Chủ Nhật, 20 tháng 9, 2015

Trận chiến Okinawa - Thiên anh hùng ca cho cả người thắng lẫn kẻ bại

Đây là trận đánh lớn nhất ở mặt trận Thái Bình Dương giữa Hoa Kỳ và Nhật Bản trong Chiến Tranh Thế Giới lần thứ 2. Tầm mức ác liệt của trận đánh này thì chỉ có cuộc chiến đấu bảo vệ Stalingrad cuối năm 1942, hoặc sự phòng thủ kiên cường trong thế tuyệt vọng của Thủ Đô Berlin, Đức đang diễn ra cùng thời mới sánh được . 

TQLC cắm cờ chiến thắng lên đỉnh núi Shumi

Đây cũng là một trận đánh mà có rất nhiều kỷ lục chiến tranh, chính thức lẫn không chính thức nhất cho cả hai bên tham chiến. Với Hoa Kỳ thì đây là cuộc đổ bộ qui mô lớn nhất ở mặt trận Thái bình Dương, và chỉ đứng sau cuộc đổ bộ Normandi, Pháp 6/6/1944 mà thôi. Cũng là trận đánh ở mặt trận Thái Bình Dương mà quân đội Mỹ chịu tổn thất lớn nhất với gần 50.000 thương vong (hơn 12.000 người tử trận), và cũng đứng thứ nhì trong Đệ Nhị Thế Chiến, chỉ sau trận phản công bất ngờ của quân Đức ở núi Andesness, Bỉ (mà người Mỹ gọi là Trận Bulge) mà thôi. Quân Nhật chết tổng cộng 100.000 binh sĩ, cỡ 9/10 số quân phòng thủ 110.000 người. Ước đoán có hơn 150.000 người dân Okinawa, khoảng một phần ba đến một nửa số dân số trên đảo này thiệt mạng.

Đây không chỉ là phía quân đội Mỹ thiệt hại nặng nhất trong chiến tranh mặt trận Thái Bình Dương, mà còn là thiệt hại nặng nhất trong lịch sử của Hải Quân Hoa Kỳ trong mặt trận TBD, khi thiệt hại lớn nhất về số lượng tàu, mất nhiều hơn cả trong cuộc tấn công Trân Châu Cảng 1941. Trong trận Okinawa, hải quân Mỹ mất 36 tàu và 368 tàu bị hư hỏng. và lính Hải quân cũng chịu sự mất mát lớn nhất về người trong một trận đánh với gần 5.000 thiệt mạng và một số lượng tương đương bị thương. Chủ yếu thiệt hại của HQ Mỹ là do các phi cơ Thần Phong Kamikaze của Nhật tấn công. Đây cũng là trận đánh mà người Nhật tung nhiều phi cơ cảm tử nhất.

Tại trận Okinawa này, do quân đoàn thứ 10 của bộ binh kết hợp TQLC chịu trách nhiệm tấn công chính cũng chịu tổn thất lớn nhất của nó trong bất kỳ chiến dịch nào chống lại Nhật Bản. quân đoàn thứ X, có số quân bắt đầu trận đánh là 183.000 quân, gồm hải quân, và các TQLC. Trong 82 ngày đêm chiến đấu ác liệt họ bị thiệt mạng 7.613 người và trên 30.000 người bị thương. Đó là cái giá mà Hoa Kỳ đã phải trả khi lần đầu tiên tiến quân vào lãnh thổ của chính quốc Nhật, và sự đáp trả kiên cường của bộ máy quân sự của Nhật Bản đã lần đầu tiên bảo vệ lãnh thổ nhà. 

Có thể nói vì danh dự nhiều hơn là lợi ích quân sự khi cả hai bên đều tung tất cả lực lượng có thể vào trận đánh, nhất là với người Nhật và như thể họ đánh một canh bạc cuối cùng..

Như đã nói, đây là trận đánh mà lần đầu tiên quân đội Hoa Kỳ tấn công xâm chiếm vào lãnh thổ chính quốc Nhật, và cũng là cuộc tấn công duy nhất trong lịch sử của một quân đội nước ngoài vào lãnh thổ nước Nhật.tranh. Vì nước Nhật chưa từng có một đội quân của nước ngoài nào tấn công vào lãnh thổ của họ cả. Và cuối cùng thì đây cũng là trận đánh duy nhất diễn ra trên đất Nhật. Vì sau trận đánh dữ dội này là sự kiện 2 quả bom nguyên tử mà Mỹ đã thả xuống Hiroshima và Nagasaki, khiến nước Nhật tan tác và đầu hàng vô điều kiện.

Đồng Minh còn lại của Nhật là nước Đức phát xít đang dần tắt thở bên trời Âu bởi các cuộc tấn công mạnh mẽ của Hồng Quân Liên Xô, và chỉ còn ít ngày nữa là nước Đức sụp đổ và đầu hàng. Nước Nhật còn lại một mình và hoàn toàn lép vế trước sự lớn mạnh toàn diện và khủng khiếp của bộ máy chiến tranh mà Hoa Kỳ đang háo hức muốn áp đặt lại vào cái đất nước "đã bất ngờ và hèn nhát tấn công Trân Châu Cảng" , lời của TT F. Roosevelt tvà dần đưa nước Nhật vào trong một thế thua chắc chắn.

Vào năm cuối của CTTG lần 2 thì bộ máy công nghiệp chiến tranh của Hoa Kỳ, được kích hoạt sau cuộc tấn công Trân Châu Cảng năm 1941 đã chạy như một người khổng lồ thức giấc. Mỗi năm này, Hoa Kỳ có thể sản xuất 100.000 máy bay các loại, và có thể tăng gấp đôi, gấp ba theo nhu cầu, và lượng xe tăng cũng tương tự. Mỗi tháng có 100 tàu chiến các loại được hạ thủy cùng với hai tàu sân bay mới tinh ra lò. Khi bắt đầu chiến tranh, Hoa Kỳ chỉ có 8 tàu sân bay cũ, nhỏ và thoát chết ở Trân Châu Cảng nhưng đến đầu tháng 4/1945 này khi hạm đội Hoa Kỳ bắt đầu siết vòng vây quanh đảo Okinawa thì chỉ riêng mặt trận này thôi thì cũng đã có 40 tàu sân bay rồi. Một con số quá ấn tượng về số lượng sản xuất tàu sân bay cho chỉ hơn 3 năm chiến tranh. Người Mỹ đã tổng động viên tối đa lực lượng cho cả hai mặt trận Châu Âu và TBD, nhưng chiến thắng đã đến với họ quá nhẹ nhàng với chỉ một vài trận đánh thật sự như trận Ardesnes (The Bulde) Trận đổ bộ Normandi (Pháp), và đổ bộ Sisil, Ý là chiến trận thực sự, còn thì chỉ là các cuộc tiếp vận, hành quân rồi lại tiếp vận để hành quân. Với toàn bộ lực lượng sung sức như vậy thì việc thanh toán nốt đối thủ châu Á trong nhóm bọn "Phe Trục" là chuyện dễ dàng, khồng sớm thì muộn. Mặc dù cũng đã có những trận đánh nảy lửa để chiếm các đảo như Saiphan, Jiwo Jima...nhưng đừng trước quân đội Nhật tuy bộ binh vẫn còn nguyên vẹn nhưng xương sống của quân đội ấy là Không quân và Hải Quân thì đã bị đánh gãy hoàn toàn thì phần thắng hoàn toàn thuộc về Hoa Kỳ là không thể đảo ngược.

Chưa hết, lúc đó người Mỹ đã chế tạo gần thành công những quả bom nguyên tử đầu tiên, và đang đi vào hoàn tất nốt các kỹ thuật cuối cùng ở Alamos, New Mexico. Và chỉ hai tháng sau khi Okinawa thất thủ thì người Mỹ đã ném quả bom nguyên tử xuống Hiroshima. Có lẽ các trận đánh kinh hồn giữ đảo của người Nhật, đặc biệt là trận đánh Okinawa đã khiến cho TT Harry Truman phải quyết định không mạo hiểm bằng những cuộc tấn công đẫm máu như thế nữa.

Cũng có những kỷ lục nữa sau trận đánh này. Đó là một trận đánh dài ngày nhất, gần 3 tháng trời Ngoài với 82 ngày đêm tấn công và phòng thủ liên tục, Rồi trận đánh mà hai tướng lãnh tổng chỉ huy quân đội hai bên đều thiệt mạng ở chiến trường của trận đánh. Và cũng là hai sĩ quan cao cấp nhất đều chết cùng trong một chiến trường. Tướng tổng chỉ huy phòng thủ trên đảo Okinawa, Mitsuri Ushijima, đã tự sát khi đảo thất thủ và Tổng chỉ huy lực lượng đặc nhiệm Mỹ, tướng Simon B. Buckner Mỹ bị trúng đạn chết tại trận. Còn có các kỷ lục không chính thức khác là tuyệt đại đa số các sĩ quan Nhật, trừ đại tá Yahara không tự sát vì sự không cho phép của chính tướng tổng chỉ huy M. Usijima nên ông mới không hakaraki, và về sau sống sót và viết hồi ký nên khúc ca chiến trận bi tráng của Okinawa, và mới được thế giới biết đến trận chiến này. Còn hầu hết các sĩ quan trẻ từ thiếu úy trở lên đến tướng Tổng tư lệnh đều tự sát bằng Harahaki, tự sát bằng mổ bụng và chặt đầu khi đảo thất thủ. Điều ngạc nhiên người dân đảo cũng đã tự sát rất nhiều. Vì không có nhiều súng đạn nên họ cứ ba người một trái lựu đạn, và ba người xuống một hố cá nhân gục đầu lên vào nhau rồi rút chốt lựu đạn. Các quân nhân Nhật trước khi mổ bụng tự sát thường cúi lạy về hướng bờ biển nước Nhật và kính chào Thiên Hoàng rồi tự sát.

Các sĩ quan chỉ huy : (1) Đô đốc Minoru Ota, (2) Trung tướng Mitsuru Ushijima, (3) Trung tướng Isamu Cho, (4) Đại tá Hitoshi Kanayama, (5) Đại tá Kikuji Hongo, và (6) Đại tá Hiromichi Yahara.

Bất chấp mọi sự so sánh, cuộc đổ bộ lớn nhất lịch sử chiến tranh Thái Bình Dương của quân đội Mỹ lên đảo Okinawa đã được tiến hành, và cũng giống như các trận đánh nhảy cóc chiếm đảo là một trận hải pháo khủng khiếp cùng các trận dội bom của không quân xuống đầu quân phòng thủ Nhật. 

Để rồi sau đó, như một vinh dự cho quân chủng non trẻ nhất của quân đội Mỹ là Thủy Quân Lục Chiến loạimọi cuộc tấn cống chiếm đảo thì đều dành cho lực lượng quân chủng trẻ nhất (TQLC Hoa Kỳ là một lực lượng quân binh chủng riêng chứ không phải thuộc Hải Quân) và vang danh nhất mặt trận Thái Bình Dương, lực lượng TQLC non trẻ Hoa Kỳ đã làm vang danh binh chủng mình bằng việc luôn đi đầu can đảm trong mọi chiến trận ác liệt nhất nơi biển đảo TBD...

Cuộc tấn công tổng lực cuối cùng của quân đội Hoa Kỳ lên hòn đảo vô danh mang tên Okinawa cũng đã vô hình trung trao tặng cho người Nhật một "dịp may" để được thể hiện lòng dũng cảm vô song có một không hai của các chiến sĩ và nhân dân trong việc bảo vệ lãnh thổ thiêng liêng của Tổ Quốc. Và thiên anh hùng ca chói lọi có tên trận chiến Okinawa này đã được cả hai bên biểu dương mạnh mẽ nhất với tất cả sự can đảm, sự anh dũng cúa các chiến binh hai bên khiến cho lịch sử chiến tranh thế giới phải ngả mũ tôn vinh trận đánh Okianawa, cùng những người anh hùng đã tạo nên chiến công ấy, cho cả người chiến thắng lẫn người chiến bại. 

Nhưng mở đầu cho một vở diễn vĩ đại như trận Okinawa lại là một màn ra mắt tầm thường.

Vào đúng ngày Lễ Phục Sinh 1/4/1945, hay còn có tên khác, gọi dân dã hơn là Ngày Cá Tháng 4, từ hơn 1.600 tàu chiến các loại, trong đó có đến 40 tàu sân bay đã áp sát và bao vây đảo Okinawa, đảo lớn nhất thuộc quần đảo Rưku từ giữa tháng 3, cùng với sự trợ chiến của 40 chiến hạm các loại, trong đó co 17 tàu sân bay của Hải quân Hoàng Gia Anh, thì các đơn vị TQLC Hoa Kỳ cũng một số bộ binh của Lộ Quân 10 đặc nhiệm đã bắt đầu đổ bộ vào các vị trí ở giữa của hòn đảo mà chiều dài gấp nhiều lần chiều ngang.

Các chú lính Mỹ trẻ còn cười đùa vui vẻ và tỏ ra mừng rỡ khi được thoát khỏi những con tàu mà họ phải ở trên đó hàng tháng trời. Nhưng như một vinh dự ở mọi chiến trường TBD, người Mỹ luôn là nòng cốt chính, và TQLC luôn là lực lượng tiên phong đi đầu, tức là đâm đầu vào chỗ quân Nhật đã sẵn sàng. Các đơn vị TQLC đã trải qua đụng trận thực sự máu lửa với người Nhật qua các trận đánh đẫm máu ở Saipan, Iwo Jima... nên họ biết cần phải làm gì để chiến đấu với một đối thủ dữ dằn đang tuyệt vọng, và chỉ muốn chiến đấu để chết như một võ sĩ Samurai như quân đội Thiên Hoàng vào những năm tháng cuối cùng của cuộc Thế Chiến thứ 2.

Sau một tuần lễ ném bom và bắn pháo dữ dội lên đảo thì các đơn vị TQLC Mỹ và bộ binh đã đổ bộ lên đảo Okinawa. Và thật ngạc nhiên khi không có tiếng súng hay người lính Nhật nào, cũng như không có những màn đấu pháo như các trận trước. Chỉ trong một ngày đầu tiên, 60.000 lính Mỹ đã đổ bộ an toàn lên khu vực giữa của hòn đảo, nơi có một sân bay của Nhật. Không có một phát súng nào của Nhật bắn ra giết một người lính nào. Mọi thứ như thong dong và quá nhàn hạ so với những saifpgan ..

Nhưng các chỉ huy quân đội Hoa Kỳ thì lại không nghĩ thế. Họ đã nhận được một nguồn tin và suy đoán phù hợp với tính cách của người Nhật khi đã được đào tạo trong truyền thống Samuarai, lại được đào tạo trong cái lò quân phiệt. Vốn trọng danh dự, và coi thường cái chết. Nên họ đoán rằng, càng đến gần nước Nhật hay trong trận Okinawa này là đụng đến nước Nhật thì họ sẽ gặp một đối thủ không chỉ đánh trả đến cùng, mà còn là đánh trả đến chết nữa. Vì danh dự...

Và họ đã không lầm. Quân đoàn bộ binh quân số 32 của tướng Mitsuri Ushijimas đã được chọn hơn để sống chết phòng thủ tuyến địa đầu đất nước này hơn một năm trước, gồm có ba sư đoàn chủ lực. Trong mười mấy tháng chờ địch, họ và các đội dân công đã khoét hàng vạn mét đường hầm thông núi, lập những boongke sâu nhiều tầng ngoằn ngoài trong núi, và lập ra một cuộc sống hầm hào thực sự chi chít như tổ ong ở ngọn núi phía Nam có tên Shumi. Bộ chỉ huy của tướng M cũng nằm trong hang núi ở đây, và sức mạnh phòng thủ của quân Nhật ở đảo cũng tập trung tại nơi đây. Và ban tham mưu quân đoàn 32 của tướng M đã quyết định để cho quân Mỹ đổ bộ an toàn nơi bờ biển và sẽ đánh những trận sống mái, quyết định ở vùng núi phía Nam này. Và tất cả, ít nhất thì cũng là tất cả sĩ quan từ thấp đến cao đều biết và chấp nhận đánh cảm tử trận đánh này. Để cho kinh hồn và làm chậm bước chân của quân xâm lược sắp giày xéo lãnh thổ đất nước họ.

Nhưng không phải chỉ có đội quân đồn trú Nhật trên đảo Okinawa là chiến đấu cảm tử đến chết, mà BCH Nhật cũng đã tổ chức hàng ngàn phi công cảm tử Kamikaze cuối cùng cũng được tổ chức để sẵn sàng cảm tử khi tấn công hạm đội Đồng Minh đông nghìn nghịt quanh đảo Okinawa. Có 4.000 phi cơ cảm tử các loại và phi công cảm tử Nhật sẵn sàng hi sinh trong hàng loạt cuộc tấn công tự sát này.

Nhưng cái lẽ cái chết oai hùng, hay vô duyên của Hải Quân Nhật mới làm cho người đời ngẩn ngơ. Đó là số phận của con tàu chiến lớn nhất thế giới của Nhật có tên Yamoto. Vì chẳng có tàu hỗ trợ nên nó phải nằm ụ để và không tham chiến. Trước sự tuyệt vọng rằng nó cũng sẽ bị đánh chìm vì nó quá to lớn cho các phi cơ Mỹ, hơn nữa lục quân và không quân (kamikaze) đã tham gia trận đánh Okinawa không lẽ Hải Quân không có vinh dự đó. Thế là một chiến dịch có tên Ten Go ra đời, mục đích duy nhất là cho chiếc chiến hạm to lớn nhất này là đi thí mạng để lấy oai danh cho Hải Quân Nhật. Và khi cuộc chiến trên đảo Okinawa bắt đầu thì nó lên đường thi hành sứ mạng của mình, cùng với vài tuần dương hạm khác để phối hợp với các cuộc tấn công tự sát khác của phi cơ Thần Phong. Chỉ huy tàu đã thông báo mục tiêu thực sự của chiến dịch cho các sĩ quan. Có vài sự phản đối của sĩ quan nhưng chủ yếu là vì tiếc cho con tàu lớn quá đẹp nhưng cuối cùng thì mọi người chấp nhận cùng hy sinh với con tàu. Tàu chỉ được đổ nhiên liệu cho chuyến đi đến Okianawa mà không có nhiên liệu về. 

Và con tàu chiến lớn nhất thế giới đã không về khi sau đó một vài ngày, khi con tàu này cùng vài tàu tuần dương hạm đã bị gần 400 máy bay Mỹ từ các tàu sân bay tấn công liên tục và cuối cùng sau khi trúng hàng chục thủy lôi, tàu Yamato đã phát nổ và hơn 2500 thủy thủ, cao hơn số nạn nhân của tàu Titanic đã chết chìm cùng con tàu.

(còn nữa)

MTA

Thứ Bảy, 29 tháng 8, 2015

Các trận thư hùng quyết định trong Thế chiến thứ II - Bùi Tín

Thế chiến II kết thúc cách đây đúng 70 năm. Từ đó đến nay, tôi vẫn đinh ninh rằng các trận chiến lớn nhất, quyết liệt nhất, có ý nghĩa quyết định trong cuộc chiến tranh này là các trận trước thủ đô Moscow cuối năm 1941, trận vây hãm Leningrad và Stalingrad sau đó, cho đến tháng 2/1943 trận Hồng quân Liên Xô phản công trên bờ sông Volga, tiêu diệt và bức hàng cả Quân đoàn của Tướng Đức Paulus, tạo nên chuyển biến quyết định của cuộc chiến tranh.

Thật ra trong Thế chiến II có nhiều trận đánh khác to lớn, quyết liệt, gay gắt, có ý nghĩa quyết định hơn nhiều. Thật đáng tiếc là trong Học viện quân sự cao cấp ở Hà Nội, các sỹ quan học viên không được nghiên cứu tường tận những trận đánh lớn nhất, quyết liệt và có ý nghĩa quyết định ấy.

Chiến dịch Overlord

Tôi đã nhiều lần đến vùng Normandie, tham quan tận nơi diễn ra cuộc đổ bộ lịch sử của quân Đồng minh Hoa Kỳ - Anh - Canada - Pháp trong Chiến dịch Overlord vào tháng 6/1944, khởi đầu vào ngày 6/6, được gọi là "Ngày Dài Nhất". Đây là cuộc đổ bộ vĩ đại, ly kỳ, quyết liệt nhất trong lịch sử chiến tranh, cuộc đọ sức toàn diện về mưu cao, nghi binh, đánh lạc hướng, về điều binh khiển tướng, về đọ sức của 2 nền kinh tế - tài chính, về công nghiệp chiến tranh, về hải lục không quân, về sức đột phá của xe tăng, quân nhảy dù, thủy quân lục chiến, về bám trụ, mở rộng vững chắc đầu cầu, lập hàng loạt cảng nổi ngoài khơi, gây cho quân địch hết bất ngờ này đến bất ngờ khác, từ đây làm bàn đạp quyết định để giải phóng Tây Âu, rồi phối hợp với Liên Xô đánh thẳng vào sào huyệt Berlin của Hitler.

Cuộc đổ bộ bao gồm hơn 120.000 quân, nòng cốt là quân Mỹ, rồi quân Anh và Canada, cùng một ít quân Pháp. Tất cả được tập kết trên đất Anh. Chỉ riêng ngày đầu tiên 6/6, phía Đồng minh đã chịu thương vong 10.660 binh sỹ chết và bị thương, trong đó Hoa Kỳ có 6.603 người, Anh có 3.000 và Canada 1.000. Phía Đức bị tổn thất 6.500, vì ở lợi thế phòng ngự có chuẩn bị từ rất lâu, với bãi mìn dày đặc, hệ thống pháo san sát, ổ chiến đấu được bố trí nhiều tầng nhiều lớp.

Chiến dịch Overlord kéo dài hơn hai tháng. Hitler từng kiêu ngạo thách Đồng minh đổ bộ lên bờ Đại Tây Dương mà y cho là "tường thành kiên cố bất khả xâm phạm", sẽ tự dẫn vào chỗ chết. Sau hai tháng bám trụ, giữ vững, không ngừng mở rộng đầu cầu tiếp nhận quân tăng viện, quân Đồng minh còn đổ bộ lớn lên vùng Nam nước Ý và Nam nước Pháp, ở Sicile và Provence, từ đó cùng tiến sâu vào sào huyệt phát xít Đức và Ý, tiến tới kết thúc chiến tranh bằng toàn thắng trong tháng 5/1945 ở châu Âu.

Nhân đây cần nhắc đến vai trò tiên phong cốt cán có ý nghĩa quyết định nhất của Hoa Kỳ trong việc chi viện và giải phóng châu Âu và châu Á.

Mới đầu khi chiến tranh xảy ra, Hoa Kỳ chủ trương đứng ngoài cuộc xung đột vì kinh tế rất khó khăn, vừa trải qua cuộc khủng hoảng lớn 1933 - 1938. Nhưng sau cuộc ném bom của phát xít Nhật vào Trân Châu Cảng ngày 7/12/1941, Hoa Kỳ tham chiến, đứng đầu phe Đồng Minh, chuyển mạnh nền kinh tế sang kinh tế chiến tranh, hết lòng chi viện châu Âu, đề ra "Kế hoạch Chiến Thắng" (Victory Program}, động viên quân sự 12 triệu quân, huấn luyện cấp tốc, tăng cường hạm đội, sản xuất mạnh máy bay, xe tăng, tàu chiến đủ loại, còn bán chịu, cho thuê, cho mượn nhiều vũ khí quân cụ.

Sự hy sinh của quân đội Hoa Kỳ, Anh, Canada, Úc, Pháp ... đã dẫn đến toàn thắng, với các nhà lãnh đạo kiên cường như Roosevelt, Truman, các tướng lĩnh mưu lược tuyệt vời như Dwight Eisenhower, Douglas MacArthur, George Patton, Omar Bradley...

Cần nói rõ sự hy sinh đóng góp sinh mạng tài nguyên của Hoa Kỳ là vô giá. Sau chiến tranh Hoa Kỳ lại giúp Tây Âu và châu Á xây dựng lại, vượt qua tàn phá khủng khiếp của chiến tranh. Không có công sức của Hoa Kỳ, Thế chiến II không thể kết thúc toàn thắng Trục phát xít Đức - Ý - Nhật như cách đây tròn 70 năm.

Trận thư hùng quyết liệt nhất trong vùng hẻm Ardennes cuối năm 1944

Lính Hoa Kỳ thuộc sư đoàn 75 tại trận tuyến khu Ardennes.
                                  Lính Hoa Kỳ thuộc sư đoàn 75 tại trận tuyến khu Ardennes.

Đây được coi là trận sống mái có ý nghĩa quyết định nhất trong cuộc Thế Chiến II, giữa lực lượng chủ lực của phát xít Đức đã dày dạn chiến tranh, rất tự tin, với lực lượng quân Đồng minh Hoa Kỳ - Anh - Canada - Pháp ...vừa đổ bộ lên vùng Normandie từ ngày 6/6/1944.

Chiến dịch này khởi đầu sáng 16/12/1944, diễn ra suốt 40 ngày đêm, kết thúc vào ngày 25/1/1945, mở đầu cho cuộc đại bại của Trục phát xít Đức - Ý - Nhật.

Địa bàn của trận chiến này ở vùng biên giới nam nước Pháp, Bỉ, Hà Lan, Luxembourg và Đức, hẹp chỉ chừng 60 km, kéo dài 200 km xuống phía Nam, dọc sông Rhin và sông Meuse.

Lực lượng đối kháng nhau như sau: phía Đức có 300.000 quân, 2.500 chiến xa, 1.000 khẩu đại bác; quân Đồng minh có 83.000 quân, 424 chiến xa và 392 khẩu đại bác.

Hitler chủ quan cho rằng đã chọn đúng chỗ để giăng bẫy đưa chủ lực quân Đồng minh vào gọng kìm thép cho không quân Đức tiêu diệt. Hitler huênh hoang tuyên bố “bước ngoặt chiến tranh đã tới”, sau trận chiến này ông ta sẽ rảnh tay tập trung quân tiêu diệt Hồng quân Liên Xô để trọn chiếm châu Âu, khi quân Nhật đã làm chủ Đại Đông Á.

Hitler cho rằng quân Đồng minh chưa quen trận mạc, lạ phong thổ giữa mùa đông khắc nghiệt. Tên lửa V1 và V2 của Đức sẽ tận diệt chủ lực của quân Đồng minh. Hitler cố tình chọn địa bàn hẹp này vì năm 1940 ông ta đã cho quân chiếm Hà Lan, Bỉ, Luxembourg và vào chiếm Pháp theo hành lang này. Hitler chủ quan cho rằng quân Đức chỉ cần diễn tập lại chiến dịch xưa là thành công dễ dàng.

Ban đầu Hitler chỉ định Tướng Von Rundstedt chỉ huy toàn chiến dịch, khi sa lầy rồi ông ta thay chỉ huy là Tướng Walter Model, rồi sau cùng Hitler đích thân ra trận.

Đây là vùng đất hẹp, gồm rừng rậm, đồi núi hiểm trở, núi đá sông ngòi xen kẽ, di động khó khăn cho xe tăng và đại pháo. Do đó ưu thế của số quân đông, xe tăng và đại bác nhiều chịu thua sự quả cảm, gan dạ và mưu trí của từng đơn vị nhỏ kết hợp chặt chẽ, có chỉ huy các cấp đầy mưu lược. Nhiều địa bàn, cao điểm giành đi giật lai 2, 3 lần, quân Đức luôn bị thiệt hai gấp đôi quân Đồng minh. Cuối cùng quân Đồng minh chiếm ưu thế rồi đạt thế áp đảo. Trải qua 40 ngày đêm chiến đấu liên tục, quân Mỹ bị chết hơn 16 nghìn, bị thương 47 nghìn, quân Anh bị thương vong 1.600; quân Đức bị chết 17 nghìn, bị thương nhiều gấp 3. Quân đồng minh chiếm toàn bộ ba nước Bỉ, Hà Lan và Luxembourg, các thành phố Metz, Reims, Aix-la-Chapelle trên đất Pháp và bắt đầu tiến sâu vào đất Đức, uy hiếp các thành phố Bonn và Frankfurt trên sông Main.

Sau trận ác chiến này, không còn trận nào lớn nữa. Hitler phát điên lên vì ông ta đã vét sạch t mọi công dân Đức từ 16 đến 60 tuổi nhập ngũ cho những trận quyết chiến cuối. Chinh điều đó dẫn đến thảm bại.

Sau khi quân Đồng minh tham chiến, mở mặt trận thứ hai ở Tây Âu, Hồng quân Liên Xô ở phía đông phấn chấn hẳn lên, cùng phối hợp mở cuộc tiến công vào sào huyệt Berlin để kết thúc cuộc chiến tranh vào tháng 8/1945, đúng 70 năm trước.

Năm nay nhân 70 năm toàn thắng bọn phát xít, thật thú vị cho nhóm chúng tôi có dịp đi thăm địa bàn núi đồi rừng rậm của chiến trường này với những bảo tàng, nghĩa trang, phim ảnh, sách báo tái tạo nhiều cảnh chiến đấu ác liệt nhất dẫn đến toàn thắng thuộc về phe Đồng minh.

Bùi Tín

(Blog VOA)

Thứ Bảy, 22 tháng 8, 2015

Cuộc độc diễn "cướp chính quyền" của Việt Minh ngày 19/8/1945.

TRẢ LẠI CHO LỊCH SỬ NHỮNG GÌ CỦA LỊCH SỬ...


Không hề hạ thấp giá trị của ngày Tổng Khởi Nghĩa 19/8/1945 cũng như ngày Lễ Độc Lập 2/9/1945 nhưng cần đưa những giá trị lịch sử về đúng chỗ đúng nơi của nó.


Lâu nay sử sách luôn dạy học sinh rằng, Đảng đã lãnh đạo nhân dân đứng lên Tổng khởi nghĩa, giành chính quyền xóa bỏ chế độ thực dân Pháp, rồi Phát xít Nhật một cổ hai tròng. Nhưng sự thực thì có hai điều quan trọng không đưa vào sử sách nên đa phần các học sinh không biết. Thậm chí cả các gs, tiến sĩ giấy cũng ù ù cạc cạc.

Thứ Nhất đó là hoàn toàn không có thực dân Pháp nào trên toàn cõi Đông Dương cả. Và những người Pháp lúc ấy thì chỉ có những người Pháp dân sự, đàn bà và trẻ con. Bộ máy cai trị của Pháp, quân đội, cảnh sát, thuế quan...đều đã tan rã hoàn toàn từ mấy tháng trước, Khi ngày 9/3/1945 Người Nhật bất ngờ tấn công, bắt tù binh và tàn sát đẫm máu tất cả, đánh sập toàn bộ hệ thống cai trị của Pháp. Chỉ có một số dân sự Pháp, cùng các đơn vị quân đội thuộc trung đoàn 14eN thuộc địa chạy thoát sang Lào, Trung Quốc..Toàn quyền Đơ Cu cũng ở trong tù vào thời điểm Cách Mạng Tháng 8.  Cũng trong thời gian đó, quân đội Nhật đồn trú ở Việt Nam, choáng váng với 2 quả bom nguyên tử thả xuống nước họ ngày 6 - 9/8 và  với lệnh đầu hàng của Nhật Hoàng Hiro Hirto 15/8/1945. Tất cả lực lượng của Nhật đều ở trong trại.

Do vậy ngày 19/8/1945 thì không có một người nào trong cái gọi là Thực dân Pháp và Phát xít Nhật có mặt trên đường phố Hà Nội cả. Và họ cũng chẳng có trách nhiệm gì. Người Pháp thì đa số vẫn ở trong tù, người Nhật thì đã được lệnh hạ vũ khí, cấm trại để chờ quân Tàu Tưởng vào giải giáp từ vĩ tuyến 16 trở ra, và quân Anh giải giáp từ vĩ tuyến 16 trở vào.

Trong khi sử lề phải dạy học trò không ngượng mồm rằng Đảng đã dẫn dắt quần chúng cướp chính quyền, lật đổ chế độ thực dân Pháp và Phát xít Nhật thì lại không hề nói đến một thực tế hiển nhiên khác. Đó là nước Việt Nam ta đã được độc lập trước đó rồi. Ngày 11/3/1945 được người Nhật, sau khi lật đổ chế độ thực dân Pháp, chính thức trao trả độc lập cho Việt Nam thì Hoàng Đế Bảo Đại đã làm lễ tế tổ tồng và tuyên cáo Độc Lập ra toàn cõi. 

Tên nước là Đế Quốc Việt Nam, thống nhất ba miền làm một. Đây là một nền độc lập với thể chế nghị viện và Hoàng gia chỉ là hình thức kiểu như của các nước Nhật, Anh quốc, Thái Lan. Cũng nói thêm đây chính là lúc đất nước Việt Nam được độc lập với tất cả lãnh thổ QG rộng lớn nhất, bao gồm cả Hoàng Sa...điều mà khó có chính quyền nào sau này tự hào hơn được.

Lá cờ chính thức là Cờ Quẻ  Ly (hình)  tiền thân của các lá Cờ Vàng ba sọc đỏ, cờ chính thức của ba chế độ không CS sau này như  Quốc Gia Việt Nam 1949 - 1955, Đệ Nhất Cộng Hòa 1955-1963 và Đệ Nhị Cộng Hòa 1963...

Về vị Thủ Tướng đầu tiên của chính quyền này thì thoạt đầu vua Bảo Đại đã mời nhà chí sĩ Ngô Đình Diệm đứng ra lập chính phủ (TTg) nhưng ông Diệm đã từ chối, và nhà sử học Trần Trọng Kim, đứng đầu một chính phủ gồm toàn những trí thức, học giả danh tiếng thời đó như :
Bác sĩ Trần Đình Nam (Bộ Nội Vụ)  Ts luật Trần Văn Chương (Bộ Ngoại giao) và là thân sinh ra bà Trần Lệ Xuân, vợ ông Ngô Đình Như sau này. Ts luật Trịnh Đình Thảo, Bộ trưởng Tư pháp. Ts Luật Vũ Văn Hiền, Bộ trưởng tài chính. Gs Hoàng Xuân Hãn, Bộ trưởng giáo dục. Lưu Văn Lang, Kỹ sư bách nghệ Bộ trưởng Công chính, . Nguyễn Hữu Thi, Bác sĩ, đại thương gia, Bộ trưởng tiếp tế.Phan Anh, Luật sư, Bộ trưởng Thanh niên.

Ngoài ra còn có nhiều nhà trí thức có tiếng tăm cùng tham gia chính quyền như : Phan Kế Toại (Khâm sai Bắc bộ), Bác sĩ Trần Văn Lai (Thị trưởng Hà Nội), , Phó bảng Đặng Văn Hướng (Tỉnh trưởng Nghệ An), Phó bảng Hà Văn Đại (Tỉnh trưởng Hà Tĩnh), Giáo sư Đặng Thai Mai (Tỉnh trưởng Thanh Hóa)… Các ông Hoàng Đạo Thúy, Tạ Quang Bửu, Trần Duy Hưng, Nguyễn Xiển, Vũ Văn Cẩn, Ngụy Như Kontum. Giáo sư Nguyễn Lân (Thị trưởng Huế) và là ông nội của siêu mẫu cây xanh Nguyễn Lân Thắng...

Mặc dù tồn tại trong một thời gian ngắn ngủi, nhưng chính phủ này cũng đã làm được một số việc quan trọng như : tuyên bố nước Việt Nam đôc lập, và hủy bỏ Hiệp ước Bảo hộ 1884 (Hòa ước Patenôtre). Thành lập Đế quốc Việt Nam, thống nhất về mặt danh nghĩa, đưa đất Nam Kỳ trở lại với nguồn cội Việt Nam. Thay chương trình học bằng tiếng Pháp chuyển sang học bằng tiếng Việt. Hành chánh được cải tổ với việc dùng chữ Việt trong tất cả các giao dịch của chính phủ.

Quan hệ với nước Nhật thì bị cho là bù nhìn cho Nhật nhưng kể cả Hoàng Đế Bảo Đại cho tới chính phủ TTK thì đều không thân thiện với người Nhật, mặc dù điều kiện duy nhất mà người Nhật đặt ra, là ở trong Khối Đại Đông Á. Nên mặc dù Nhật đã trao hoàn toàn độc lập nhưng đáng tiếc chính phủ Đế Quốc Việt Nam lại từ chối thành lập Bộ Quốc Phòng, từ chối thành lập quân đội quốc gia. Không có quân đội, Đế Quốc Việt Nam sụp đổ chỉ bởi một nhóm cơ hội CS.

Và đấy cũng là điểm yếu căn bản của nền độc lập này, vì ngày 19/8/1945 khi nhân dân Hà Nội tổ chức diễu hành để chào mừng độc lập. Bỗng có lá cờ đỏ sao vàng buông xuống từ mặt tiền, một đôi trai gái giật micro và kêu gọi ủng hộ Việt Minh. Xin thưa rằng trong không khí những ngày sục sôi đó thì treo lá cờ nào, lên diễn đàn nói gì thì cứ nói. Chẳng ai bắt tội cả. Đoàn người sau mít tính đã kéo đến tòa nhà Bắc Bộ Phủ. Khâm sai đại thần Phan Kế Toại đi vắng, đội lính lệ mở cửa cho một số đông người vào cửa  chính đưa thư đòi giải tán. Vì theo nguyên tắc mà Đồng Minh đã đặt ra là tất cả các chính quyền do người Nhât lập ra ở các vùng họ xâm lược đều không có giá trị, phải giải tán.

Ấy thế mà sau này sử dậy, rồi có cả hình chụp là nhân dân đã ùn ùn trèo qua hàng rào sắt. Có lẽ những tay thợ chế lịch sử Đảng VN sau này đã bê nguyên si hình ảnh cuộc tấn công Cung Điện Mùa Đông bên Nga cho nó có vẻ hoành tráng, đầy tính Cách Mạng, cho nó có vẻ như phá ngục Basti chăng.

Tóm lại đó là một cuộc CM chẳng ai chết, không có một phát đạn nào. Và chỉ diễn ra thành công ở duy nhất ở Hà Nội. Và ông Hồ Chí Minh cùng các đầu lãnh còn không ngờ tới thành công này khi ngày 19 đó họ còn ở tuốt trên rừng. Và chỉ sau khi nhận được tin báo thành công, thì các đầu lĩnh mới vào Hà Nội, ở nhờ nhà bà địa chủ Nguyễn Thị Năm, người sau này bị xử vắn trong vụ Cải Cánh Ruộng Đất. Còn ở Sài Gòn thì lộn xộn nhưng do các sứ quân chớp thời cơ không ai coi cả nên làm chiếm lấy. Còn tại kinh đô Huế thì mặc dù không có lính bảo vệ vì có một số lính ngự binh thì rút vào thành để bảo vệ Hoàng Gia, nhưng CM cũng không nổ ra và Kinh Đô cũng không bị thất thủ. 

Nhưng thời mạt mới thấy tôi trung. Và xuất hiện phản thần Phạm Khắc Hòe, Ngự tiền Đổng lý văn phòng Bảo Đại là một Việt Minh cài vào. Ông này liên tục thi hành lệnh từ Hà Nội và luôn dọa dẫm Hoàng Đế và Hoàng Gia theo kiểu thổi lỗ tai tung tin vịt. Theo cuốn hồi ký Từ kinh thành đến chiến khu... thì ông ta cứ kể cho Bảo Đại về cái chết của vua Lui thứ 16 và Hoàng Hậu M. Antoannet. Nhất là ông ta lợi dụng việc đánh bài với bà Từ Cung để kể tỉ mỉ về chuyện máy chém đoạn đầu đài đẫm máu của vợ chồng vua Pháp cho hai bà trong cung, là Bà Từ Cung, mẹ Bảo Đại và Hoàng Hậu Nam Phương khiến cho hai bà yếu bóng vía này, không suốt ngày cầu Phật., thì cũng cầu Chúa (bà NPHH) khiến không khí trong thành Nội như có ma ám.

Quả là thần diệu. Trong khi chẳng có ai bên Cách Mạng đến gõ cửa thành Ngọ Môn thì Hoàng Đế Bảo Đại qua cận thần Phạm Khắc Hòe đã gửi điện mừng và mời phái đoàn chính phủ ở Hà Nội vào Huế để nhận đầu hàng, ấn kiếm. Và thế là vua Bảo Đại, đã tự nguyện trở thành vị vua cuối cùng của triều đại Nguyễn lừng lẫy khi ra chiếu tuyên bố thoái vị ngày 24/8/1945 và toàn cõi VN đã tuân theo. Trong chiếu thoái vị đọc trước vài vị đại diện VM, vừa từ HN vào có đoạn như sau :

"Đáp ứng lời kêu gọi của Ủy ban CM, tôi sẵn sàng thoái vị. Trước giờ quyết định này của lịch sử quốc gia, đoàn kết là sống, chia rẽ là chết. Tôi sẵn sàng hy sinh tất cả mọi quyền lợi, để cho sự đoàn kết được thành tựu, và yêu cầu đại diện của Ủy ban (Việt Minh) sớm tới Huế, để nhận bàn giao."

Đổng lý Phạm Khắc Hòe thảo chiếu thoái vị, với câu nói nổi tiếng mà ông Hoàng đã đọc những ngày sôi nổi ấy : 

"Trẫm muốn được làm Dân một nước tự do, hơn làm Vua một nước bị trị"

Ngày 2/9/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đọc tuyên ngôn độc lập, khai sinh ra nước VNDCCH như ngày nay. Tất cả đều xuất phát từ một cuộc tuần hành bình thường, một cuộc chiến của những người cướp chính quyền với không có đối thủ nào để thành công. Nếu có kể công thêm thì có thể kể thêm một ông Hoàng, hai bà Hoàng và một kẻ phản thần...
MTA

Thứ Hai, 17 tháng 8, 2015

Danh sách 44 Tổng Thống Hoa Kỳ - Châu Xuân Nguyễn

Tổng thống Hoa Kỳ là nguyên thủ quốc gia(head of state) và cũng là người đứng đầu chính phủ (head of government) Hoa Kỳ. Đây là viên chức chính trị cao cấp nhất về mặt ảnh hưởng và được công nhận như vậy tại Hoa Kỳ. Tổng thống lãnh đạo ngành hành phápcủa chính phủ liên bang Hoa Kỳ và là một trong hai viên chức liên bang duy nhất được toàn quốc Hoa Kỳ bầu lên (người kia là Phó Tổng thống Hoa Kỳ).[3]
Trong số những trách nhiệm và quyền hạn khác, Điều khoản II Hiến pháp Hoa Kỳ giao cho Tổng thống hành xử một cách trung thành luật liên bang, đưa Tổng thống vào vai trò tổng tư lệnhcác lực lượng vũ trang Hoa Kỳ, cho phép Tổng thống đề cử các viên chức tư pháp và hành pháp với sự góp ý và ưng thuận của Thượng viện và cho phép Tổng thống ban lệnh ân xá.
Tổng thống được dân chúng bầu lên một cách gián tiếp thông qua Đại cử tri đoàn trong một nhiệm kỳ bốn năm. Kể từ năm 1951, các Tổng thống Hoa Kỳ chỉ được phục vụ giới hạn hai nhiệm kỳ theo Tu chính án 22, Hiến pháp Hoa Kỳ.
Bốn mươi ba cá nhân đã được bầu hoặc kế nhiệm trong chức vụ Tổng thống Hoa Kỳ. Tổng thời gian phục vụ của tất cả các tổng thống là 56 nhiệm kỳ bốn năm.[4]
Ngày 20 tháng 1 năm 2009Barack Obama trở thành vị tổng thống lần thứ 44 và hiện tại của Hoa Kỳ.
Ban đầu
Năm 1783, Hiệp định Paris (1783) đã mang lại cho Hoa Kỳ một nền độc lập và hòa bình nhưng với một cơ cấu chính phủ chưa rõ ràng. Đệ nhị Quốc hội Lục địa đã phát thảo ra Các điều khoản Hợp bang vào năm 1777 có nói đến một hợp bang vĩnh viễn nhưng chỉ cho phép quốc hội – cơ quan liên bang duy nhất – quá ít quyền lực để tài trợ cho chính mình hay bảo đảm rằng những nghị quyết của quốc hội có được thi hành hay không. Việc này một phần phản ánh quan điểm chống-vương quyền trong thời cách mạng và hệ thống chính trị Mỹ mới này rõ ràng được tạo dựng lên để ngăn chặn sự trỗi dậy của một bạo chúa Mỹ.
Tuy nhiên, trong suốt cuộc khủng hoảng kinh tế do sự sụp đổ của đồng tiền Lục địa theo sau cuộc Cách mạng Mỹ, sự sống còn của chính phủ Mỹ bị đe dọa bởi sự bất ổn chính trị tại một số tiểu bang, bởi những nỗ lực của những người thiếu nợ muốn dùng chính phủ nhân dân để xóa nợ cho họ, và bởi sự bất lực thấy rõ của Quốc hội Lục địa trong việc cưỡng bách công chúng thi hành bổn phận của mình từng được áp dụng trong thời chiến. Quốc hội có vẽ cũng không thể trở thành một diễn đàn hợp tác sản xuất trong số các tiểu bang khuyến khích phát triển kinh tế và thương mại. Để đối phó, Hội nghị Philadelphia được triệu tập, bề ngoài như có vẽ phát thảo ra các tu chính cho Các điều khoản Hợp bang, nhưng thay vào đó đã bắt đầu thảo ra một hệ thống chính phủ mới gồm có ngành hành pháp có nhiều quyền lực hơn trong khi vẫn duy trì hệ thống kiểm soát và cân bằng quyền lực với chủ đích là ngăn chặn bất cứ ai có ý muốn làm đế vương khi đang làm tổng thống.
Các cá nhân chủ trì Quốc hội Lục địa trong thời Cách mạng Mỹ và dưới Hiến pháp Hợp bang có chức danh là “President of the United States in Congress Assembled” (có nghĩa là Tổng thống Hoa Kỳ tại Quốc hội nhóm họp), thường viết tắt thành “President of the United States” (Tổng thống Hoa Kỳ). Tuy nhiên, chức vụ này có ít quyền lực hành pháp riêng biệt. Sau khi Hiến pháp Hoa Kỳ được thông qua năm 1788, một ngành hành pháp riêng biệt được tạo ra và được Tổng thống Hoa Kỳ lãnh đạo.
Quyền hành pháp của tổng thống theo Hiến pháp Hoa Kỳ, bị kiềm chế bởi hệ thống kiểm soát và cân bằng quyền lực của hai ngành lập pháp và tư pháp của chính phủ liên bang, được tạo ra để giải quyết một số vấn đề chính trị mà quốc gia non trẻ đang đối diện và lại phải đối phó với các thử thách trong tương lai trong lúc đó vẫn ngăn cản được sự trỗi dậy của một kẻ độc tài.
Trách nhiệm và quyền lực
Vai trò lập pháp theo Điều khoản I Hiến pháp
Quyền lực đầu tiên được Hiến pháp Hoa Kỳ qui định dành cho tổng thống là quyền phủ quyết của tổng thống đối với các qui trình lập pháp của Quốc hội Hoa Kỳ. Đoạn 2 và 3, Phần 7, Điều khoản 1, Hiến pháp Hoa Kỳ bắt buộc bất cứ đạo luật nào mà Quốc hội Hoa Kỳ thông qua đều phải được trình lên tổng thống trước khi trở thành luật. Một khi đạo luật đã được trình lên thì tổng thống có ba sự chọn lựa:
Ký văn bản luật và đạo luật sẽ trở thành luật.
Phủ quyết văn bản luật, trả về Quốc hội kèm theo bất cứ lý do vì sao mình phản đối. Đạo luật sẽ không thành luật trừ khi cả hai viện lập pháp của Quốc hội biểu quyết với tỉ lệ 2/3 phiếu thuận để gạt bỏ sự phủ quyết của tổng thống.
Không hành động gì. Trong trường hợp này, tổng thống không ký và cũng không phủ quyết văn bản luật. Sau 10 ngày, không kể chủ nhật, có hai trường hợp có thể xảy ra:
Nếu Quốc hội vẫn còn nhóm họp thì đạo luật trở thành luật.
Nếu Quốc hội không nhóm họp thì văn bản luật không thể trả về Quốc hội được. Lúc đó đạo luật không thành luật. Trường hợp này được biết đến là “pocket veto” (tạm dịch là “phủ quyết gián tiếp”).
Năm 1996, Quốc hội tìm cách nâng cao quyền phủ quyết của tổng thống qua Đạo luật phủ quyết từng phần (Line Item Veto Act). Dự luật này cho phép tổng thống ký thành luật bất cứ đạo luật chi tiêu nào trong khi đó có quyền phủ quyết các mục chi tiêu nào đó trong đạo luật này, đặc biệt là bất cứ khoản chi tiêu mới nào, hay bất cứ tổng số chi tiêu nào, hoặc bất cứ lợi ích về thuế có giới hạn mới nào. Một khi tổng thống đã phủ quyết một mục nào đó trong đạo luật thì Quốc hội cũng có thể tái thông qua mục đó. Nếu tổng thống lại phủ quyết thì Quốc hội Hoa Kỳ có thể gạt bỏ sự phủ quyết của tổng thống bằng cách thông thường là biểu quyết với tỉ lệ 2/3 phiếu thuận tại cả hai viện lập pháp. Trong vụ kiện tụng Clinton đối đầu Thành phố New York524 U.S. 417 (1998),Tối cao Pháp viện Hoa Kỳ đã phán quyết rằng việc thay đổi quyền lực phủ quyết như thế là vi hiến.
Điều khoản Hiến pháp II về quyền lực hành pháp
Quyền lực đối ngoại và chiến tranh
Abraham Lincoln, Tổng thống Hoa Kỳ thứ 16, người đã thành công giữ vững liên bang trong thờiNội chiến Hoa Kỳ.
Có lẽ điều quan trọng nhất trong số những quyền lực của tổng thống là quyền lực tư lệnh Quân đội Hoa Kỳ trong vai trò tổng tư lệnh. Trong lúc quyền lực tuyên chiến được hiến pháp đặt nằm trong tay Quốc hội thì tổng thống là người nắm quyền tư lệnh và điều khiển trực tiếp quân đội và có trách nhiệm lập kế hoạch chiến lược quân sự. Những vị khai sinh ra Hiến pháp Hoa Kỳ đã thận trọng trong việc giới hạn các quyền lực của tổng thống liên quan đến quân sự; Alexander Hamilton giải thích điều này trong bài viết Federalist số 69:
Tổng thống phải là tổng tư lệnh lục quân và hải quân của Hoa Kỳ. … Điều này không bao trùm hơn quyền tư lệnh tối cao và quyền điều khiển các lực lượng hải quân và quân sự … trong khi đó quyền lực này của vua Anh bao trùm cả việc tuyên chiến, tuyển mộ thành lập quân đội và đặt ra các qui định đối với các hạm đội và lục quân. Tất cả những quyền lực như thế … phải do quốc hội đảm trách.[5]
Quốc hội, theo Nghị quyết về Quyền lực Chiến tranh, phải cho phép bất cứ một cuộc khai triển quân đội nào kéo dài hơn 60 ngày. Ngoài ra, Quốc hội cũng đảm trách việc theo dỏi quyền lực quân sự của tổng thống qua việc kiểm soát các qui định và chi tiêu quân sự.
Song song việc nắm giữ các lực lượng vũ trang, tổng thống cũng là người nắm giữ chính sách ngoại giao của Hoa Kỳ. Qua Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ và Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ, tổng thống có trách nhiệm bảo vệ người Mỹ ở hải ngoại và công dân ngoại quốc tại Hoa Kỳ. Tổng thống có quyền quyết định việc có nên công nhận các quốc gia mới và chính phủ mới hay không, và thương thuyết các hiệp định với các quốc gia khác. Các hiệp định này có hiệu lực khi được Thượng viện Hoa Kỳ chấp thuận với 2/3 số phiếu tán thành.
Mặc dù không được qui định trong hiến pháp nhưng tổng thống đôi khi cũng có quyền thực hiện những “thỏa ước hành pháp” trong quan hệ đối ngoại. Thường thường, những thỏa ước này có liên quan đến các vấn đề nằm trong phạm vi quyền lực hành pháp; thí dụ, thỏa ước với một quốc gia nào đó mà Hoa Kỳ có lực lượng quân sự hiện diện tại đó, cách nào để một quốc gia thi hành các hiệp định về bản quyền, hay làm sao để thực hiện việc giao dịch thư từ ngoại quốc. Tuy nhiên, thế kỷ 21 đã cho thấy rằng có một sự mở rộng rất lớn về những thỏa hiệp hành pháp như thế. Những người chỉ trích đã chống lại việc nới rộng việc sử dụng những thỏa ước hành pháp như thế vì chúng đã bỏ qua các qui trình tạo ra hiệp định và cũng như loại bỏ sự kiểm soát và cân bằng quyền lực mà hiến pháp đã qui định đối với ngành hành pháp trong quan hệ đối ngoại. Những người ủng hộ đáp trả lại rằng những thỏa ước như thế tạo ra một giải pháp mang tính thời đại khi nhu cầu hành động nhanh chóng, bí mật và đồng điệu ngày càng gia tăng.
Quyền lực hành pháp
Tổng thống là viên chức hành chính trưởng của Hoa Kỳ và như thế ông là người đứng đầu ngành hành pháp của chính phủ Hoa Kỳ. Trách nhiệm của tổng thống là “trông coi việc luật pháp được thi hành một cách trung thực.” Để thực hiện bổn phận này, tổng thống được giao trách nhiệm nắm giữ 4 triệu công chức ngành hành pháp liên bang.
Tổng thống bổ nhiệm rất nhiều công chức trong ngành hành pháp: một vị tổng thống sắp nhận nhiệm sở có thể thâu nhận đến 6.000 viên chức trước khi ông nhận chức và thêm 8.000 người nữa trong suốt nhiệm kỳ của mình. Các đại sứ, các thành viên Nội các Hoa Kỳ, và những viên chức liên bang khác là được tổng thống bổ nhiệm với sự góp ý và ưng thuận của đa số tại Thượng viện Hoa Kỳ. Những cuộc bổ nhiệm viên chức được thực hiện vào thời điểm Thượng viện nghĩ họp chỉ có hiệu lực tạm thời và sẽ hết hạn vào lúc Thượng viện nhóm họp lại.
Quyền của tổng thống sa thải các viên chức hành pháp từ lâu nay là một vấn đề tranh chấp chính trị. Thông thường, tổng thống có quyền sa thải các viên chức hành pháp theo ý của mình.[6] Tuy nhiên, theo luật định thì Quốc hội có thể ngăn chặn và kiềm chế quyền của tổng thống khi sa thải các ủy viên của các cơ quan độc lập đặc trách về các qui định kiểm soát về các vấn đề đặc biệt nào đó hay một số các viên chức hành pháp cấp thấp.[7]
Tổng thống có khả năng điều hành phần nhiều ngành hành pháp bằng các sắc lệnh hành pháp. Những sắc lệnh này dựa vào luật liên bang hay quyền hành pháp mà Hiến pháp Hoa Kỳ ban cho và vì vậy có sức mạnh về luật pháp. Những sắc lệnh hành pháp này có thể bị tòa án liên bang xem xét lại hoặc có thể bị vô hiệu quá bằng qui trình thay đổi luật.
Quyền tư pháp
Tổng thống cũng có quyền đề cử các thẩm phán liên bang trong đó bao gồm các phẩm phán tòa phúc thẩm và Tối cao Pháp viện Hoa Kỳ. Tuy nhiên, các thẩm phán được đề cử này phải đượcThượng viện Hoa Kỳ chấp thuận. Thật không dễ dàng đối với các vị tổng thống có ý định quay chiều hướng pháp lý liên bang về phía một lập trường tư tưởng đặc biệt nào đó bằng việc đề cử các vị thẩm phán có tư tưởng ủng hộ lập trường đó. Khi đề cử các thẩm phán tòa án sơ thẩm, tổng thống thường tôn trọng truyền thống xưa nay là hỏi thăm ý kiến của thượng nghị sĩ Hoa Kỳ đại diện cho tiểu bang mà thẩm phán sẽ được đề cử. Tổng thống cũng có thể ban hành lệnh ân xá hay giảm án và việc này thường hay xãy ra ngay trước khi kết thúc nhiệm kỳ tổng thống của mình.
Tổng thống George W. Bush đọc Diễn văn về Tình trạng Liên bang năm 2007, cùng với Phó tổng thốngDick Cheney và Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi phía sau ông.
Đặc quyền Hành pháp cho phép tổng thống cất giữ thông tin không cho Quốc hội và các tòa án liên bang xem với lý do vì vấn đề an ninh quốc gia. Tổng thống George Washington là người đầu tiên giành được đặc quyền này khi Quốc hội yêu cầu xem sổ ghi chép của Thẩm phán trưởng Hoa Kỳ, John Jaycó liên quan đến một cuộc thương lượng điều đình không được công bố với Vương quốc Anh. Mặc dù không có ghi trong Hiến pháp Hoa Kỳ hay trong bất cứ luật nào nhưng hành động của Washington đã tạo ra tiền lệ cho đặc quyền này. Khi Tổng thống Richard Nixon tìm cách sử dụng đặc quyền hành pháp này như một lý do để không giao nộp những bằng chứng mà Quốc hội Hoa Kỳ đòi cung cấp trong Vụ tai tiếng Watergate, Tối cao Pháp viện Hoa Kỳ đã phán quyết vụ Hoa Kỳ đối đầu Nixon418 U.S. 683(1974) rằng đặc quyền hành pháp không có hiệu lực trong trường hợp một vị tổng thống cố tìm cách tránh né truy tố hình sự. Khi Tổng thống Bill Clinton tìm cách sử dụng đặc quyền hành pháp có liên quan trong Vụ tai tiếng Lewinsky, Tối cao Pháp viện phán quyết vụ Clinton đối đầu Jones520 U.S. 681(1997) rằng đặc quyền hành pháp cũng không được sử dụng trong những vụ thưa kiện dân sự. Các vụ kiện này đã lập nên tiền lệ rằng đặc quyền hành pháp được công nhận tuy nhiên phạm vi giới hạn của đặc quyền này vẫn chưa được định nghĩa rỏ ràng.
Đề xuất và phụ trợ làm luật
Mặc dù tổng thống không thể trực tiếp giới thiệu luật nhưng ông có thể đóng một vai trò quan trọng trong việc tạo ra luật, đặc biệt nếu đảng chính trị của tổng thống chiếm đa số ghế tại một hoặc hai viện của quốc hội. Mặc dù các viên chức ngành hành pháp bị ngăn cấm không được cùng lúc giữ ghế trong quốc hội và ngược lại nhưng các viên chức hành pháp thường hay thảo ra các qui trình luật và nhờ cậy vào các Thượng nghị sĩ và Dân biểu để giới thiệu luật thay cho họ. Tổng thống có thể tạo thêm ảnh hưởng đối với ngành lập pháp bằng những báo cáo thường kỳ mà Hiến pháp bắt buộc trước Quốc hội. Những báo cáo này có thể bằng văn bản hay được đọc trước Quốc hội. Tuy nhiên trong thời hiện đại, các báo cáo này được đọc trong hình thức “Diễn văn về Tình trạng Liên bang” trong đó tổng thống nêu ra những đề nghị về luật của mình cho năm trước mắt.
Theo Đoạn 2, Phần 3 của Điều khoản II, Hiến pháp Hoa Kỳ, tổng thống có thể triệu tập một hoặc cả hai viện của Quốc hội. Ngược lại, nếu cả hai viện không thể đồng ý được với nhau về 1 ngày nhóm họp thì tổng thống có thể chọn 1 ngày cho Quốc hội nhóm họp.
Tiến trình bầu tổng thống
George Washington, tổng thống đầu tiên của Hoa Kỳ
Điều kiện để trở thành tổng thống
Đoạn 5, Phần 1, Điều khoản II, Hiến pháp Hoa Kỳ có ấn định những điều kiện cơ bản mà một người cần hội đủ để trở thành Tổng thống Hoa Kỳ. Một vị tổng thống phải:
là một công dân Mỹ được sinh ra tại Hoa Kỳ;[8]
ít nhất là 35 tuổi;
là thường trú nhân tại Hoa Kỳ ít nhất là 14 năm.
Một người hội đủ các điều kiện nói trên nhưng vẫn không đủ tư cách để giữ chức tổng thống vì một trong các điều kiện sau đây:
Tu chính án 22 qui định rằng không có người nào hội đủ điều kiện để được bầu làm tổng thống quá hai lần. Tu chính án 22 cũng có nói rỏ rằng nếu bất cứ người nào hội đủ điều kiện để làm tổng thống hay quyền tổng thống trên hai năm của một nhiệm kỳ mà một người khác được bầu làm tổng thống (thí dụ người này thay thế một vị tổng thống bị trất phế) thì người này chỉ có thể được bầu làm tổng thống một lần mà thôi. Các học giả vẫn còn tranh cãi liệu có phải một người không còn hội đủ điều kiện để được bầu làm tổng thống vẫn có thể được bầu làm phó tổng thống theo như qui định về tiêu chuẩn đã được ấn định dưới Tu chính án 12.[9]
Theo Đoạn 7, Phần 3, Điều khoản I, Hiến pháp Hoa Kỳ, sau khi truy tố qua những cuộc luận tội, Thượng viện Hoa Kỳ có thể tước quyền của những cá nhân bị buộc tội và không cho phép họ giữ các chức vụ liên bang trong đó gồm có cả chức vụ tổng thống.[10]
Theo Phần 3 của Tu chính án 14, Hiến pháp Hoa Kỳ nghiêm cấm không cho một người hội đủ điều kiện (làm tổng thống) trở thành tổng thống nếu người này đã tuyện thệ trung thành ủng hộ Hiến pháp Hoa Kỳ nhưng sau đó lại nổi loạn chống Hoa Kỳ. Tuy nhiên, Quốc hội có thể hủy bỏ lệnh cấm này bằng tỉ lệ 2/3 phiếu thuận ở cả hai viện quốc hội.
Đề cử và chiến dịch tranh cử
Trong thời hiện đại, chiến dịch tranh cử tổng thống sẽ bắt đầu trước khi có các cuộc bầu cử sơ bộ. Hai đảng chính trị lớn của Hoa Kỳ (Dân chủ và Cộng hòa) dùng các cuộc bầu cử sơ bộ để tìm ra một số ứng cử viên trong đảng của mình trước khi đại hội đề cử toàn quốc của đảng mình khai mạc. Tại đại hội đảng đề cử toàn quốc, ứng cử viên nào thành công nhất trong các cuộc bầu cử sơ bộ sẽ được đề cử ra đại diện đảng của mình tranh cử chức vụ tổng thống. Thường thường thì ứng cử viên tổng thống của đảng sẽ tự chọn ra ứng cử viên phó tổng thống cho liên danh của mình và rồi được đại hội đề cử thông qua cho có lệ.
Các ứng cử viên tổng thống sau đó sẽ tham gia vào các cuộc tranh luận trực tiếp trên truyền hình toàn quốc. Mặc dù các cuộc tranh luận trực tiếp trên truyền hình toàn quốc chỉ thu hẹp vào phạm vi dành riêng cho các ứng cử viên thuộc đảng Dân chủ và Cộng hòa nhưng các ứng cử viên thuộc đảng thứ ba cũng có thể được mời tham dự, thí dụ như trường hợp của Ross Perotkhông thuộc đảng Cộng hòa hay Dân chủ được mời tham dự các cuộc tranh luận vào năm 1992. Các ứng cử viên sẽ vận động tranh cử khắp nơi tại Hoa Kỳ để giải thích quan điểm của họ, thuyết phục cử tri bầu cho họ và vận động gây quỹ tranh cử. Phần nhiều tiến trình bầu cử hiện đại hay tập trung quan tâm đến việc chiến thắng các tiểu bang chưa rỏ ràng thắng bại (swing states) bằng các cuộc viếng thăm thường xuyên của các ứng cử viên đến các tiểu bang đó hay dựa vào chiến dịch vận động bằng quảng cáo rầm rộ qua các hệ thống truyền thông đại chúng.
Bầu cử và tuyên thệ
Bản đồ Hoa Kỳ biểu thi số phiếu đại cử tri được phân bố cho mỗi tiểu bang; 270 phiếu đại cử tri cần có để đạt được đa số trong tổng số 538 phiếu đại cử tri.
Tổng thống được bầu gián tiếp tại Hoa Kỳ. Các đại cử tri, được gọi chung là đại cử tri đoàn là những người chính thức bầu chọn tổng thống. Vào ngày bầu cử, các cử tri tại mỗi tiểu bang và Đặc khu Columbia sẽ bỏ lá phiếu của mình để chọn các đại cử tri này. Mỗi tiểu bang được phân bố một con số đại cử tri bằng với tổng số đại diện của họ tại cả hai viện của Quốc hội cộng lại (tổng số dân biểu và thượng nghị sĩ đại diện cho mỗi tiểu bang). Thông thường, liên danh nào thắng được nhiều phiếu nhất tại mỗi tiểu bang sẽ giành được hết số phiếu đại cử tri của tiểu bang đó. Như thế khối đại cử tri thắng cử này sẽ được chọn đại diện cho tiểu bang mình ra bỏ phiếu ở đại cử tri đoàn.
Khối đại cử tri thắng cử sẽ họp tại thủ phủ của tiểu bang mình vào ngày thứ hai đầu tiên sau thứ tư lần thứ hai trong tháng 12, khoảng 6 tuần sau khi cuộc bầu cử để bỏ phiếu của mình. Lúc đó họ sẽ gởi một bản báo cáo về cuộc bỏ phiếu đó đến Quốc hội. Phiếu của các đại cử tri sẽ được phó tổng thống đương nhiệm trong tư cách là Chủ tịch Thượng viện mở ra và đọc lớn trước một phiên họp chung gồm có cả hạ viện và thượng viện của Quốc hội sắp tới (Quốc hội này được bầu cùng lúc với cuộc bầu cử tổng thống).
Theo Tu chính án 12, nhiệm kỳ của tổng thống bắt đầu vào đúng trưa ngày 20 tháng 1 của năm theo sau cuộc bầu cử. Vào ngày này, được biết là ngày nhậm chức, đánh dấu sự khởi đầu nhiệm kỳ bốn năm của cả tổng thống và phó tổng thống. Trước khi hành xử quyền lực chức vụ, một vị tổng thống, theo hiến pháp qui định, phải tuyên thệ nhậm chức:
Tôi trịnh trọng tuyên thệ (hay xác nhận) rằng tôi sẽ hành xử chức vụ Tổng thống Hoa Kỳ một cách trung thành, và sẽ cố gắng hết khả năng của mình bảo tồn, bảo vệ và che chở Hiến pháp Hoa Kỳ.[11]
Măc dù không bắt buộc nhưng các tổng thống có truyền thống sử dụng một quyển thánh kinh để tuyên thệ nhậm chức và đọc thêm lời cuối “thế xin Thượng đế giúp tôi!” để kết thúc lời tuyên thệ. Hơn nữa, mặc dù không có luật lệ nào qui định rằng lời tuyên thệ nhậm chức phải được một người đặc biệt nào đó chủ trì nhưng các vị tổng thống thường theo truyền thống là được tuyên thệ bởi Thẩm phán trưởng Hoa Kỳ.
Nhiệm kỳ và giới hạn nhiệm kỳ
Franklin D. Roosevelt được bầu bốn nhiệm kỳ trước khi Tu chính án 22 được thông qua.
Nhiệm kỳ chức vụ tổng thống và phó tổng thống là bốn năm. George Washington, Tổng thống Hoa Kỳ đầu tiên, đã tạo ra một tiền lệ không chính thức khi chỉ phục vụ hai nhiệm kỳ bốn năm mà sau đó đã được các tổng thống kế nhiệm làm theo cho đến năm 1940. Trước thời Tổng thống Franklin D. Roosevelt cũng đã có hai tổng thống đã tìm cách ra tranh cử nhiệm kỳ ba vì được những người ủng hộ khuyến khích, đó là Tổng thống Ulysses S. Grant và Theodore Roosevelt. Tuy nhiên cả hai đều không thành công. Năm 1940, Franklin Roosevelt từ chối ứng cử nhiệm kỳ ba nhưng đã cho phép đảng chính trị của mình “chiêu mộ” mình làm ứng cử viên tổng thống cho đảng và sau đó được bầu làm tổng thống nhiệm kỳ 3. Năm 1941, Hoa Kỳ lâm trận trong Đệ nhị Thế chiến. Chính vì Đệ nhị Thế chiến nên cử tri sau đó lại bầu Roosevelt lần thứ tư vào năm 1944.
Sau chiến tranh và để đối phó với tình trạng làm đảo lộn tiền lệ của Roosevelt, Tu chính án 22 được thông qua. Tu chính án này nghiêm cấm không cho bất cứ một ai được bầu làm tổng thống quá hai lần hoặc quá 1 lần nếu như người đó đã phục vụ hơn phân nữa nhiệm kỳ của một vị tổng thống khác (thay thế hoặc làm quyền tổng thống). Tổng thống Harry S. Truman, người làm tổng thống khi tu chính án này được thông qua, và vì thế theo qui định của tu chính án này được miễn nhiểm nên ông đã tìm cách ứng cử lần thứ ba nhưng sau đó rút lui khỏi cuộc bầu cử tổng thống năm 1952.
Kể từ khi tu chính án 22 được thông qua, bốn vị tổng thống đã phục vụ hết hai nhiệm kỳ của mình:Dwight D. EisenhowerRonald ReaganBill Clinton vàGeorge W. BushJimmy Carter và George H. W. Bush tái ứng cử lần thứ hai nhưng bị đánh bại. Richard Nixon được bầu vào nhiệm kỳ hai nhưng từ chức trước khi kết thúc nhiệm kỳ hai của minh. Lyndon B. Johnson là tổng thống duy nhất theo tu chính án 22 có quyền phục vụ hơn hai nhiệm kỳ vì ông thay thế chức vụ tổng thống có 14 tháng sau khi Tổng thống John F. Kennedy bị ám sát (ít hơn 2 năm). Tuy nhiên, Johnson rút tên ra khỏi cuộc bầu cử sơ bộ của đảng Dân chủ năm 1968 và làm cho người Mỹ ngạc nhiêm khi tuyên bố rằng “Tôi sẽ không tìm cách và tôi sẽ không chấp thuận sự đề cử từ đảng của tôi cho một nhiệm kỳ nữa trong vai trò tổng thống.” Gerald Ford ra tranh cử cho một nhiệm kỳ sau khi phục vụ 2 năm và 5 tháng cuối trong nhiệm kỳ thứ hai của Tổng thống Nixon nhưng thất cử.
Chức vụ bỏ trống hay tàn tật
Ghế tổng thống bị bỏ trống có thể xãy ra trong một số tình trạng khả dĩ như sau: qua đời, từ chức và bị truất phế.
Phần 4, Điều khoản II, Hiến pháp Hoa Kỳ cho phép Hạ viện Hoa Kỳ luận tội các viên chức cao cấp liên bang trong đó có tổng thống vì tội “phản quốc, hối lộ, hoặc tội đại hình và những sai trái khác.” Đoạn 6, Phần 3, Điều khoản I cho phép Thượng viện Hoa Kỳ quyền lực truất phế các viên chức bị luận tội bằng việc biểu quyết với tỉ lệ 2/3 số phiếu để có hiệu lực. Tính đến nay, Hạ viện Hoa Kỳ đã luận tội hai vị tổng thống: Andrew Johnson năm 1868 và Bill Clinton năm 1998. Đến cuối cùng cả hai đều không bị Thượng viện kết tội; tuy nhiên, Johnson được tha bổng bởi tỉ lệ bằng một lá phiếu.
Theo Phần 3, Tu chính án 25, tổng thống có thể chuyển giao quyền lực và trách nhiệm của tổng thống cho phó tổng thống, người sau đó trở thành quyền tổng thống bằng cách gởi 1 lời tuyên bố đến Chủ tịch Hạ viện Hoa Kỳ và Chủ tịch Thượng viện Tạm quyền Hoa Kỳ nói rỏ những lý do vì sao có sự chuyển quyền. Tổng thống nhận lại quyền lực và trách nhiệm tổng thống bằng việc chuyển một bản thông báo viết tay đến hai viên chức kể trên, nói rỏ việc nhận lại quyền lực. Sự chuyển giao quyền lực này có thể xãy ra vì nhiều lý do khi tổng thống nghĩ rằng thích hợp; năm 2002 và rồi năm 2007, Tổng thống George W. Bush đã chuyển giao quyền lực tổng thống ngắn ngũi cho Phó Tổng thống Dick Cheney. Trong cả hai trường hợp, việc chuyển giao quyền lực được thực hiện để giúp tiện lợi cho 1 quá trình kiểm tra y khoa mà khi đó Tổng thống Bush phải được gây mê; cả hai lần, Tổng thống Bush nhận lại quyền lực sau đó trong ngày.[12]
Theo Phần 4, Tu chính án 25, phó tổng thống và đa số viên chức trong nội các có thể chuyển giao trách nhiệm và quyền lực tổng thống từ tổng thống đến phó tổng thống một khi họ chuyển đạt một thông báo viết tay đến Chủ tịch Hạ viện Hoa Kỳ và Chủ tịch Thượng viện Tạm quyền rằng tổng thống không thể đảm trách được quyền lực và trách nhiệm tổng thống. Nếu điều này xãy ra, lúc đó phó tổng thống sẽ nhận trách nhiệm và quyền lực tổng thống trong vai trò quyền tổng thống; tuy nhiên, tổng thống có thể tuyên bố rằng không có chuyện tổng thống không thể đảm trách được trách nhiệm và quyền lực tổng thống và như vậy tổng thống có thể tiếp nhận lại quyền lực và trách nhiệm tổng thống của mình. Nếu như phó tổng thống và nội các vẫn tranh chấp tuyên bố của tổng thống thì sự việc phải được đưa ra Quốc hội quyết định. Quốc hội phải họp trong vòng hai ngày nếu Quốc hội đang trong lúc nghĩ họp để quyết định tính xác thật của lời tuyên bố nói trên.
Hiến pháp Hoa Kỳ có nói đến sự từ chức tổng thống nhưng không có qui định về hình thức của một sự từ chức như thế hay những điều kiện đáng để từ chức. Theo luật liên bang, bằng chức của việc từ chức tổng thống có giá trị duy nhất là một văn kiện viết tay đề cập đến hiệu lực của việc từ chức đó, được tổng thống ký tên và được chuyển giao đến văn phòng của bộ trưởng ngoại giao.[13] Vào ngày 9 tháng 8 năm 1974, khi đối mặt với một cuộc luận tội có thể xãy ra vì Vụ tai tiếng Watergate, Tổng thốngRichard Nixon đã trở thành vị tổng thống Hoa Kỳ duy nhất từ chức.
Thứ tự kế nhiệm tổng thống
Hiến pháp Hoa Kỳ có nói rằng phó tổng thống sẽ trở thành tổng thống nếu như tổng thống đương nhiệm bị truất phế, qua đời hay từ chức. Nếu như cả hai văn phòng tổng thống và phó tổng thống đều bị bỏ trống hay có người bị thương tật tàn phế thì viên chức kế tiếp trong thứ tự kế nhiệm tổng thống sẽ là Chủ tịch Hạ viện Hoa Kỳ. Thứ tự kế nhiệm sau đó được mở rộng xuống đến Chủ tịch Thượng viện Tạm quyền, rồi đến các thành viên nội các với một thứ tự đã được định trước.
Dưới đây là danh sách thứ tự kế nhiệm tổng thống hiện thời,[14] như đã được ghi rỏ chi tiết trong Hiến pháp Hoa Kỳ và Đạo luật Kế nhiệm Tổng thống năm 1947 (Bản mẫu:USCode) và các tu chính án sau này để thêm vào các bộ trưởng mới được thành lập.
Văn phòngViên chức hiện tại
Bổng lộc
Lịch sử lương tổng thốngNgày lậpLươngLương tính theo giá trị đô la Mỹ năm 2009
dollars
24 tháng 9, 1789 $25.000 $566.000
3 tháng 3, 1873 $50.000 $865.000
4 tháng 3, 1909 $75.000 $1.714.000
19 tháng 1, 1949 $100.000 $906.000
20 tháng 1, 1969 $200.000 $1.175.000
20 tháng 1, 2001 $400.000 $487.000
Nguồn:[16][17][18]
Tổng thống Hoa Kỳ nhận được tiền lương là $400.000/năm cùng với 1 tài khoản chi tiêu $50.000/năm, một tài khoản $100.000 không tính thuế dành cho du hành và $19.000 cho giải trí.[19][20] Việc tăng lương tổng thống gần đây nhất đã được Quốc hội Hoa Kỳ và Tổng thống Bill Clinton chấp thuận vào năm 1999 và có hiệu lực vào năm 2001.
Tòa Bạch Ốc ở Washington, D.C. phục vụ trong vai trò là nơi cư ngụ dành cho tổng thống; ông được quyền sử dụng toàn bộ nhân viên và cơ sở của tòa nhà này trong đó gồm có các dịch vụ chăm sóc sức khỏe, giải trí, giúp việc nhà, và an ninh. Cơ sở Hỗ trợ Hải quân Thurmont, nổi tiếng với biệt danh Trại David, là một trại quân sự nằm trên núi trongQuận Frederick, Maryland được dùng làm nơi nghĩ ngơi miền quê cũng như được dùng để bảo vệ tổng thống và khách mời của ông khi có mức báo động cao.Blair House, nằm gần Tòa Cựu Văn phòng Hành chính ở Khu phức hợp Tòa Bạch Ốc và Công viên Lafayette, là một tòa nhà phức hợp gồm có bốn ngôi nhà phố dính liền nhau có tổng diện tích sàn rộng hơn 70.000 foot vuông (6.500 m2) và phục vụ trong vai trò của một nhà khách chính thức của tổng thống và nó cũng là nơi cư ngụ thứ hai của tổng thống khi cần thiết.[21]
Để du hành bằng đường bộ, tổng thống sử dụng công xa tổng thống, đây là một chiếc xe limousine bộc thép được chế tạo với sườn xe Cadillac được cải tiến rất nhiều.[22] Một trong hai phi cơ Boeing VC-25giống nhau, phiên bản cải tiến rất nhiều từ loại phi cơ chở khách Boeing 747-200B, phục vụ tổng thống trên những đoạn đường du hành dài. Chúng được gọi tên là Air Force One khi tổng thống có mặt trên phi cơ.[23][24]Tổng thống cũng dùng một chiếc trực thăng của Thủy quân Lục chiến Hoa Kỳ, được gọi tên là Marine One khi tổng thống lên chiếc phi cơ trực thăng này.
Sở Mật vụ Hoa Kỳ có nhiệm vụ bảo vệ tổng thống đương nhiệm và gia đình của ông. Như một phần của công việc bảo vệ họ, tổng thống, đệ nhất phu nhân, con cái và thân nhân gần khác của họ, các yếu nhân khác hay những địa điểm khác đều có mật danh do Sở Mật vụ Hoa Kỳ đặt.[25] Lúc đầu việc sử dụng những mật danh như thế là vì mục đích an ninh và có lịch sử trở về thời kỳ mà việc liên lạc điện tử có yếu tố nhạy cảm chưa được mã hóa; ngày nay, các mật danh này chỉ phục vụ vì mục đích ngắn ngọn, rõ ràng và theo truyền thống.[26][27]
Tiện nghi của tổng thống
Bắt đầu vào năm 1959, tất cả các cựu tổng thống còn sống được nhận tiền hưu bổng, một văn phòng làm việc và một ban nhân sự. Tiền hưu bổng đã được tăng nhiều lần với sự chấp thuận của Quốc hội. Các tổng thống về hưu hiện nay nhận được tiền hưu bổng theo tiền lương của các bộ trưởng nội các của chính phủ đương nhiệm là $191.300 tính đến năm 2008.[28] Một số cựu tổng thống cũng nhận được tiền hưu bổng quốc hội.[29] Đạo luật Cựu Tổng thống, như đã được tu chính, cũng cung cấp cho các cựu tổng thống quỹ du hành và những đặc quyền ưu tiên.
Tính đến năm 1997, tất cả các cựu tổng thống và gia đình của họ đều được Sở Mật vụ Hoa Kỳ bảo vệ cho đến khi tổng thống qua đời. Cựu tổng thống cuối cùng được Sở Mật vụ Hoa Kỳ bảo vệ trọn đời làBill Clinton. Các cựu tổng thống về sau này như George W. Bush và các cựu tổng thống tương lại sẽ được Sở Mật vụ Hoa Kỳ bảo vệ tối đa là 10 năm sau khi rời nhiệm sở.[30]
Một số tổng thống có nghiệp vụ nổi bật sau khi rời nhiệm sở. Thí dụ nổi bật gồm có William Howard Tafttrở thành Thẩm phán trưởng Hoa Kỳ vàHerbert Hoover làm việc trong chương trình tái tổ chức chính phủ sau Đệ nhị Thế chiếnGrover Cleveland thất bại trong cuộc tái ứng cử chức vụ tổng thống vào năm 1888 nhưng lại đắc cử tổng thống 4 năm sau đó vào năm 1892. Hai cựu tổng thống phục vụ tại Quốc hội Hoa Kỳ sau khi rời Tòa Bạch ỐcJohn Quincy Adams được bầu vào Hạ viện Hoa Kỳ, phục vụ ở đó 17 năm và Andrew Johnson trở lại Thượng viện Hoa Kỳ năm 1875. John Tylerphục vụ trong Quốc hội tạm thời của Liên minh miền Nam Hoa Kỳ trong thời Nội chiến Hoa Kỳ và được bầu vào Hạ viện Liên minh miền Nam nhưng qua đời trước khi hạ viên này nhóm họp. Gần đây hơn, Richard Nixon đã thực hiện rất nhiều chuyến du hành ngoại quốc đến các quốc gia như Trung QuốcNga và được ca ngợi như một chính khách lão thành.[31] Jimmy Carter trở thành người vận động cho nhân quyền trên toàn cầu, giám sát bầu cử và phân giải quốc tế và là người nhận Giải Nobel Hòa bìnhBill Clinton đã làm một số công việc như một chính khách lão thành, nổi bật nhất là việc ông thực hiện các cuộc điều đình dẫn đến việc Bắc Hàn thả hai nhà báo Mỹ là Laura Ling và Euna Lee. Bill Clinton cũng tích cực hoạt động chính trị từ khi rời nhiệm sở. Ông đã làm việc cùng với phu nhân của mình là Hillary Clinton trong chiến dịch tranh cử tổng thống của bà.
Hiện thời có bốn cựu tổng thống còn sống:
Các cựu tổng thống còn sống
phục vụ từ năm 1977–1981 
phục vụ từ năm 1989–1993 
phục vụ từ năm 1993–2001 
phục vụ từ năm 2001–2009
Thư viện tổng thống
Bài chi tiết: Thư viện tổng thống
Mỗi tổng thống kể từ Herbert Hoover đã xây dựng một kho sách được biết với tên gọi là thư viện tổng thống để lưu giữ và giúp bạn đọc có thể tìm đọc các bài viết, tài liệu và những văn kiện khác của tổng thống. Các thư viện này khi hoàn thành sẽ được làm chứng thư giao cho Cơ quan Quản trị Văn khố và Hồ sơ Quốc gia Hoa Kỳ bảo trì; ngân quỹ ban đầu để xây dựng và trang bị mỗi thư viện phải là ngân quỹ tư nhân, không phải ngân quỹ liên bang. Hiện thời có tất cả 13 thư viện tổng thống trong hệ thống của Cơ quan Quản trị Văn khố và Hồ sơ. Cũng có một số thư viện tổng thống được chính quyền tiểu bang và quỹ tư nhân bảo trì, thí dụ như Bảo tàng và Thư viện Tổng thống Abraham Lincoln được điều hành bởi tiểu bang Illinois.
Chỉ trích
Những chỉ trích đối với tổng thống thường rơi vào một trong các mục sau đây:Tổng thống quá quyền lực Đa số những người lập quốc Hoa Kỳ kỳ vọng rằng Quốc hội Hoa Kỳ, được nói đến trước tiên trongHiến pháp Hoa Kỳ, sẽ là ngành có nhiều ảnh hưởng chi phối chính phủ. Họ không muốn hay kỳ vọng đến một ngành hành pháp mạnh mẽ.[32] Tuy nhiên, vô số những người chỉ trích ngày nay cho rằng tổng thống quá nhiều quyền lực,[33][34] không bị kiểm soát và cân bằng quyền lực[35] và bản chất giống như “đế vương”.[36] Người chỉ trích là Dana D. Nelson tin rằng các vị tổng thống suốt hơn 30 năm qua đã tìm cách tiến tới việc nắm trọn, không phân chia quyền lực tổng thống đối với ngành hành pháp và các cơ quan của ngành.”[37] Bà chỉ trích những người ủng hộ hành pháp đơn nhất vì điều đó khiến mở rộng “nhiều quyền lực hành pháp không bị kiểm soát vốn đã tồn tại – thí dụ như những lệnh hành pháp, sắc lệnh, tuyên cáo, giác thư, chỉ thị an ninh quốc gia – đã cho phép tổng thống hành xử rất nhiều chính sách đối nội và đối ngoại mà không cần sự trợ giúp, can thiệp hoặc ưng thuận từ Quốc hội.”[37] Những học giả về hiến pháp đã chỉ quyền lực quá mức của tổng thống[38] và cho rằng tổng thống giống như “những nhà độc tài lập hiến” có “động cơ để tuyên bố tình trạng khẩn cấp” nhằm nắm lấy quyền lực “gần giống như độc tài.”[39] David Sirota nhận thấy có một mô hình “với mục tiêu cung cấp một cơ sở hợp pháp cho quyền lực tối cao toàn phần của Tòa Bạch Ốc đối với toàn chính phủ.”[40][41] Một người chỉ trích khác viết rằng quyền lực tổng thống mở rộng là “mối đe dọa lớn nhất chưa từng thấy đối với sự tự do cá nhân và luật pháp dân chủ.”[42]Hình ảnh và quan hệ công chúng Một số người cho rằng hình ảnh của tổng thống có chiều hướng bị các viên chức hành pháp đặc trách quan hệ công chúng và chính tổng thống ngụy tạo lên. Một người chỉ trích diễn tả tổng thống giống như “giới lãnh đạo bị tuyên truyền” mà có một “quyền lực mê hoặc quanh chức vị này”;[43] một người chỉ trích khác diễn tả hiện tượng quanh chức vị tổng thống bằng từ “cult”, có nghĩa là sự sùng bái[41] Những quan chức điều hành về quan hệ công chúng của chính phủ đã giàn cảnh một cách mưu mẹo những dịp ghi hình có tổng thống đang tươi cười với đám đông cũng đang tươi cười cho các máy quay thu hình; chẳng hạn về một buổi ghi hình truyền hình, những khán giả xem truyền hình đã bị yếu tố hình ảnh của tổng thống chi phối hơn là câu chuyện thật về buổi thu hình đó.[44] Một người chỉ trích viết rằng hình ảnh của John F. Kennedy được diễn tã hư cấu một cách thận trọng với đầy đủ chi tiết nhằm “vẽ ra một huyền thoại” có liên quan đến sự kiện PT 109[45] và tuyên bố rằng Kennedy đã hiểu cách sử dụng hình ảnh để nâng cao tham vọng tổng thống của mình.[46] Ngay cả tang lễ tổng thống cũng được sắp đặt cẩn thận với giá trị năng suất cao nhằm tạo ra một cảm xúc về “uy quyền đế vương”.[47] Kết quả là người Mỹ có những kỳ vọng không thực tiển từ tổng thống, người được kỳ vọng “lèo lái nền kinh tế, chế ngự kẻ thù, dẫn dắt thế giới tự do, an ủi nạn nhân lốc xoáy, làm lành hồn quốc gia và bảo vệ người mượn nợ chống lại những loại tiền phí ẩn hình mà các loại thẻ tín dụng áp đặt.”[48]Chi tiêu thâm thủng Trong suốt 100 năm qua, ít có vị tổng thống nào tinh thông trong việc kiềm chế mức chi tiêu nằm trong giới hạn. Các tổng thống hứa hẹn kiểm soát chi tiêu nhưng trên thực tế đã khó kiểm soát nổi ngân sách.[49] Mô hình lịch sử dài hạn đối với việc chi tiêu của chính phủ Hoa Kỳ là có chút ít thặng dư trừ khi quốc gia gặp phải suy soái kinh tế hay chiến tranh, và mô hình này đã kéo dài cho đến thập niên 1980.[50] Tổng thống Ronald Reagan đã làm gia tăng thâm thủng chi tiêu rất đáng kể trong lúc quốc gia không bị khủng hoảng kinh tế hay chiến tranh, và những thâm thủng ngân sách này, tính theo phần trăm GDP, tăng lên từ 1,6% năm 1979 đến 4,0% và 6,0% trong phần lớn thập niên 1980[51] mặc dù có một thời gian dài bốn năm có thặng dư, bắt đầu từ năm 1998 trong thời Tổng thống Bill Clinton và Tổng thống George W. Bush. Sau sự kiện 11 tháng 9, chi tiêu thâm thủng trở lại dưới thời Tổng thống Bush và giữ ở mức độ cao.[51]Năm 2009, văn phòng ngân sách ước tính tổng số nợ liên bang sẽ lên đến $12 ngàn tỉ đô la, trong đó gồm có $565 tỉ đô la tiền lời phải trả, hay 4 phần trăm GDP.[52] Trong 1 thập niên đầu của thế kỷ 21, $632 tỉ đã được thêm vào ngân sách.[53] Năm 2009, theo ước tính, Hoa Kỳ có thể bị bắt buộc mượn nợ gần $9,3 ngàn tỉ trong vòng 10 năm tới.[54] Một người chỉ trích đồng thời cũng là một thượng nghị sĩ cảnh báo rằng điều này “gần như tạo ra một kịch bản mà trong đó quốc gia này sẽ lâm vào tình trạng phá sản.”[54] Năm 2009, Tổng thống Barack Obamathừa kế 1 ngân sách thâm thủng choáng váng lên đến 10% GDP.[51] Mức độ cao những việc làm liên bang được mang đến từ chương trìnhNew Deal của Tổng thống Franklin D. Rooseveltvẫn được duy trì ở mức độ đều so với sự tăng trưởng dân số và kinh tế. Thí dụ, năm 1962 có khoảng 13,3 nhân công liên bang cho mỗi 1000 người trong khi đó vào năm 2007 chỉ có 8,7 nhân công liên bang cho mỗi 1000 người, tổng cộng giảm khoảng 1 triệu việc làm.[55] Dù vậy, tổng số nhân sự liên bang năm 2007 là 4.127.000 làm việc trong các cơ quan của chính phủ liên bang. Ngoài ra, con số nhân viên làm việc cho tiểu bang và chính quyền địa phương đã tăng gấp đôi kể từ thập niên 1960.[55]
Chi tiêu của chính phủ liên bang từ năm 1940–nayThập niênChi tiêu tính theo % GDPThặng dư (+) hay Thâm thủng (-)?1940 -9,67 Thâm thủng
1950 -0,39 Thâm thủng
1960 -0,79 Thâm thủng
1970 -2,37 Thâm thủng
1980 -3,93 Thâm thủng
1990 -2,16 Thâm thủng
2000 -1,62 Thâm thủng
Ghi chú: Thâm thủng lớn nhất là thời Đệ nhị Thế chiến. 1998–2002 có thặng dư. Để cho ngắn gọn, các con số hàng năm được kết hợp lại thành con số trung bình cho 10 năm. Nguồn: Sở thống kê Chính phủ Hoa Kỳ.[50]Quyền lực đối với lập pháp và ngân sách Một số người chỉ trích tố cáo rằng các tổng thống đã lấn chiếm nhiều quyền lực quan trọng thuộc lập pháp và ngân sách mà thông thường phải thuộc vềQuốc hội Hoa Kỳ. Tổng thống kiểm soát một số lượng lớn các cơ quan liên bang đặc trách việc tạo ra những qui định luật lệ nhưng chỉ có ít sự theo dỏi của quốc hội. Một người chỉ trích khác tố cáo rằng tổng thống có thể bổ nhiệm một “đội quân gồm nhiều ‘sa hoàng’ ảo – những người này hoàn toàn không có trách nhiệm gì với Quốc hội nhưng được giao phó nhiệm vụ dẫn đầu những nỗ lực về chính sách lớn của Tòa Bạch Ốc”.[56] Các tổng thống đã bị chỉ trích vì thực hiện những tuyên bố bằng văn thư để giải thích họ hiểu một đạo luật ra sao hay có kế hoạch gì để thực thi đạo luật này (signing statements) khi ký các đạo luật quốc hội. Những người chỉ trích diễn tả hành động này là ngược lại tinh thần của Hiến pháp Hoa Kỳ.[57] Những tuyên bố bằng văn thư như thế “làm lật cán cân quyền lực giữa Quốc hội và Tòa Bạch Ốc một ít theo chiều có lợi cho ngành hành pháp”[58] và chúng đã được bốn tổng thống trước đây sử dụng.[59][60] Hành vi này bị Hội Luật sư Mỹchỉ trích là bất hợp hiến.[61] Một người chỉ trích là George F. Will nhận thấy “một ngành hành pháp càng ngày càng phình to ra” và “sự lu mờ của Quốc hội”. Ông cho rằng diễn biến này đã và đang tiếp tục kéo dài “hàng thập niên”[62] và ông cũng đã chỉ trích “sự lu mờ” của Quốc hội.[62]Lạm quyền Đôi khi các tổng thống dùng đến các hoạt động ngoài pháp chế và bất hợp pháp, đặc biệt là trong thời chiến. Tổng thống Abraham Lincoln đã đình chỉ luật bảo hộ giam giữ (habeas corpus) trong thời Nội chiến Hoa Kỳ;[63] Woodrow Wilson tống giam những phần tử tình nghi là cộng sản mà không đưa ra xét xử trong vụ bố ráp Palmer;[63] vàFranklin Roosevelt giam cầm trên một trăm ngàn người Mỹ gốc Nhật trong thời Đệ nhị Thế chiến.[63]Franklin D. Roosevelt sử dụng những nhà điều tra liên bang để nguyên cứu hồ sơ tài chính và thuế của những nhà chính trị đối lập.[64] Trong một nỗ lực nhằm ngăn ngừa khủng bốGeorge W. Bush cho phép nghe lén trên hệ thống điện thoại mà không cần lệnh từ tòa án. Hành động này[65] cũng như việctra trấn và từ chối quyền pháp lý của những người bị giam giữ đã bị tòa án liên bang phán quyết là vi hiến.[66] Richard Nixon phạm vô số luật lệ khi yêu cầu một nhóm người đột nhập văn phòng của một nhà tâm lý học thuộc đảng đối lập cũng như văn phòng của Ủy ban Quốc gia Đảng Dân chủ Hoa Kỳ rồi tìm cách che dấu sự nhúng tay của Tòa Bạch Ốc qua việc mua chuộc những nhân chứng trong một sự kiện mà sau đó trở thành vụ tai tiếng Watergate.[67] Hành động của Nixon theo 1 khía cạnh nào đó đã được Alexis de Tocqueville tiên tri trong một cuốn sách xuất bản vào năm 1835 có tựa đề là Democracy in America (Dân chủ tại Mỹ). Tocqueville cho rằng sự việc tổng thống có thể tái cử là một điều nghiêm trọng đáng quan tâm vì tổng thống ra tái tranh cử sẽ bị mê ngoặc, không chỉ làm mất tính công bằng của mình mà còn dùng cả một bộ máy quốc gia đồ sộ để giúp họ tái thắng cử.[68]Phát động chiến tranh mà không có sự tuyên chiến từ Quốc hội Một số người chỉ trích tố cáo rằng ngành hành pháp đã lấn quyền tuyên chiến, vốn đã được Hiến pháp Hoa Kỳ giao phó cho Quốc hội.[69][70][71] Mặc dù trong lịch sử các tổng thống đã khởi động tiến trình tiến tới chiến tranh nhưng họ đều xin phép và nhận được lệnh tuyên chiến chính thức từ Quốc hội Hoa Kỳ trong Chiến tranh 1812Chiến tranh Mexico–MỹChiến tranh Tây Ban Nha-MỹĐệ nhất Thế chiến, và Đệ nhị Thế chiến.[72][73] Tuy nhiên, các tổng thống đã không nhận được lệnh tuyên chiến chính thức đối với các hành động quân sự khác trong đó có sự việc Tổng thống Theodore Roosevelt đưa quân vào Panama năm 1903,[72] Chiến tranh Triều Tiên,[72]Chiến tranh Việt Nam,[72] các vụ xâm chiếm Grenada[74] và Panama (1990).[75] Tuy nhiên dù không có sự tuyên chiến chính thức từ Quốc hội, tổng thống đã được Quốc hội chấp thuận tiến hành Chiến tranh Iraq lần thứ nhất vào năm 1991[76][77] và Chiến tranh Iraq lần thứ 2 năm 2003[78][79] Năm 1993, một người chỉ trích viết rằng “Quyền tuyên chiến của Quốc hội đã trở thành điều khoản bị xem thường rỏ ràng nhất trong Hiến pháp Hoa Kỳ.”[80]Ưu thế bầu cử của đương kim tổng thống Các đương kim tổng thống tìm cách tái cử cho nhiệm kỳ 2 đều có lợi thế hơn đối thủ của mình,[81] và những người chỉ trích tố cáo rằng đều này là không công bằng. Từ năm 1936, trong 13 lần bầu cử tổng thống có đương kim tổng thống ứng cử thì đã có đến 10 lần đương kim tổng thống thắng cử và đối thủ chỉ thắng có 3 lần (xem bản dưới đây). Các đương kim tổng thống tái tranh cử luôn có được lợi thế mà đối thủ của họ không có, trong đó phải kể đến quyền lực dẫn dắt giới truyền thống đưa tin nhiều hơn và gây ảnh hưởng với những sự kiện cũng như sử dụng nhiều nguồn tài trợ của chính phủ.[82] Một thông tín viên ghi nhận rằng “gần như tất cả đương kim tổng thống đều gây quỹ nhiều hơn đối thủ của mình”. Điều này đã mang lợi thế hơn cho những đương kim tổng thống.[83] Ủy ban hành động chính trị trao phần lớn số tiền của họ cho các đương kim tổng thống vì họ là những người dễ thắng cử hơn.[84] Một nhà dự báo chính trị cho rằng nên cộng thêm 5 phần trăm số điểm vào trong kết quả tái cử khả dĩ của một đương kim tổng thống cho dù các tình huống như sự phát triển kinh tế và lạm phát có thể làm ảnh hưởng đến kết quả bầu cử.[85][86]
Các cuộc bầu cử tổng thống từ năm 1936 có đương kim tổng thốngNămỨng viênPhiếu bầuỨng viênPhiếu bầuThắng cửGhi chú1936 Roosevelt 523 Landon 8 Đương kim [87]
1940 Roosevelt 449 Willkie 82 Đương kim [88]
1944 Roosevelt 432 Dewey 99 Đương kim [88]
1948 Truman 303 Dewey 189 Đương kim [88]
1956 Eisenhower 457 Stevenson 73 Đương kim [88]
1964 Johnson 486 Goldwater 52 Đương kim [88]
1972 Nixon 520 McGovern 17 Đương kim [88]
1976 Carter 297 Ford 240 Đối thủ [88]
1980 Reagan 489 Carter 49 Đối thủ [88]
1984 Reagan 525 Mondale 13 Đương kim [88]
1992 Clinton 370 GHW Bush 168 Đối thủ [88]
1996 Clinton 379 Dole 159 Đương kim [88]
2004 GW Bush 286 Kerry 252 Đương kim [89]
Ghi chú: các cuộc bầu cử không có sự tham dự của ứng cử viên đương kim tổng thống cũng như các cuộc bầu cử có các ứng cử viên thuộc đảng thứ 3 đều không được đưa vào danh sách này. Số phiếu được ghi trên danh sách là số phiếu đại cử tri đoàn.Lạm dụng quyền ân xá Các tổng thống đã bị chỉ trích vì lạm dụng quyền lực này. Thí dụ, Gerald Ford đã ân xá người đã từng chọn mình làm phó tổng thống trước đó, Richard Nixon; Quyết định của Tổng thống Ford đã bị chỉ trích như là 1 hành động lạm dụng quyền ân xá.[90] Các tổng thống cũng bị chỉ trích vì những quyết định ân xá khá. George H W Bush ân xá cho một viên chức bị tình nghi dấu diếm các tài liệu có liên quan đến vụ tai tiếng Iran-Contra.[91] Bill Clinton đề xuất 140 lệnh ân xá trong những ngày cuối cùng còn tại chức,[92] ân xá cho những người đào phạm[92] và những người đóng góp qũy vận động tranh cử nổi tiếng.[92] George W Bush giảm án cho một nhân viên văn phòng bị truy tố vì che dấu sự dính líu của chính phủ trong vụValerie Plame Wilson.[93][94]Điều hành chính sách ngoại giao Vì không có bắt buộc là các ứng cử viên tổng thống phải tinh thông về ngoại giao, quân sự hay chính sách ngoại giaose và vì các tổng thống tự điều hành các chính sách ngoại giao nên chất lượng tạo ra quyết định khá khác nhau từ tổng thống này đến tổng thống khác. Nhiều đánh giá được các nhà chuyên môn về chính sách ngoại giao lập thành danh sách gồm những thành công và thất bại trong nữa thế kỷ trước. Những thành công quan trọng trong nữa thế kỷ trước gồm có việc Liên Xô sụp đổ và tránh để xãy ra Đệ tam Thế chiến[95] cũng như việc xử lý cuộcKhủng hoảng tên lửa Cuba năm 1962.[96] Nhưng vô số quyết định của tổng thống đã bị chỉ trích trong đó có vụ xâm nhập Vịnh con lợn tại Cuba,[97] những chọn lựa quân sự đặc biệt,[98] trao đổi vũ khí để lấy con tin với Iran,[99] và những quyết định khởi động chiến tranh.[99][100][101] Việc chiếm đóng theo sau Chiến tranh Iraq bị chỉ trích là “không có kế hoạch một cách thê thảm” và toàn bộ chiến lược với Iraq bị gọi là một “việc tự đánh bại mình và làm cho đồng minh xa lánh”[102] Một người chỉ trích nhận thấy rằng có một chiều hướng “quân sự hóa chính sách ngoại giao của Hoa Kỳ.”[103]Các tổng thống bị tố cáo là ủng hộ những nhà độc tài như quốc vương của Iran,[104] Pervez Musharrafcủa Pakistan,[105] và Ferdinand Marcos của Philippines.[106]Toàn bộ chiến lược có liên quan đếnTrung Đông bị chỉ trích[107] cũng như việc xử lý vấn đề Bắc Hàn[107] và Iran.[108] Những người chỉ trích đã tố cáo rằng nền chính trị lưởng đảng đã can thiệp vào chính sách ngoại giao.[109]
Địa vị
Tổng thống Hoa Kỳ là viên chức chính trị cao nhất tại Hoa Kỳ xét về mặt ảnh hưởng và công nhận. Vì địa vị của Hoa Kỳ trong vai trò siêu cường duy nhất còn lại trên thế giới nên Tổng thống Hoa Kỳ thường được xem là cá nhân quyền lực nhất trên thế giới[110] và được gọi theo thông lệ là Nhà lãnh đạo của Thế giới Tự do.

Dưới Đây Là Danh Sách Và Tiểu Sử và Công Nghiệp Của 44 Đời Tổng Thống Hoa Kỳ
24. GroverCleveland
(tái nhiệm)

CHÂU XUÂN NGUYỄN