Chủ Nhật, 12 tháng 6, 2016

Tại sao chúng ta mất Hoàng Sa

HÃY TRẢ LẠI LỊCH SỬ NHỮNG GÌ CỦA LỊCH SỬ

Quyết tâm giải phóng miền Nam bằng bạo lực, Hà Nội vẫn đi trên con đường sắt son ấy, và không có gì ngăn cản họ dừng bước được. Nhưng vẫn đề lớn nhất mà những người CS VN phải rút ra cho họ là một bài học cay đắng. Đó là nếu Mỹ còn ở lại với VNCH thì rõ ràng việc giải phóng miền Nam Việt Nam là chuyện nằm mơ giữa ban ngày. Dù có quyết tâm tới bao nhiêu đi nữa, thì họ vẫn chỉ là con bò đập đầu vào tường, khi lại trở thành đối thủ của cặp tài tử giai nhân, Mỹ và VNCH thêm một lần nữa.




Lúc này là đầu năm 1974, Hiệp Định Hòa Bình Paris (1973) đã được long trọng ký kết tại Kinh Thành Ánh Sáng Paris giữa những cái bắt tay của các lãnh tụ hoăc tướng quân vẫn còn chưa khô. Quân đội Mỹ đã làm lễ cuốn cờ rút khỏi, tiếng "Goodbye ViejtNam" vang lên chong chóc từ các chàng lính G.I khỏe mạnh cả đen lẫn trắng. Mỹ và Trung Cộng đã ngầm bắt tay nhau để mưu tính việc lớn, bỏ chuyện Việt Nam lại cho các đàn em của mình tự giải quyết với nhau. Nhưng trong khi ông thầy Mỹ để đàn em là VNCH tự mình bươn chải một mình, và cũng có phần số xui xẻo khi Tổng Thống Mỹ R. Nichson phải từ chức vì vụ Wartergate, thì quân đội miền Bắc VNDCCH lại được sự hỗ trợ hết mình của đàn anh Trung Cộng.

Và nếu có con bài Hoàng Sa thì chính lúc này đây nó sẽ đượcquyết định làm một món đồ thử Test cho công cuộc cưỡng chiếm miền Nam về sau. Vì cuộc tấn công này diễn ra sau khi hai miền đã ở trong thế ký "Hiệp Đình Hòa Bình" với nhau rồi. Điều kiện món hàng thử này có giá trị không cao. Một vùng đất không có dân hoặc ít dân, ít hiện diện trên bản đồ quốc tế thuộc chủ quyền dứt hẳn của một ai, thì Hoàng Sa và Trường Sa hiện lên như những con mồi lý tưởng trước con mắt chuyên nghiệp của đầu đảng Bắc Kinh. Chế độ Sài Gòn không phải là đối thủ của họ, còn nước Mỹ thì đã qua thời kỳ căng thẳng nhất với họ rồi qua các chuyến đi thăm Trung Quốc của tổng thống Mỹ R. Nichson năm 1972. Và một hòn đảo nhỏ bé, xa xôi ít người như Hoàng Sa sẽ khó có thể khiến cho một mình nước Mỹ hùng mạnh có thể trả giá bằng cái việc quay lại, cái nơi mà họ vừa thoát khỏi ấy với cái giá gần 60.000 lính chết, gần 10 năm chính chiến và cả một thế hệ bị bỏ phí. 

Vậy Trung Quốc tham gia chiến sự này sẽ chỉ vướng đến Bắc Việt và Nam Việt mà thôi. Với Bắc Việt thì quá rõ ràng họ sẽ chỉ có lợi qua việc thanh toán hòn đảo này mà thôi. Nó làm tắt đài những thế lực chống Trung Cộng trong Đảng, nhưng cũng gây mối lo cho những thành phần khác. Và đó là vấn đề của họ qua nhiều năm sau nữa khi chỉ còn biết im lặng không đưa vấn đề này ra ánh sáng. Mọi việc cứ lần lữa dần, cứt trâu hóa bùn dần...cho đến khi tình hình thay đổi.  Qua những thay đổi dần dần của những năm hung hăng sau đó thì hòn đảo tội nghiệp Hoàng Sa đã ngày càng ở trong tay của người Trung Quốc sâu hơn. 

Tóm lại nếu hành xử khéo thì Trung Quốc sẽ đoạt được hòn đảo này một cách không chính thức. Và người Trung Quốc có lẽ đã hành xử khôn ngoan để cuối cùng họ cướp được cái họ cần cướp. Hoàng Sa đã vĩnh viễn trở thành vật cầm cố, và cuối cùng là vật ăn cướp được của họ, cho dù là không chính thức.

Trở lai những ngày ấy là khi tất cả đang được chuẩn bị, nhân lực, tài lực đã được chuẩn bị sẵn sàng cho công cuộc giải phóng vĩ đại này, thì vẫn còn một vấn đề cốt tử mà Bắc Việt  rất đắn đo chưa quyết, mà phải giải quyết vấn đề này thì họ mới đặt ra việc thực hiện quyết tâm giải phóng hoàn toàn Miền Nam trên. Đó là người Mỹ có quay trở lại không ? Người Mỹ, mà cụ thể là lực lượng quân sự hùng mạnh của họ có quay lại cứu đồng minh VNCH không khi Bắc Việt xé toang HĐ Paris để tấn công toàn diện và triệt để miền Nam hay không ? Hoặc ít ra là người Mỹ có cho lực lượng hải, không quân kinh khủng của họ trợ chiến cho miền Nam như trước hay không ? Vì cái tên pháo đài bay B.52 cứ hiện lên như một bóng đen hãi hùng ám ảnh Bộ TL Miền Bắc. Vì bài toán ấy đã có lời giải rõ ràng qua thực nghiệm chiến trận các năm 1968 – 1972. Nếu tấn công VNCH mà lực lượng này không có người Mỹ trợ giúp thì cơ hội của miền Băc là có thể thành công. Còn nếu lực lượng VNCH có được người Mỹ trợ giúp, dù chỉ cần giúp bằng hỏa lực thôi, thì cơ hội chiến thắng ấy của Bắc Việt sẽ chỉ bằng 0. 

Bắc Việt không cần học ở đâu ngoài học chính họ. Lịch sử cuộc chiến VN đã chỉ rõ các bài học đau thương đó. Năm Mậu Thân 1968, hiểu rằng không thể thôn tính được VNCH bằng các cuộc nổi dậy, hay du kích chiến mà chỉ có thể bằng tấn công bằng tổng lực, lại ảo tưởng ngây thơ về sức mạnh quân sự của mình, cũng như đánh giá thấp đối thủ VNCH, đánh giá thấp đối thủ đồng minh Hoa Kỳ nên miền Bắc đã tung toàn lực để tấn công đồng loạt các đô thị  miền Nam trong khi lực lượng quân sự Mỹ còn dầy đặc ở khắp lãnh thổ. Và kết quả là VNCH cùng với  hỏa lực yểm trợ khủng khiếp của Mỹ đã cùng chung sức chiến đấu thì miền Bắc đã bị vỡ đầu năm đó với gần 100.000 chiến sĩ hy sinh oan uổn...

Không học được bài học lịch sử đó, và tiếp tục chọn vào đúng năm bầu cử Tổng Thống Mỹ 1972, miền Bắc lại tiếp tục cuộc tổng tấn công mặt tiền hoành tráng, mặt đối mặt với VNCH ở miền Trung (trước đó có đánh nghi binh ở Tây Nguyên). Họ tấn công vượt sông Thạch Hãn, (chứ không vượt sông Bến Hải cũng nằm y chang và cũng ngay gần đó để tỏ ra là không "vi phạm" Hiệp Định Giơ ne vơ 1954) Và chiếm được Quảng Trị. VNCH sau đó đã bền bỉ phản công, với sự trợ chiến của các pháo đài bay B.52 ném bom không mệt mỏi thì cuối cùng TQLC của VNCH đã tái chiếm Thành Cổ Quảng Trị. Và chỉ riêng ở ngôi thành cổ này 10.000 chiến sĩ miền Bắc đã hy sinh trong mùa Hè đỏ lửa 1972.

Và BTTM Bắc Việt hẳn nhớ lại cùng với đợt ném bom kinh hồn của B.52 ra Hà Nội trong 12 ngày đêm cuối đông 1972 trước ngày ký HĐ Paris thì miền Bắc đã rút ra được bài học nhớ đời của mình. Đó là đừng mơ tới chiến thắng, nếu người Mỹ, qua cái ông Kẹ hỏa lực Mỹ có cái tên B.52 ấy còn trợ giúp binh lực VNCH. Với những vết sẹo to tướng như thế thì hẳn là các ông tướng ở Nhà Rồng, Hà Nội (BTTM MB) vừa vạch kế hoạch giải phóng miền Nam năm 1975-76 vừa cầu trời được chiến đấu khi không bị B.52 Mỹ rải bom như rải cát xuống đầu.

Bắc Việt cần có một hành động của Mỹ khi họ động chạm đến một phần đất của VNCH. Cần có một hành động quân sự vừa phải, không lớn không bé quá và một miếng mồi cũng ở tầm vừa phải không bé không lớn bất thình lình bị ngoạm mất mà đối phương không phản ứng hoặc phản ứng lấy lệ. Về mặt quốc tế thì việc cưỡng chiếm Hoàng Sa của Trung Cộng thì không thể nói gì hơn là một hành động xâm lược đối với VNCH, một quốc gia có chủ quyền. Đó là một hành động không thể chấp nhận được. Thế nhưng ỡm ờ trong "liên quân" đó có anh VNDCCH, không làm gì hết mà chỉ đứng tên cho có thêm số má. Có Bắc Việt đứng chung thì không thể nói rằng Trung Cộng xâm lược, người Mỹ cũng không thể lấy lý do đó để quay lại được. Chỉ có VNCH là gánh chịu một mình... 

Và đỉnh cao trí tuệ thời đó đã có một việc làm không biết khôn hay dại. Đó là nhờ ông anh Trung Cộng giúp đỡ với một phương pháp thử thăm dò. Một hay hai hành động quân sự để thăm dò Mỹ, xem Mỹ có còn vương tình quay lại với VNCH hay không. Và hai hòn đảo nhỏ bé và xa xôi nhưng là máu thịt của dân tộc Việt Nam là Hoàng Sa và Trường Sa đã bị dâng cho Trung Cộng trong phương pháp thăm dò đối phương đó. Tất nhiên là tạm thời thôi, vì với Tàu Cộng không có khái niệm cần mở cửa ra biển Đông làm gì.

Các tài liệu giải mật sau này cho thấy Trung Cộng đã khiêu khích, và VNCH mắc mưu tấn công trước vào hạm đội của họ, bắn chìm soái hạm của họ. Trung Quốc đáp trả. Tàu Nhật Tảo của thiếu tá Ngụy Văn Thà bị bắn chìm, và ông đã tuẫn tiết theo tàu cùng một số binh lính sĩ quan.

Cuộc tấn công, hay gài mưu tấn công này chắc chắn phải có sự đồng ý của Bắc Việt, phải là theo kế hoạch đã được thỏa thuận giữa hai bên, Trung Cộng đã tấn công và chiếm Hoàng Sa 19/1/1974. Và cả Trung Cộng lẫn Bắc Việt đều nín thở chờ đợi phản ứng của Hoa Kỳ. Đúng như mong ước của BV, Mỹ đã không hành động gì, ngoài vài lời tuyên bố lên án cùng việc hứa hẹn viện trợ cho một số tàu bè chiến đấu nữa là hết.  Mỹ không có sự phòng thủ chung khi không đưa hạm đội của mình đến trấn thủ ở biển Đông. Thế là đủ hiểu cho cả Trung Quốc và cho cả Bắc Việt. Các lãnh tụ chính trị Bắc Việt giờ đây đã có thể lệnh cho các tướng tá của họ chuyên tâm dồn ý vào cuộc đối đầu sống mái với miền Nam sắp tới mà không cần để ý nhiều về người Mỹ nữa. Họ đã không lên tiếng đúng, không trợ giúp đủ cho đàn em VNCH khi bị Trung Cộng cướp đất như thế thì không lẽ gì họ lại quay lại giúp VNCH cũng với lý do tương tự. Âu cũng là số mệnh vì không phải lúc nào người tốt cũng làm đúng hết. Có lẽ chỉ đến sau này, khi hậu quả thê thảm của một quốc gia mất tự do phơi bày ra thì họ mới thấy hối hận.

Rồi cùng với test thử nghiệm riêng của mình qua việc giải phóng tỉnh Phước Long vài tháng sau đó, thì Bắc Việt đã nhận được một tín hiệu không thể nào rõ ràng hơn. Đó là trong bất kỳ tình huống nào, người Mỹ và đặc biệt là con Ngáo Ộp, pháo đài bay B.52 sẽ không quay trở lại chiến trường. Và thực tế sau đó diễn ra đúng là như vậy.

Cuộc " Đại Thắng Mùa Xuân" năm 1975 đã diễn ra với không một quả bom đạn chính thức nào của Mỹ ném xuống chiến trường, đặc biệt là BV không phải vừa chiến đấu vừa ngóng lên trời để nhìn thấy những vệt dài khói dài đặc trưng của từng đoàn B.52 cùng với tiếng bom chùm rền vang như động đất như những năm trước. Thế rồi từng đoàn xe tăng, xe tải BV dài hàng cây số cứ nghênh ngang chạy trên các xa lộ rộng lớn của miền Nam để liên tục tiếp viện cho chiến trường. Và VNCH đành thúc thủ trong tức tưởi...

Nhưng Bắc Việt còn một chút khôn ngoan khi nhận ra chân tướng ông anh lớn Tàu Cộng của mình, nên trong thế thắng của công cuộc giải phóng sau đó, họ đã "qua mặt" ông anh để nhanh chân đánh chiếm đảo Trường Sa trước cả khi chiếm thủ đô Sài Gòn của VNCH. Để đề phòng ông anh lớn thừa cơ lộn xộn làm luôn Trường Sa theo thỏa thuận trước đó là "thử nghiệm" cả cặp Hoàng Sa và Trường Sa,  hai hòn đảo đang thuộc về VNCH mà để đổi chác, VNDCCH cũng đã thừa nhận thuộc về Trung  Cộng từ trước đó rồi (Công hàm Phạm Văn Đồng 1958)

Và ở đời không có gì là cho không cả. Dâng gà cho cáo thì mất gà, ra mắt giới thiệu vợ đẹp cho Sở Khanh thì vợ vẫn còn nhưng bị Sở Khanh quất ngựa truy phong. Hoàng Sa mãi là vật thế chấp giữa hai ĐCS,  cho mưu đồ thâm hiểm của TC cũng như sự ấu trĩ, tham nhỏ để mất lớn của BVN. Thời gian lần trôi, vật đổi sao rời cùng với sự thay đổi từ anh em sống chết có nhau thành không đội trời chung với nhau, rồi lại thành đồng chí 4 tốt 16 chữ vàng, qua lại giữa bạn và thù đến chóng cả mặt thì rồi cuối cùng Trung Cộng đã lộ ra mặt là kẻ ăn cướp đảo Hoàng Sa của chúng ta. Vì lúc này với sự phát triển kinh tế mau lẹ thì con đường ra biển Đông của họ là cực kỳ cần thiết và lại đã có sẵn "của cống" tạm Hoàng Sa mà ông em tội nghiệp Việt Nam đã dâng hiến. Thế là Trung Cộng đã nghiễm nhiên coi Hoàng Sa trở thành một hòn đảo, một mảnh đất chính thức của họ, cũng như đem lại mối hận thù muôn đời muôn kiếp với chúng ta. Nhưng trách kẻ cướp 1 thì tự trách mình 10 khi đem dâng cho kẻ cướp cái thứ chúng muốn cướp.

Sự việc đơn giản như thế nhưng tại sao cả hai bên cứ úp úp mở mở giấu diếm mãi như thế. Trung Cộng thì giấu diếm vì đó là hành động giống như dụ trẻ con ăn cứt gà, lật lọng và là  hành động cướp nước. Còn Việt Nam thì giấu diếm vì đó là hành động bán nước.

Chỉ có dân tộc Việt Nam là đau và nhục mãi không thôi...

MTA


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét