Thứ Hai, 30 tháng 6, 2014

Khả năng tác chiến của máy bay chiến đấu Su-30...

10 năm trước, tại cuộc tập trận Cope India 2004, các tiêm kích Su-30 (Su-30MKI) của Không quân Ấn Độ (IAF) đã thực hiện các trận đánh tập kiểm tra chống các tiêm kích F-15C của Không quân Mỹ (USAF) với kết quả kinh hồn 9:1 nghiêng về phía các phi công Ấn Độ.

Tuy nhiên, kết quả này vẫn là đối tượng tranh cãi. Một số nhà phân tích khẳng định rằng, để “giữ thể diện”, USAF đã cố ý đề xuất “các quy tắc giao chiến” (ROE - Rules Of Engagement) phức tạp” hơn để tăng cơ hội cho các tiêm kích tàng hình thế hệ 5 F-22A Raptor (có lẽ người ta muốn nói đến cuộc tập trận Cope Taufan 2014 diễn ra từ ngày 6-20/6.2014 ở Malaysia, nơi F-22 sẽ đối địch với các tiêm kích Su-30MKM của Malaysia).

Chúng ta sẽ không bao giờ biết được sự thật về các kết quả, nhưng ít ra trên giấy, Su-27 là một trong những máy bay chiến đấu tốt nhất thế giới. Su-27 cùng thuộc về lớp tiêm kích thế hệ 4 như F-14 và F-15 của Mỹ, nhưng khác với chúng, Su-27 có thể bay ổn định ở góc tấn 30 độ, cũng như thực hiện thao tác cơ động “Rắn hổ mang Pugachev” (phanh và chuyển sang góc tấn đến 120 độ trong thời gian ngắn). Khi thực hiện thao tác này, Su-27 đột ngột cất mạnh mũi, trong tích tắc giảm tốc độ, sau đó chuyển sang bay bằng rồi sau đó tăng tốc. “Rẳn hổ mang” là tiết mục chính trong các triển lãm hàng không từ cuối những năm 1980 đến giữa những năm 1990.

Khác với mẫu cơ sở, các tiêm kích Su-30MKI/MKM được lắp cánh ngang phía trước và các động cơ có điều khiển vector lực đẩy, nâng cao hơn nữa khả năng điều khiển ở góc tấn lớn.

Sử dụng thao tác cơ động “Rắn hổ mang” này như thế nào trong không chiến? Năm 2002, tạp chí Mỹ Aviation Week&Space Technology đã nêu ra các lý lẽ của mình. Các chuyên gia của tạp chí này là David A. Fulghum và Douglas Barrie đã đăng bài báo “Lần nào Su-30MK cũng đả bại F-15C” (Su-30MK Beats F-15C Every Time), trong đó cho hay, trong các trận đánh tập diễn ra trên bầu trời St Louis (cơ sở của công ty Boeing ở Mỹ), sử dụng khả năng cơ động cao của mình, Su-30 đã giành ưu thế trước F-15.

Dẫn nguồn báo chí Ấn Độ dẫn lời một sĩ quan USAF giấu tên, bài báo viết rằng, sau khi phóng 1 tên lửa АА-12 Adder (R-77 ) vào F-15, phi công Su-30 đã thực hiện thao tác cơ động “Rắn hổ mang”, khi giảm tốc độ xuống gần bằng không khiến radar trên khoang của chiếc F-15 của Mỹ bị mất đối thủ khỏi tầm nhìn. Sau đó, Su-30 rất nhanh khôi phục tốc độ và chuyển sangc hế độ bay tăng tốc.

Theo viên sĩ quan USAF, chiến thuật này đã thể hiện hiệu quả khi thực hiện trên thiết bị mô phỏng, nhưng không phải tất cả các phi công đều có khả năng thực hiện thao tác này trên thực tế. Cần lưu ý là bài báo này xuất bản 12 năm trước.
Tuy nhiên, USAF đã nhận vào trang bị các tiêm kích tàng hình F-22 Raptor (chính thức đưa vào biên chế vào năm 2005). Nhưng một số khả năng độc đáo của Su-30 như động cơ có điều khiển vector lực kéo và đặc tính khí động siêu đẳng trong những đôi tay khéo léo biến máy bay này trở thành địch thủ rất nguy hiểm đối với tất cả các tiêm kích phương Tây trong không chiến tầm gần (tác chiến trong tầm nhìn).

Trong những năm 1990, Su-27/30 đã được trang bị tên lửa không chiến tầm ngắn cơ động cao АА-11 Archer (Р-73 ), đương thời là tên lửa tốt nhất trong lớp vũ khí này. Phi công nhờ máy ngắm gắn trên mũ bay có thể bắn tên lửa này trong phạm vi lệch 45 độ so với trục bay của máy bay. Tên lửa cận chiến chủ lực của phương Tây hồi đó là AIM-9М Sidewinder không có khả năng đó cho đến khi đưa vào trang bị biến thể AIM-9X.
Nguồn: MP, 18.6, Mil-kor, 19.6.2014

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét