Thứ Ba, 12 tháng 5, 2015

Cộng đồng tình báo Mỹ...

Cộng đồng tình báo (IC) Mỹ gồm 17 cơ quan, tổ chức.

IC là một liên minh gồm 17 cơ quan và tổ chức thuộc chính quyền hành pháp, hoạt động vừa độc lập, vừa phối hợp để thu thập tin tức tình báo cần thiết để tiến hành quan hệ đối ngoại và các hoạt động an ninh quốc gia. Sứ mệnh chủ yếu của IC là thu thập và truyền đạt những thông tin thiết yếu mà Tổng thống Mỹ và các nhà hoạch định chính sách, lực lượng thực thi pháp luật và quân đội cần có để thực thi các trách nhiệm của họ. 

17 thành viên của IC là:•    Cục Tình báo Không quân (Air Force Intelligence)
•    Tình báo Lục quân (Army Intelligence)
•    Cục Tình báo Trung ương (Central Intelligence Agency)
•    Cục Tình báo Lực lượng Bảo vệ bờ biển (Coast Guard Intelligence)
•    Cục Tình báo Quốc phòng (Defense Intelligence Agency)
•    Bộ Năng lượng (Department of Energy)
•    Bộ An ninh nội địa (Department of Homeland Security)
•    Bộ Ngoại giao (Department of State)
•    Bộ Tài chính (Department of the Treasury)
•    Cơ quan Phòng chống ma túy (Drug Enforcement Administration)
•    Cục Điều tra liên bang (Federal Bureau of Investigation)
•    Cục Tình báo Thủy quân lục chiến (Marine Corps Intelligence)
•    Cục Tình báo Không gian địa lý (National Geospatial-Intelligence Agency)
•    Cục Trinh sát quốc gia (National Reconnaissance Office)
•    Cục An ninh quốc gia (National Security Agency)
•    Cục Tình báo Hải quân (Navy Intelligence)
•    Văn phòng Giám đốc Tình báo quốc gia (Office of the Director of National Intelligence)

Các thành viên IC thu thập và đánh giá thông tin liên quan đến các hoạt động khủng bố và ma túy; các hành động thù địch khác từ phía các quốc gia, tổ chức, cá nhân nước ngoài và điệp viên cảu họ; và hoạt động tình báo nước ngoài chống lại nước Mỹ. Khi cần, Tổng thống Mỹ có thể chỉ thị IC tiến hành các hoạt động đặc biệt để bảo vệ lợi ích an ninh của Mỹ chống các mối đe dọa bên ngoài.

Cộng đồng tình báo Mỹ (IC) rất rộng lớn với 17 cơ quan, tổ chức hoạt động trong màn bí mật.

Việc giám sát tất cả các cơ quan này nhìn chung do Bộ Quốc phòng hay Quốc hội Mỹ thực hiện, nên người dân Mỹ bình thường ít biết chính xác về việc chúng hoạt động như thế nào.

Trước khi cựu nhân viên CIA và NSA Edward Snowden tiết lộ những thông tin mật, người ta biết rất ít về ngân sách, nhiệm vụ hay khả năng của các cơ quan tình báo Mỹ.

Hiện nay, mấy tháng sau khi Snowden bắt đầu công khai tiết lộ bí mật của tình báo Mỹ và nhiều bí mật hàng đầu bị tố giác, chúng ta đã biết nhiều hơn về IC.

Cục Tình báo Trung ương CIA do thám các chính phủ nước ngoài và tổ chức các chiến dịch ngầm.
CIA là cơ quan tình báo nổi tiếng nhất của Mỹ, được thành lập theo đạo luật An ninh quốc gia năm 1947. CIA bắt nguồn từ Cục Hoạt vụ chiến lược OSS (Office of Strategic Services) thời Thế chiến II.

Trụ sở: Langley, Virginia.
Nhiệm vụ: CIA thu thập, phân tích và phổ biến tin tình báo thu thập về các nước. Những tin tức này được thu thập từ các nguồn tín hiệu và điệp báo.
Ngân sách: 14,7 tỷ USD. CIA tiêu nhiều kinh phí nhất trong IC, chiếm 28% tổng ngân sách của IC.
Quân số: 21.459 nhân viên dân sự.

Cục An ninh quốc gia NSA từng là cơ quan bí ẩn đến nỗi người ta gọi nó là “No Such Agency”, nghĩa là “Không có một cơ quan như thế” 

Trụ sở NSA tại Fort Meade, Maryland
NSA được thành lập vào năm 1952 với nhiệm vụ chủ yếu là mã thám, sau những thành công của phe đồng minh trong việc giải phá các loại mật mã của Đức và Nhật Bản trong Thế chiến II. Trong một thời gian dài, NSA, cơ quan hoạt động dưới quyền quản lý của Bộ Quốc phòng Mỹ, đã không được thừa nhận ngay cả bởi chính phủ Mỹ mà chỉ nói là “No Such Agency”, tức là “Không có một cơ quan như vậy”.

Trụ sở: Fort Meade, Maryland.
Nhiệm vụ: Những chức năng chính của NSA là tình báo tín hiệu (SIGINT), tức là chặn thu và xử lý thông tin liên lạc của nước ngoài, mật mã, giải phá mật mã và bảo mật thông tin (ngăn chặn tin tặc nước ngoài lấy trộm thông tin mật).
Ngân sách: 10.8 tỷ USD.
Quân số: Gần 35.000 người, bao gồm cả các đơn vị mã thám trong các quân chủng của quân đội Mỹ.

Cục Tình báo Quốc phòng DIA hoạt động để hiểu các quân đội nước ngoài sẽ làm gì trước khi họ làm điều đó.

DIA được thành lập vào năm 1961 với mục đích chia xẻ thông tin thu thập được bởi các cơ quan tình báo quân sự chính như Cục Tình báo Thủy quân lục chiến. Mới đây, DIA đã mở rộng mạng lưới giản điệp hải ngoại của mình để thu thập tình báo tại thực địa.

Trụ sở: Thủ đô Washington.
Nhiệm vụ: DIA là cơ quan tình báo đầu ngành của Bộ Quốc phòng Mỹ, điều phối công tác phân tích và thu thập tình báo về quân đội nước ngoài, ngoài các hoạt động giám sát và trinh sát. DIA là đầu mối liên hệ chung giữa các cơ quan tình báo quân sự và quốc gia.
Ngân sách: 4,4 tỷ USD.
Quân số: 16.500 người.

Cục Tình báo và nghiên cứu (Bureau of Intelligence and Research - INR) cung cấp cho các nhà ngoại giao các công cụ cần thiết để tiến hành chính sách đối ngoại hiệu quả.

INR có liên quan tới Cục Hoạt vụ chiến lược OSS thời Thế chiến II, nhưng đã được chuyển sang Bộ Ngoại giao từ sau chiến tranh. INR hiện nay báo cáo trực tiếp cho ngoại trưởng, khác thác tình báo từ tất cả cá nguồn và đưa ra sự phân tích độc lập về các sự kiện trên thế giới và cái nhìn sâu sắc trong thời gian thực.

Trụ sở: Thủ đô Washington.
Nhiệm vụ: INR là cơ quan tham mưu chủ yếu của ngoại trưởng Mỹ về các vấn đề tình báo và hỗ trợ các nhà hoạch định chính sách khác, các vị đại sứ và đội ngũ nhân viên sứ quán.
Ngân sách: 49 triệu USD (2007) theo các tài liệu mà Liên đoàn các nhà khoa học Mỹ FAS có được.

Cục Tình báo Không quân (Air Force Intelligence) cung cấp thông tin trinh sát cho lực lượng mặt đất của quân đội Mỹ.

Trước đây có tên Air Intelligence Agency, cơ quan tình báo này nay được gọi là Air Force ISR (Intelligence, Surveillance, Reconnaissance - Tình báo, giám sát và trinh sát). Cục Tình báo Không quân Mỹ được thành lập vào năm 1948 để cung cấp tin tức cho binh sĩ trên mặt đất và mới đây, ISR đã thu thập tình báo từ các máy bay không người lái.

Trụ sở: Căn cứ không quân Lackland, Texas
Nhiệm vụ: ISR thu thập và phân tích tình báo về nước ngoài và các lực lượng thù địch nước ngoài, cả trong và ngoài khu vực tác chiến. Họ còn tiến hành giám sát điện tử và giám sát ảnh, và cung cấp thông tin thời tiết, bản đồ cho lực lượng trên chiến trường.
Ngân sách: Không rõ. Ngân sách của ISR rõ ràng là nằm trong ngân sách tác chiến và bảo đảm của Không quân Mỹ, vốn bao gồm các lĩnh vực khác như hoạt động bay và hậu cần. Tuy nhiên, con số đó năm 2012 chỉ là hơn 46 triệu USD.

Cục Tình báo Không gian địa lý quốc gia cung cấp thông tin bản đồ tốt nhất cho các lực lượng quân sự.

Có nguồn gốc từ Cục Bản đồ quốc phòng (Defense Mapping Agency) thành lập năm 1972 và từng được gọi là NIMA, cục này được đổi tên thành Cục Tình báo Không gian địa lý quốc gia (National Geospatial-Intelligence Agency - NGA) vào năm 2003. Cơ quan này có nhiệm vụ thu thập và tìm hiểu các thuộc tính vật lý và nhân tạo của trái đất. Sử dụng các hình ảnh siêu chất lượng, chủ yếu chụp từ các vệ tinh, NGA là cơ quan đã theo dõi khu nhà của trùm khủng bố Osama bin Laden ở Pakistan.

Trụ sở: Fort Belvoir, Virginia.
Nhiệm vụ: NGA sử dụng các chuyên gia bản đồ và các nhà phân tích để thu thập và tạo lập thông tin về trái đất. Những dữ liệu này được sử dụng cho công tác dẫn đường, an ninh quốc gia, các chiến dịch quân sự và các nỗ lực cứu trợ nhân đạo.
Ngân sách: 4,9 tỷ USD.
Quân số: Khoảng 14.500 công chức.
Phân cục An ninh quốc gia thuộc FBI phụ trách hoạt động chống khủng bố và thu thập tình báo.

Phân cục An ninh quốc gia NSB (National Security Branch) thuộc Cục Điều tra liên bang FBI, được thành lập vào năm 2005, kết hợp các nguồn lực bao gồm chống khủng bố, phản gián, chống phổ biến vũ khí hủy diệt lớn và tình báo dưới quyền chỉ huy của duy nhất Giám đốc FBI.

Trụ sở: Thủ đô Washington.
Nhiệm vụ: Được thành lập sau vụ khủng bố ngày 11/9/2001 và những kết luận của Ủy ban về vũ khí hủy diệt lớn của Iraq WMD, khi mà các cơ quan tình báo không chia xẻ  thông tin với nhau, NSB kết hợp các tin tức tình báo về các mối đe dọa an ninh quốc gia và tội phạm từ các nguồn khác nhau mà thường là đan xet để bảo về các lợi ích của nước Mỹ.
Ngân sách: Tổng ngân sách của FBI là khoảng 8,1 tỷ USD (2012), bao gồm cả khoản tăng 119 triệu USD “để tăng cường các chương trình chống khủng bố, xâm nhập máy tính và các chương trình khác” của FBI.
Quân số: Khó xác định con số chính xác. FBI có tổng quân số 35,902 nhân viên.

Bộ chỉ huy Tình báo và An ninh Lục quân (Army Intelligence and Security Command - INSCOM) cung cấp thông tin tình báo thiết yếu cho binh sĩ trên chiến trường.

Tình báo Lục quân Mỹ từng có các điệp viên hoạt động cho Lục quân lục địa (Continental Army) vào năm 1775, nhưng INSCOM phải đến năm 1977 mới được thành lập để trở thành bộ chỉ huy hỗn hợp chủ yếu của tình báo Lục quân Mỹ.

Trụ sở: Fort Belvoir, Virginia.
Nhiệm vụ: INSCOM cung cấp cho các cấp chỉ huy trên chiến trường thông tin mà họ có thể cần trên chiến trường: đó là thông tin chặn thu liên lạc vô tuyến điện của kẻ thù, các bản đồ, hình ảnh mặt đất và thông tin về cơ cấu lực lượng và quân số đối phương.
Ngân sách: Không rõ. Tổng ngân sách tình báo quân sự là 21.5 tỷ USD vào năm 2012.

Cục Tình báo và phản gián (Office of Intelligence and Counterintelligence) thuộc Bộ Năng lượng Mỹ, thu thập thông tin về vũ khí hạt nhân nước ngoài.

Đáng ngạc nhiên là Bộ Năng lượng cũng có một cơ quan tình báo. Cục Tình báo và phản gián (Office of Intelligence and Counterintelligence) tập trung vào thông tin tình báo kỹ thuật về vũ khí hạt nhân và hoạt động không phổ biến vũ khí hạt nhân, năng lượng hạt nhân, đặc biệt là của nước ngoài, và an ninh năng lượng.

Trụ sở: Thủ đô Washington.
Nhiệm vụ: Bộ Năng lượng không có khả năng tiến hành hoạt động tình báo đối ngoại mà phải dựa vào thông tin do các cơ quan tình báo khác như CIA, NSA cung cấp. Nếu tin tức liên quan đến vũ khí hủy diệt lớn, Bộ Năng lượng Mỹ yêu cầu các chuyên gia phân tích.
Ngân sách: Không rõ. Giống như ngân sách các bộ ngành chính phủ khác, hoạt động tình báo không được nêu cụ thể, mặc dù nó có thể nằm trong hạng mục chi “Hoạt động năng lượng nguyên tử quốc phòng (Atomic Energy Defense Activities) vốn có tổng ngân sách hơn 16 tỷ USD vào năm 2012.

Cục Trinh sát quốc gia (National Reconnaissance Office) phụ trách các vệ tinh do thám của nước Mỹ.
Trong khi NGA chịu trách nhiệm thu thập thông tin từ các dữ liệu vệ tinh, Cục Trinh sát quốc gia NRO (National Reconnaissance Office) được thành lập bí mật vào năm 1961 và không được thừa nhận công khai cho đến năm 1992, phụ trách thiết kế, chế tạo, phóng và bảo trì vệ tinh.

Trụ sở: Chantilly, Virginia.
Nhiệm vụ: NRO mô tả nhiệm vụ của mình là “các hệ thống tình báo sáng tạo trên không gian cho an ninh quốc gia”. Nói một cách đơn giản, NRO cung cấp cho “các khách hàng” của mình tại CIA, Bộ Quốc phòng… các vệ tinh do thám có công nghệ tiên tiến.
Ngân sách: 10,3 tỷ USD.

Cục Tình báo Lực lượng Bảo vệ bờ biển cung cấp thông tin về an ninh hàng hải và phòng thủ nội địa.

Lực lượng Bảo vệ bờ biển Alaska diễn tập vào năm 2009
Cục Tình báo Lực lượng Bảo vệ bờ biển CGI (Coast Guard Intelligence) được thành lập vào năm 1915 và nay trực thuộc Bộ An ninh nội địa Mỹ, chuyên cung cấp thông tin về an ninh hàng hải và hải cảng, tìm kiếm-cứu nạn và chống ma túy.

Trụ sở: Thủ đô Washington.
Nhiệm vụ: Mặc dù CGI về mặt kỹ thuật là một cơ quan tình báo, sứ mệnh chính của nó là một cơ quan điều tra của Lực lượng Bảo vệ bờ biển Mỹ (Coast Guard). Các đặc vụ của CGI “tiến hành các cuộc điều tra tội phạm, phản gián và an ninh cá nhân trong khu vực trách nhiệm của Lực lượng Bảo vệ bờ biển”, chủ yếu là những vụ vi phạm luật quân sự. Tuy nhiên, Lực lượng Bảo vệ bờ biển còn có các chuyên gia phân tích và thu thập tin tức tình báo.
Ngân sách: Không rõ. Giống như Lục quân Mỹ, ngân sách của CGI có sự chồng lấn nhất định, mặc dù dự toán ngân sách năm 2014 bao gồm 60 triệu USD cho các hệ thống C4ISR (Command, Control, Communications, Computers, Intelligence, Surveillance and Reconnaissance - chỉ huy, kiểm soát, liên lạc, máy tính, tình báo, giám sát và trinh sát).
Quân số: CGI tương đối nhỏ, chỉ sử dụng khoảng 280 người.

Cục Tình báo và phân tích thuộc Bộ Tài chính Mỹ, thu thập tin tình báo về khủng bố và tài chính.

Cục Tình báo và phân tích (Office of Intelligence and Analysis - OIA) thuộc Bộ Tài chính Mỹ, là cơ quan tình báo còn khá trẻ, được thành lập năm 2004 theo đạo luật Tình báo (Intelligence Authorization Act). OIA chủ yếu tập trung cung cấp thông tin để đấu tranh chống khủng bố và các giao dịch tài chính bất hợp pháp.

Trụ sở: Thủ đô Washington.
Nhiệm vụ: OIA bảo vệ hệ thống tài chính Mỹ “chống lại việc sử dụng bất hợp pháp và đấu tranh chống các quốc gia cứng đầu, những kẻ hỗ trợ khủng bố, những kẻ phổ biến vũ khí hủy diệt lớn, những kẻ rửa tiền, bọn trùm ma túy và các mối đe dọa an ninh quốc gia khác”.
Ngân sách: Khoảng 340 triệu USD.

Cơ quan Phòng chống ma túy săn lùng bọn buôn lậu ma túy.

Cơ quan Phòng chống ma túy DEA (Drug Enforcement Administration) thu thập tin tình báo cho các hoạt động phòng chống ma túy kể từ khi được thành lập vào năm 1973. DEA thu thập và cung cấp tin tình báo cho các cơ quan chấp pháp khác và hỗ trợ các cuộc điều tra.

Trụ sở: El Paso, Texas.
Nhiệm vụ: DEA trợ giúp lực lượng chấp pháp địa phương và liên bang trong việc tiến hành các cuộc điều tra ma túy lớn, cùng với việc thu thập “thông tin dẫn đến các vụ tịch thu, bắt giữ, và cung cấp cho các nhà hoạch định chính sách thông tin về xu hướng hoạt động ma túy để các quyết định có tính chương trình có thể dựa vào”.
Ngân sách: 2 tỷ USD (tổng ngân sách của DEA vào năm 2013).

Cục Tình báo Thủy quân lục chiến theo dõi các chiến trường của Thủy quân lục chiến Mỹ (USMC).

Giống như Tình báo Lục quân Mỹ, Cục Tình báo Thủy quân lục chiến IA (Marine Corps Intelligence Activity) làm nhiệm vụ thu thập và phân tích thông tin cho binh sĩ Mỹ trên chiến trường, bao gồm việc lập bản đồ, chặn thu vô tuyến điện, điệp báo và phản gián.

Trụ sở: Quantico, Virginia.
Nhiệm vụ: Chức năng chủ yếu của IA là cung cấp thông tin tình báo chiến thuật và chiến dịch cho các chỉ huy trên chiến trường. Nó cũng là đơn vị tham mưu, phân tích tình báo cho Tư lệnh USMC.
Ngân sách: Không rõ. Tổng ngân sách tình báo quân sự là 21,5 tỷ USD vào năm 2012.

Cục Tình báo Hải quân cung cấp thông tin về tình hình trên các đại dương cho các lực lượng của Hải quân Mỹ trên toàn cầu.

Cục Tình báo Hải quân Mỹ ONI (Office of Naval Intelligence) được thành lập vào năm  1882 “nhằm thu thập và ghi lại những thông tin hải quân” có thể có lợi trong chiến tranh và hòa bình. Giống với các cơ quan tình báo quân sự khác, ONI cung cấp thông tin về tình hình quân đội nước ngoài cho các chỉ huy hải quân.

Trụ sở: Thủ đô Washington.
Nhiệm vụ: ONI thu thập tình báo và cung cấp nhanh chóng cho các cấp ra quyết định. “Chúng tôi cung cấp tin tình báo về phổ biến vũ khí và công nghệ, và các hoạt động buôn lậu và bất hợp pháp trên biển mà Hải quân Mỹ trực tiếp hỗ trợ, các lực lượng tác chiến liên quân và các nhà và các cơ quan ra quyết định quốc gia”.
Ngân sách: Không rõ. Tổng ngân sách tình báo quân sự là 21,5 tỷ USD vào năm 2012.
Cục Tình báo và phân tích Bộ An ninh nội địa Mỹ tìm kiếm thông tin về bất kỳ mối đe dọa nào đối với nước Mỹ.

Bộ An ninh nội địa Mỹ The Department of Homeland Security Office of Intelligence and Analysis looks for information on any potential threats to the US.

Cục Tình báo và phân tích Bộ An ninh nội địa Mỹ (Office of Intelligence and Analysis) hoạt động chủ yếu nhằm đối phó các mối đe dọa nội địa Mỹ, thu thập và phân tích thông tin, và chia xẻ tin tình báo với các lực lượng chấp pháp địa phương và liên bang thông qua việc sử dụng “các trung tâm hợp nhất” (thông tin).

Trụ sở: Thủ đô Washington.
Nhiệm vụ: Cục Tình báo và phân tích Bộ An ninh nội địa Mỹ có 4 lĩnh vực hoạt động chính: điều tra các mối đe dọa thông qua phân tích, thu thập thông tin liên quan đến an ninh nội địa, chia xẻ thông tin đó với các cơ quan cần chúng và quản lý hoạt động an ninh nội địa.
Ngân sách: 284,3 triệu USD.

Văn phòng Giám đốc Tình báo Quốc gia Mỹ là nơi toàn bộ thông tin tình báo được tổng hợp để cung cấp cho Tổng thống Mỹ.

Được thành lập vào năm 2004, Văn phòng Giám đốc Tình báo Quốc gia Mỹ ODNI (Office of the Director of National Intelligence) điều phối hoạt động của cả cộng đồng tình báo Mỹ. Giám đốc Tình báo Quốc gia (DNI) James R. Clapper là cố vấn chính của Tổng thống Mỹ, Hội đồng An ninh quốc gia và Hội đồng An ninh nội địa.

Trụ sở: Thủ đô Washington.
Nhiệm vụ: DNI có 2 nhiệm vụ chính: tổng hợp tin tức tình báo và “xây dựng một cộng đồng tình báo có thể cung cấp những tin tức tình báo sâu sắc nhất có thể”.
Ngân sách: 1.7 tỷ USD.

“Nhà nước tình báo” của Mỹ bành trướng mạnh mẽ từ sau vụ khủng bố ngày 11/9/2001.


IC là một cộng đồng rộng lớn, sử dụng hơn 107.000 nhân viên và có tổng ngân sách 52,6 tỷ USD. Ngoài ra, còn có:
- 1.271 tổ chức chính phủ và 1.931 công ty tư nhân làm việc phục vụ tình báo, chống khủng bố hoặc an ninh nội địa ở Mỹ, một điều tra của Washington Post cho biết.
- Một số chiến dịch phản gián “được tập trung về mặt chiến lược chống các mục tiêu ưu tiên của Trung Quốc, Nga, Iran, Cuba và Israel”, theo ngân sách tuyệt mật chi cho hoạt động tình báo.
- IC đang gặp khó khăn trong việc xâm nhập các chính phủ Iran, Trung Quốc, Nga và Bắc Triều Tiên. Washington Post cho rằng, có “5 lỗ hổng “nguy cấp” trong thông tin tình báo Mỹ về các chương trình hạt nhân và tên lửa Bình Nhưỡng, và các nhà phân tích hầu như mù tịt về các ý đồ của nhà lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong Un.
- Chỉ riêng NSA cũng đang thuê hơn 250 công ty thực hiện công việc tình báo, kể cả các đại gia như Northrop Grumman và SAIC.
- Nhiều cơ quan tình báo Mỹ đang làm công việc không cần thiết, ví dụ có tổ chức liên bang và quân sự đang theo dõi dòng tiền đến và đi khỏi các mạng lưới khủng bố.
Nguồn: intelligence.gov, 31.8.2013

Barbarosa - Chiến dịch quân sự lớn nhất trong lịch sử chiến tranh...

Nhân kỷ niệm kết thúc chiến tranh TGLT 2 1945 - 2015, xin được nhắc lại một chiến dịch lớn nhất lịch sử chiến tranh, giữa quân đội Đức Quốc Xã và quận đội Liên Xô trong CTTG 2 với thất bại chưa từng có của Hồng Quân Liên Xô nên sử lề phải của Việt Nam ít nhắc tới bởi sự che dấu và bưng bít...

Từ ngày 22/6/1941 đến cuối tháng 9/19411. Một cuộc thất trận lớn nhất và toàn diện nhất của quân đội Liên Xô trước quân đội Đức Quốc Xã vào thời điểm đầu của cuộc chiến tranh Xô-Đức. Đây có thể nói là một cuộc thua trận có một không hai, lớn nhất trong lịch sử nhân loại trong mọi thời kỳ. Với chiến trường rộng lớn, quân đội hai bên tham gia đông nhất, thảm bại lớn nhất của quân đội LX, quân lực LX bị tiêu diệt nhiều nhất ( 600.000 ngườ), bị bắt nhiều tù binh nhiều nhất (gần 1 triệu tù binh), một vùng đất rộng mênh mông hầu như toàn bộ nước Ucraina ngày nay, cùng với Thủ Phủ Kiép (thủ đô Kiep bây giờ) rơi vào tay người Đức. Và đây cũng là thắng lợi vĩ đại nhất của quân đội Đức Quốc Xã...


Như các bạn đều biết trong thế chiến 2, Đức bất ngờ mở chiến dịch Barbarosa, tấn công vào Liên Xô ngày 22/6/1941. Đây cũng là một chiến dịch quân sự lớn nhất trong lịch sử hơn 5,5 triệu binh lính tấn công làm 3 mũi (Bắc, Trung Tâm và Nam) trên một diện tích rộng hàng ngày cây số. Và mũi thứ 3, Mũi Nam sẽ tấn công vào Ucraina, lúc này đang nằm trong LX. Mục tiêu chiếm thủ phủ Kiep...

Người Đức sử dụng chiến thuật blitzkrieg (chiến thuật tấn công chớp nhoáng) với lực lượng xe tăng làm nòng cốt để thọc sâu, hoặc hai mũi gọng kìm để hợp vây bức hàng đối phương. Chiến thuật này đã mang lại chiến thắng nhanh chóng ở các trận chiến với Ba Lan và Pháp và gây nên nỗi kinh hoàng cho cả thế giới lúc đó. Chỉ trừ Xtalin và những người cộng sản Liên Xô.

Để phòng thủ, Liên Xô đã phạm sai lầm đầu tiên khi đưa gần như tất cả các lực lượng manh nhất của họ lên tuyến đầu giáp với kẻ thù. Nhưng với chiến thuật xe tăng vận động chiến thì đó sẽ là miếng mồi ngon cho các sư đoàn xe tăng Đức hợp vây. Ngoài ra sự căm thù Xô Viết ở những vùng bắt đầu trận đánh là một phần xứ Ba Lan mà LX mới sát nhập, và toàn bộ xứ Ucraina. Cùng với việc đây hoàn toàn là vùng đồng bằng thảo nguyên với hê thống đường xá giao thông rất tốt thuận tiện cho các đơn vị xe tăng Đức hoạt động.

Sai lầm tiếp theo là bắt đầu cuộc chiến 1941, thay vì đối đầu với sức quá mạnh của đối phương, Liên Xô nên học bài học của chính nước Nga năm 1812. Năm đó, quân Pháp của Napoleon tấn công nước Nga Sa Hoàng, quân đội Nga theo lệnh tướng chột mắt Cutudop cứ dần dần rút lui tránh giao chiến với đại quân hùng mạnh của Pháp. Chỉ đến khi Sa hoàng bắt buộc thì Cutuzop phải buộc giao chiến và đã thảm bại ở Brodino. Sau đó quân Nga lại tiếp tục rút lui, bỏ cả thành phố Matscova lại cho quân Pháp. Với một sự tiếp viện dài lê thê hàng ngàn km từ Pháp, lại bị du kích quấy rối nên dần dần quân Pháp đại bại. Hoàng đế Napoleon phải bỏ đoàn quân chạy về Pháp, và nước Pháp thất trận từ đây. Napoleon bị đi đầy lần thứ nhất.

Nhưng năm 1941 này với danh hiệu đạo quân ưu tú, Hồng quân LX đã chấp nhận đối đầu với lực lượng Đức QX. Kết quả là LX đã bị một loạt trận đánh tao ngộ chiến, bao vây, bức hàng cùng một loạt thất bại thảm hại, với mỗi trận bị tiêu diệt, bị bắt sống hàng vạn tù binh (Tarnopon, Urman...) Cả ba mũi tấn công chính đều thu được thành công vang dội. Mũi phía Bắc quân Đức đã đến Lênilgrat. Mũi Trung Tâm đã đến cửa ngõ Matscva. Ở mũi Nam, các sư đoàn Đức ào ào xông vào vùng Ucraina rộng lớn như đi vào chỗ không người.

Đến đây thì cũng chưa phải thảm họa cuối cùng. Với một thế trận khi mũi quân Trung tâm của Đức đang tiến đánh Moskva nhanh như chẻ tre, tức là sườn phải của bị đe dọa như thế, với thế trận bị cụm quân Nam đánh như thế thì chỉ có rút lui thật nhanh mới tránh thảm họa. Nhưng mặc cho sự van nài của thượng tướng M. P. Kirponos, tư lệnh phương diện quân yêu cầu xin rút lui, Tổng tư lệnh Xtalin, cùng với đại tướng khét tiếng nướng quân Giucốp (giống bác Giáp nhà ta) lại chủ quan, cương quyết chống cự đến cùng.

Đến đây thì một sự kiện hoàn toàn mới xảy ra. Mà giới viết sử chiến tranh thế giới gọi là :"Cú Ngoặt Xuống Phía Nam" nổi tiếng của A.Hitler. Quốc Trưởng Đức cũng đã bỏ ngoài tai mọi lời can ngăn của các tướng tá, mà quyết định lấy bớt lực lượng mạnh nhất của mũi Trung Tâm là tập đoàn quân xe tăng 2 hùng mạnh của tướng tăng khét tiếng Guderian, cùng các lực lượng phụ thuộc mở một mũi đánh xuống phía Nam. Thế là hàng ngàn xe tăng, thiết giáp của TĐ2 đã phơi phới bon bon trên những con đường bằng phẳng rộng mênh mông của xứ U, chạy hết tốc lực trên đoạn đường 800 cây số để luồn đằng sau thủ phủ Kiép, để hoàn thành cuộc hợp vây vĩ đại nhất trong lịch sử chiến tranh. Chính nhờ có cú Ngoặt Xuống Phía Nam này, cùng với sự ương bướng không chịu rút lui của Stalin mới có một cuộc hợp vây có một không hai mà quân lực Đức QX mới thực hiện được với quân Liên Xô.

Mặc dù sau này các nhà nghiên cứu nói rằng đây là điều dở của Hitler khi rút mất lực lượng chính để rồi tấn công thủ đô Matcơva phải chịu thất bại sau đó. Nhưng đa số cho rằng Hitler đã đúng vì có một nhãn quan chiến lược, và như thế thì mới có một trận thắng vô tiền khoáng hậu. Gần một nửa lực lược Xô Viết với toàn là lực lượng ưu tú nhất đã ở trong rọ (3 triệu quân). Kết quả là quân Đức đã loại khỏi vòng chiến 7 TĐQ, tiêu diệt gần 50 sư đoàn và bắt sống gần 1 triệu tù binh. Quân LX lúc đó chỉ có chạy và chạy...quân Đức chỉ có đuổi và đuổi, đưa quân Nga vào vòng vậy ở Crimê (xứ mà người Nga vừa sát nhập) .

Có một chuyện vui lúc đó là một đơn vị thám sát của Đức đến một vị trí tiền tiêu thì gặp Hồng quân LX. Vì chỉ là một nhóm thám báo vài người nên lính Đức định chuồn nhưng không kịp rồi. Quân Nga đông nghẹt đổ ra bắt giữ những chú lính Đức này và để...xin hàng. Thế là vài chú lính này đã dẫn hàng trăm lính và sĩ quan Nga về trại giam. Một chuyện vui thứ hai nữa là trên một mũi tấn công thọc sâu, một hạ sĩ quan Đức đã gặp một toán quân Nga xin đầu hàng. Đang cùng đoàn quân tiến công không có thời gian bắt tù binh, anh ta viết đại một tờ giấy tiếng Nga tào lao rằng đã xác nhận toán quân X này đầu hàng. Rồi ký tên và hành quân tiếp sau khi dặn toán lính Nga đợi ở đó. Hôm sau rảnh rỗi, anh ta được cấp trên cử đi xem tù binh thế nào. Thật tình thì chú hạ sĩ này chẳng hy vọng các tù binh còn ở đó đâu, nhưng anh ta thật bất ngờ khi thấy cả đơn vị tù binh hôm qua vẫn chờ ở đó để đợi làm....tù binh. Có thêm rất nhiều sĩ quan cùng lính của các đơn vị quân LX khác cũng nhập bọn chờ làm tù binh ở đó, chung quanh tờ giấy biên nhận đầu hàng tào lao của anh hạ sĩ Đức như đã nói ở trên.

Cuối tháng 9/1941 toàn bộ Phương diện quân bị bao vây và tan rã hoàn toàn. Ucraina rơi vào tay người Đức. Tư lệnh PDQ Ucraina thượng tướng M. P. Kirponos bị giết khi cố vượt vòng vây. Chính ủy Vtughin tự sát...Bí thư Trung ương Đảng Cộng sản Ukraina M.  Burmistenko bị quân Đức bắt và xử bắn...

Trận thua trận kinh hoàng này đã khiến cho giới lãnh đạo LX khủng hoảng. Nên ngay sau đó khi quân Đức tấn công Moskva (bất thành), thì Đại Nguyên Soái Xtalin đã chuồn khỏi thủ đô cùng với thi hài của Lênin...

Nhưng rồi lại có chuyện Tái Ông mất ngựa. Chính vì sự thua trận kinh hồn đó đã rúng động phần còn lại của thế giới, nhất là ở Mỹ. Và thế là phong trào giúp LX thắng thế trong chính giới Mỹ. Ngay sau đó hàng ngàn xe tăng, pháo, hàng chục ngàn ô tô, thiết bị quân sự...được ào ào ạt chở đến Liên Bang Xô Viết để tiếp tục cuộc chiến. Để rồi trải qua 4 năm trời chiến đấu, bao hy sinh mất mát thì rồi người Nga cũng đã báo thù cho trận thua đầu tiên ấy bằng trận chiến thắng cuối cùng để có ngày Chiến Thắng 9/5/1945 đánh bại hoàn toàn nước Đức Quốc Xã...

MTA