điều gì đó” – tất nhiên không phải là viên chức dù vì bất kỳ lý do nào.
Cũng được, không đến nỗi nào
Trả lờiXóa