Thứ Bảy, 15 tháng 8, 2015

Việt Nam Quốc Dân Đảng và những gương hy sinh vì nước...

Đây là một trong những đảng cách mạng đầu tiên trong nội địa Việt Nam, qui tụ sự nối kết giữa giới học thức, điền chủ trung lưu và quân nhân do Pháp đào tạo, với mục đích giải phóng đất nước bằng võ lực. Chào đời vào dịp Giáng Sinh 1927, Việt Nam Quốc Dân Đảng [VNQDĐ] hoạt động được hơn hai năm thì bị Pháp khám phá và hủy diệt sau nỗ lực bi hùng vào đầu năm Canh Ngọ (1930), lưu lại một gương sáng lịch sử “không thành công thì thành nhân.” 

VNQDĐ khởi xuất từ nhóm Nam Đồng Thư Xã của Phạm Tuấn Lâm, Phạm Tuấn Tài, Nhượng Tống (Hoàng Phạm Trân) v.. v..một cơ sở bán sách và xuất bản tại Hà Nội. Họ đại diện cho giai đoạn giao thời, chuyển tiếp từ lập trường trung quân qua ái quốc; từ độc tôn chủng tộc Trung Cổ qua đa nguyên chủng tộc và văn hóa hiện đại—theo kiểu mẫu quốc gia 

Nguyễn Thái Học

I. GIAI ĐOạN 1927-1930:

Thành hình từ mùa Hè 1927 tại Hà Nội, qua việc liên kết giữa hai nhóm người yêu nước do Nguyễn Thái Học (1901-1930) và Nguyễn Khắc Như (tức Xứ Nhu, 1884-1930) lãnh đạo. Chính thức khai sinh đêm 24/12/1927 tại ngoại ô Hà Nội, VNQDĐ bành trướng nhanh ở miền Bắc, và thiết lập được một số chi bộ ở Trung (An Nam) và Nam Kỳ (Cochinchine). Sự phát triển khác biệt này phản ánh tình trạng vương quốc Việt Nam hay Đại Nam bị thực dân Pháp chia làm ba “xứ” [pays]: Nam Kỳ là một thuộc địa, Trung Kỳ là xứ bảo hộ, và Bắc Kỳ (Tonkin), một xứ nửa bảo hộ, nửa thuộc địa từ năm 1874-1886. 

2. Nghị định ngày 27/1/1886 qui định tổ chức Nhà nước Bảo hộ xứ Annam và Tonkin. Tại Huế, có Tổng trú sứ [Résident général], Trung và Bắc có Résident Supérieur (gọi là Thống sứ ở Bắc và Khâm sứ ở Trung).

Paul Bert được bổ nhậm chức Tổng trú sứ Annam-Tonkin đầu tiên. Tuyên bố ở Hạ Viện Pháp: "Tôi muốn chinh phục dân An Nam bằng bàn tay mở rộng và thanh gươm đeo bên hông." 31/1/1886: Tướng Charles Warnet: XLTV Tổng trú sứ; Arthur Dillon, Khâm sứ; và Paulin Vial, Thống sứ. 28/3/1886: Bert tới Sài Gòn. 2/4/1886: Bert tới Hà Nội. 8/4/1886: Bert chính thức nhận chức Tổng trú sứ [tới ngày 11/11/1886]. 25/4/1886: Tướng Warnet rời Hà Nội.Gửi Petrus Ký ra Huế để khuyến khích Đồng Khánh đưa cả hai tay cho Pháp.

Gần 12 năm trước, Dupré cùng Lê Tuấn, Thượng thư Bộ Hình, Chánh sứ, và Nguyễn Văn Tường, Phó sứ, ký Hoà ước ngày 15/3/1974 hay 27/1 Tự Đức 27 [Giáp Tuất] nhường cho Pháp Nam Kỳ, và tự do giao thông trên sông Hồng.

Cách tổ chức mô phỏng theo Việt Nam Kách Mệnh Thanh Niên Hội [VNKMTNH] do Lý Thụy tức Nguyễn Sinh Côn, tức Hồ Chí Minh (1892-1969) khai sinh tại Canton [Quảng Châu] vào tháng 6/1925 với nòng cốt là nhóm Tam Tâm Xã của Hồ Bá Cự (Tùng Mậu, 1896-1951), Lê Văn Phan (Hồng Sơn, 1899-1932), Phạm Thành Khôi (Hồng Thái, 1896-1924), qui tụ những thanh niên chủ trương bạo động liên hệ với Phan Bội Châu và Cường Để, lãnh tụ phong trào Đông Du. Hai hành động đáng kể nhất của nhóm này là việc ám sát Phan Bá Ngọc đầu năm 1922, và vụ ám sát hụt Toàn Quyền Đông Dương Martial Merlin (8/1923-4/1925) tại Sa Diện, Quảng Châu, của Phạm Thành Khôi tối 18/6/1924. 

 Sau này, VNTNKMĐCH được coi như tiền thân Đảng Cộng Sản Đông Dương, trong giai đoạn I, tức thực hiện cuộc cách mạng dân tộc, trước khi chuyển qua cách mạng thế giới của công nhân vô sản [proletariat revolution] dưới sự hướng dẫn của Liên Sô Nga, (đã ngừng hiện hữu từ cuối năm 1991).

Vào đầu thế kỷ XXI, ngay đến chế độ Trung Hoa Nhân Dân Cộng Hòa và Đảng Trung Hoa Cộng Sản dường đã tạm hài lòng với việc duy trì chế độ cầm quyền độc tài “kinh tế thị trường,” “định hướng xã hội chủ nghĩa,” “tư tưởng Mao Trạch Đông,” “lý luận Đặng Tiểu Bình,” sát nhập và đồng hóa các sắc dân Mãn Châu, Mongol, Tibet, Lolo và sử dụng “luật rừng”—tức sức mạnh quân sự—để độc chiếm vùng trời cùng biển Đông và Đông Nam Á. Trung Nam Hải đã coi thường công pháp quốc tế đến độ in một bức hình hải quân Đài Loan đứng bên một trụ bê-tông được dựng lên ở đảo “Thái Bình” vào cuối tháng 12/1946, nhưng chẳng đề cập gì đến yếu tố khả năng tự tồn cho cư dân. Việc xâm chiếm bất hợp pháp quần đảo Hoàng Sa năm 1974, và Trường Sa năm 1988, trên thực chất, chẳng khác gì việc làm của quân phiệt Nhật từ 1938 tới 1940. Những dấu chấm ranh giới mới trên bản đồ lãnh hải của đế quốc định hướng xã hội năm 2009 này hàm chứa mối đe dọa cho cả Đài Loan, Philippines, Indonesia và Australia, và nhất là con cờ siêu domino Nhật Bản (Japan) của Liên Bang Mỹ—khiến không thể không nghĩ tới một kế hoạch khuyến khích và giúp đỡ Nhật tái vô trang để tự vệ và cầm chân Trung Cộng trong giai đoạn sơ khởi nếu chiến tranh thứ ba xảy ra.  Đừng quên những người tự nhận Cộng Sản luôn luôn khai thác đối đa binh lực và bạo lực để giành phần thắng lợi, bất chấp mọi giá trị đạo đức hay nhân đạo. Mao Nhuận Chi, chẳng hạn, từng tính toán rằng chiến tranh nguyên tử có thể giết chết một nửa dân Trung Hoa, số còn lại vẫn sẽ đứng lên làm cách mạng vô sản. Chủ tịch nhà nước Nhân Dân Cộng Hòa Trung Hoa Tập Cận Bình, so với chủ tịch Bắc Triều Tiên, cũng chẳng khác biệt nhau bao lăm trong ước muốn sử dựng bạo lực.

Theo lý thuyết, VNQDĐ có một Tổng bộ, ba Kỳ bộ, xuống thấp hơn là Tỉnh bộ, rồi Chi bộ (cơ sở địa phương). Tổng bộ gồm 1 Chủ tịch, 1 Phó Chủ tịch, và 8 ủy viên (tổ chức, tuyên truyền, tài chính, trinh thám, ngoại giao, binh vụ, giám sát và ám sát). Các cấp lãnh đạo từ trung ương xuống địa phương được bầu lại sáu tháng một lần. Mỗi cán bộ muốn được nhập đảng phải có hai người giới thiệu và bảo đảm, rồi qua một giai đoạn tập sự trước khi làm lễ tuyên thệ. 

Chương trình hành động chia làm ba [3] giai đoạn. Giai đoạn phôi thai, tuyển mộ cán bộ và xây dựng tổ chức (tuyệt đối bí mật). Giai đoạn thứ hai, giai đoạn dự bị (bán công khai). Và, giai đoạn chót là hành động (nổi dạy đánh Pháp bằng võ lực). Cơ quan ngôn luận là Hồn Cách Mạng, nhưng chỉ ra được một số. Cuối năm 1928, VNQDĐ có hơn 100 chi bộ, với 1,500 đảng viên, kể cả 120 người trong các cơ lính khố đỏ và Không quân của Pháp.

Từ năm 1928, VNQDĐ muốn kết hợp với các tổ chức khác—nhất là VNKMTNH của Cộng Sản—nhưng không thành công. Những nỗ lực phát triển vào Trung và Nam cũng bị trở ngại vì [Tân Việt] Cách Mạng Đảng ở miền Trung (đổi tên thành Đông Dương Cộng Sản Liên Đoàn từ ngày 1/1/1930), và giáo phái Cao Đài tại miền Nam. Tại miền Bắc, chiếc nôi của Đảng, mọi hoạt động không phát triển hoàn toàn tốt đẹp. Nỗ lực kinh tài theo đường lối hợp pháp (như mở khách sạn Việt Nam ở Hà Nội) bị thất bại. Một số cán bộ đã phải kiếm tiền bằng cách trấn lột dân chúng. Nhưng mối hiểm họa to lớn nhất là sự xâm nhập của nhân viên mật thám Pháp vào sâu các cơ sở—người chỉ huy những cuộc càn quét là trung ủy đặc trách quân sự. 

Sau vụ ám sát Horné Bazin, chủ một công ty mộ phu ở Hà Nội ngày 9/2/1929, Mật thám Pháp mở màn một đợt khủng bố trắng, từ bắc chí nam. Sáng 17/2, Pháp lùng bắt hàng trăm đảng viên VNQDĐ. Chỉ có Nguyễn Thái Học và Nguyễn Khắc Như thoát nạn. Cuối tháng đó, Thống sứ Pháp lập một Hội đồng đề hình dưới quyền Jules Bride để xét xử 217 người. Ngày 2/7/1929, Bride kết án 76 trong số 78 người bị truy tố. Nguyễn Thái Học bị án 20 năm khổ sai khuyết tịch. Nguyễn Thế Nghiệp (1906-1945), Chủ tịch Ban Hành Pháp VNQDĐ từ tháng 12/1928; cũng bị án tù, nhưng được Bride phóng thích để truy tầm Nguyễn Thái Học chuộc tội.

Phần bị săn đuổi ráo riết, phần muốn tránh cảnh bị âm thầm tận diệt trong tay Pháp, tại Hội nghị Võng La, Phú Thọ, ngày Chủ Nhật, 26/1/1930 [27/12 Kỷ Tị] Nguyễn Thái Học cho lệnh tổng khởi nghĩa. 

Theo dự trù, Vũ Văn Giảng (sau này đổi thành Vũ Hồng Khanh, 1907-1993) phụ trách việc nổi dậy ở miền Kiến An (nam Hải Phòng), tức khu vực có nhiều mỏ than và công xưởng kỹ nghệ. Nguyễn Khắc Như và Phó Đức Chính chỉ huy ở vùng Trung Du (Yên Báy, Hưng Hoá, Lâm Thao, và Sơn Tây). Đích thân Nguyễn Thái Học phụ trách vùng Bắc Ninh, Đáp Cầu, Phả Lại và Hải Dương. Phần Nguyễn Thế Nghiệp qua—có nhiệm vụ đưa quân Vân Nam về tấn công Lào Kay (biên giới Hoa Việt, đối diện Hà Khẩu, tức Trấn Phòng. cách Hà Nội 298 cây số, bắc Yên Bái, 140 cây số), để yểm trợ cuộc nổi dạy ở Yên Báy. 

Yên Báy hay Bái là một tỉnh trung du, nằm trên đường xe lửa Hải Phòng-Vân Nam, tây bắc Hà Nội 156 km. Tiếp tục đi hướng tây bắc, cây số 237 là Bảo Hà, cây số 256, biên giới cũ tỉnh Lào Cai, cây số 262 là Phố Lu (huyện lỵ Thủy Vĩ), cây số 298, tỉnh lỵ Lào Kay hay Cai. Từ Yên Bái tới tới Tuyên Quang, hướng đông 61cây số [đường bộ]. Qua sông Hồng, có đường đi Nghĩa Lộ, Sơn La. Hiện nay, cùng với Lào Cai họp thành tỉnh Hoàng Liên Sơn.

Ít ngày sau, khi thấy Pháp phong thanh biết được kế hoạch nổi dạy, Nguyễn Thái Học dời ngày khởi nghĩa tới Thứ Bảy 15/2/1930. Vì đã điều lực lượng vào vị trí, và phần vì phương tiện liên lạc bị giới hạn, Nguyễn Khắc Như vẫn tiếp tục kế hoạch cũ.

A. Cuộc Khởi Nghĩa Tết Canh Ngọ:

Khoảng 1 giờ sáng Thứ Hai 10/2/1930—tức đêm 11 rạng 12 Tết Canh Ngọ—cán bộ VNQDĐ trong cơ lính khố đỏ ở Yên Báy (156 cây số tây bắc Hà Nội, 194 cây số nam Lào Kay, từ năm 1975 thuộc tỉnh Hoàng Liên Sơn) nổi lên giết chết 11 sĩ quan và Hạ sĩ quan Pháp, gây thương tích cho 10 người khác. Những cán bộ từ xuôi kéo lên của Phó Đức Chính cũng chiếm được phố chợ trong đêm. Tuy nhiên, quân Pháp cố thủ được Đồn Cao. Nhờ Không quân yểm trợ, nội trong ngày 10/2, quân Pháp phản công, làm chủ được tình hình. Hầu hết cán bộ VNQDĐ đều bị giết hoặc bắt giữ. Phó Đức Chính chạy về Sơn Tây, nhưng cũng bị bắt ngày 15/2 tại nhà một quản binh 

Trong đêm Chủ Nhật 9 rạng 10/2, Nguyễn Khắc Như tấn công đồn Hưng Hoá (nay là huyện Tam Nông, đông nam tỉnh Phú Thọ 22 cây số). Thất bại, Xứ Nhu kéo quân qua chiếm huyện lị Lâm Thao. Nhưng chỉ nội sáng ngày 10/2, quân khởi nghĩa đại bại. Xứ Nhu bị bắt rồi tự tử trong ngục tỉnh Phú Thọ (tỉnh lỵ, tây bắc Hà Nội 90 cây số, 62 cây số nam Yên Bái). 

Tại Hà Nội, ngày 10/2, ban ám sát của VNQDĐ cắt đứt giây điện tín tại vài nơi, ném 20 trái tạc đạn vào hai ty Cảnh sát, sở Hiến binh, nhà tù Hoả Lò và tư dinh Paul Arnoux, Chánh sở Mật Thám Bắc Kỳ. Một cán bộ trung ương của VNQDĐ là Lương Ngọc Tốn bị một nhóm thợ gốm bắt sống tại Gia Lâm.

Nói chung, cuộc khởi nghĩa thất bại nặng. Một trong những lý do là nhặng báo (mouchards) của Mật Thám đã gài cấy sẵn trong tổ chức, nên chính quyền Pháp biết trước, tăng gia phòng thủ. Ngoài ra, vào phút chót vì thiếu truyền thông, nên lệnh hoãn khởi nghĩa của Nguyễn Thái Học không được phổ biến rộng rãi. Hơn nữa, thực lực quân sự quá yếu kém. Đảng không tổ chức được một an toàn khu nào để huấn luyện cán bộ, lực lượng quân sự, hay ẩn náu lúc cần.

Những ngày kế tiếp, Pháp hành quân tảo thanh khắp nơi. Tại Hải Dương, hàng chục người bị bắt giữ nội trong ngày 12/2. Bốn ngày sau, khi Trần Quang Diệu tấn công Vĩnh Bảo, giết chết Tri huyện Hoàng Gia Mô, phi cơ Pháp ném xuống làng Cổ Am 57 trái bom 10 ki-lô, xoá tên làng này, giết chết tới 200 người (nay thuộc Hải Phòng). Hàng chục thôn xóm khác ở Phú Thọ, Kiến An, Bắc Giang và Phả Lại cũng bị tàn phá hay thiêu hủy. Cuộc khủng bố trắng chỉ tạm lắng xuống sau khi Nguyễn Thái Học cùng vài thuộc hạ thân tín bị bắt ở ấp Cổ Vịt (Hải Dương) ngày 20/2/1930. 

Ngày 27/2/1930 [30/1 Canh Ngọ], Hội Đồng Đề Hình Bắc Kỳ họp phiên đầu tiên xét xử mười lăm [15] chiến sĩ VNQDĐ tham dự cuộc khởi nghĩa Yên Báy. Rồi tuyên bố mười ba [13] án tử hình, một  chung thân khổ sai, và một 20 năm khổ sai. Gaston Doumergue chỉ y bốn án tử hình. Ngày 8/3/1930, bốn chiến sĩ Đặng Văn Lương, Đặng Văn Tiệp, Nguyễn Thanh Thuyết và Ngô Hải Hoằng bị xử chém tại Yên Báy.

Gần một tháng sau, ngày 23/3/1930, Poulet Osier ngồi ghế Chánh án phiên tòa tại trại binh Yên Báy xét xử Nguyễn Thái Học cùng 82 chiến sĩ VNQDĐ. Hôm sau, Osier tuyên bố ba mươi chín [39] án tử hình, ba mươi ba [33] án chung thân khổ sai, chin [9] án 20 năm khổ sai, và năm [5] án tù, biệt xứ (kể cả nữ chiến sĩ Nguyễn Thị Bắc). Ngày 28/3/1930, Hội Đồng Đề Hình Bắc Kỳ lại nhóm xử 1,086 cán bộ VNQDĐ và tình nghi. 412 người được tha bổng, nhưng tám mươi [80] người bị tử hình, một trăm linh sáu [106] chung thân khổ sai, ba trăm tám mươi ba [383] người bị đầy, và một trăm linh năm [105] người tù từ 1 tới 20 năm.

Tại miền Nam, các chiến sĩ VNQDĐ bị xét xử chung với cán bộ VNKMTNH (Cộng Sản) từ ngày 15/7/1930. Ngày 18/7, ba [3] cán bộ VNQDĐ bị kết án 5 năm khổ sai, đầy ra Côn Đảo (Trần Huy Liệu, Cao Hữu Tạo, và Nguyễn Phương Thảo). Sáu [6] người khác bị án từ 2 tới 4 năm, nhốt tại Hà Tiên (Nguyễn Hào [Hòa] Hiệp, v.. v..).

B. DANH SÁCH LIệT SĨ QUốC DÂN ĐảNG Vị QUốC VONG THÂN:

1. Xứ Nhu Nguyễn Khắc Như, 47 tuổi, quê Phủ Lạng Thương, Bắc Giang, tự tử trong ngục Phú Thọ.

2. Hạ sĩ [Cai] Nguyên, bị xử bắn ngày 11/2/1930 tại Yên Báy.

3. Hạ sĩ [Cai] Tính, bị xử bắn ngày 11/2/1930 tại Yên Báy.

Tuẫn quốc ngày 8/3/1930 (9/2 Canh Ngọ) tại Yên Báy:

1. Ngô Hải Hoằng, Hạ sĩ [cai].

2. Nguyễn Thanh Thuyết, Hạ sĩ.

3. Đặng Văn Lương, nông dân.

4. Đặng Văn Tiếp, nông dân.

13 Liệt Sĩ Tuẫn quốc ngày 17/6/1930 (21/5 Canh Ngọ) tại Yên Báy: 

1. Nguyễn Thái Học, 26 tuổi, làng Cổ Am, Vĩnh Bảo, Hải Dương. Hôn thê là Nguyễn Thị Giang tự vẫn ngày hôm sau, 18/6/1930. (Marty, VNQDĐ, p. 21)

2. Phó Đức Chính, 23 tuổi, cán sự lục lộ tại Savanakhet, sinh quán làng Đa Ngưu, Bắc Ninh. [Theo PNTV, ngày 20/2/1930, Phó Đức Chính cũng bị bắt ở Sơn Tây, giải về Hà Nội. Ngày 20/3/1930, trong khi chờ ra Hội đồng đề hình [lần thứ hai], Phó Đức Chính tự vận. (7)

3. Nguyễn An, 31 tuổi, quân nhân, phục vụ tại Yên Báy.

4. Hà Văn Lạo, 25 tuổi, thợ hồ.

5. Đào Văn Nhít, quân nhân, phục vụ tại Yên Báy.

6. Ngô Văn Du, quân nhân, phục vụ tại Yên Báy.

7. Nguyễn Đức Thịnh, quân nhân, phục vụ tại Yên Báy.

8. Nguyễn Văn Tiềm, quân nhân, phục vụ tại Yên Báy.

9. Đỗ Văn Sứ, quân nhân, phục vụ tại Yên Báy.

10. Bùi Văn Cửu, quân nhân, phục vụ tại Yên Báy.

11. Nguyễn Như Liên, 20 tuổi, học sinh, sinh quán làng Cao Mại, phủ Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ.

12. Bùi Văn Chuẩn, 35 tuổi, quân nhân, phục vụ tại Yên Báy. 

13. Bùi Tử Toàn, 37 tuổi, nông dân, sinh quán: làng Xuân Lũng, phủ Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ.

5 Liệt Sĩ Tuẫn quốc ngày 22/11/1930 (3/10 Canh Ngọ) tại Phú Thọ: 

1. Nguyễn Văn Toại, tức Đồ Thúy, 33 tuổi, nguyên quán Lâm Thao, Phú Thọ. 

2. Trần Văn Hợp, nguyên quán Thanh Ba, Phú Thọ. 

3. Phạm Nhận, tức Đồ Điếc 

4. Lê Xuân Huy, 31 tuổi, nông dân, nguyên quán Cổ Pháp, Bất Bạt, Sơn Tây. 

5. Bùi Xuân Mai, nông dân, nguyên quán Bất Bạt, Sơn Tây.

9 Liệt Sĩ Tuẫn Quốc Tại Hà Nội:

Hy sinh vào cuối năm 1930:

1. Đặng (hay Đoàn) Trần Nghiệp, tự Ký Con (1908-1931), phố Hàng Sơn, Hà Nội.

2. Lương Ngọc Tốn, tự Chánh Tốn.

3. Nguyễn Văn Nho

4. Nguyễn Quang Triều

5. Nguyễn Minh Luân

6. Nguyễn Trọng Bằng

7. Nguyễn Văn Khuê, tự Cai Khuê.

Hy sinh ngày 23/6/1931 (8/5 năm Tân Mùi):

8. Lê Hữu Cảnh (1895-1931), cựu lính thợ (thông ngôn), nhân viên hoả xa, quê Hoàn Long, Hà Đông.

9. Nguyễn Xuân Huân. (Marty, VNQDĐ, p. 21-2)

4 Liệt Sĩ Tuẫn quốc ngày 23/6/1931 (8/5 năm Tân Mùi) Tại Hải Dương: 

1. Trần Quang Diệu (1888-1931), gốc làng Cổ Am, Vĩnh Bảo, Hải Dương. 

2. Vũ Văn Giáo

3. Trần Nhật Đồng

4. Nguyễn Văn Phúc

Liệt Sĩ Hy Sinh, Hay Tự Vẫn

1. Hoàng Đình Gị. (Marty, VNQDĐ, p. 22)

2. Hoàng Đình Vĩ

3. Đỗ Thị Tâm

C. Dư Luận về VNQDĐ:

Mặc dù cuộc nổi dậy của VNQDĐ bị dẹp tan nhanh chóng, hành động “không thành công thì thành nhân” của Nguyễn Thái Học và các đồng chí được dư luận trong nước cũng như ở hải ngoại nhiệt liệt ngưỡng mộ. 

Sinh viên Hà Nội bí mật lạc quyên giúp đỡ các nạn nhân. Một số báo ở Nam Kỳ như tờ Thần Chung và Phụ Nữ Tân Văn [PNTV] công khai vinh danh dũng khí của những “nhà cách mạng.” Ngày 6/3/1930, chẳng hạn, PNTV đăng một bài giới thiệu sự nghiệp Nguyễn Thái Học. Chẳng hiểu do lầm lẫn vô tình hay cố ý, tác giả cho vị lãnh tụ VNQDĐ xuất dương sang Quảng Châu 5 năm, sống bên Nguyễn Ái Quốc [tức Nguyễn Sinh Côn, 1892-1969]. Sau đó, được Nguyễn Ái Quốc phong làm chỉ huy nội địa—thực ra, Nguyễn Sinh Côn đã trốn khỏi Quảng Châu từ năm 1927, và chỉ sống ở đây hơn hai năm. 

Tất cả những thành viên của Hội đồng Quản hạt [Conseil Colonial] Nam Kỳ tới thăm Thống Đốc Jean Félix Krautheimer (1929-1934) để bày tỏ sự ủng hộ của họ trong việc dẹp loạn. Trong buổi họp này, Nguyễn Phan Long (1889-1960) đề nghị nên sử dụng hơi ngạt và “vòi rồng” để chống lại các đoàn biểu tình. Thực tâm nhóm Lập Hiến chống lại những cuộc đánh bom khu vực mà Pháp mệnh danh là “ô nhiễm” [contaminé]. Và, mối lo ngại chính của họ là khẩu hiệu “Trí, phú, địa, hào, đào tận gốc, trốc tận ngọn” được trưng lên trong những cuộc đình công, biểu tình của CS—cùng những đợt khủng bố đỏ [la terreur rouge] như dìm chết cả một gia đình ba người, kể cả đứa con gái hai tuổi, của một đảng viên bị cáo buộc “phản Đảng.”

Tại Pháp, sinh viên và thợ thuyền tổ chức hội thảo, biểu tình hay rải truyền đơn chống đàn áp và “thảm sát” (massacre) ở Đông Dương. Gây tiếng vang nhất là cuộc mít-tinh trước điện Elysées của hơn 100 Việt Kiều ngày 22/5/1930, đưa đến việc bắt giữ 47 người, và trục xuất 19 học sinh, sinh viên về nước ngay cuối tháng 5/1930. Trong số này có Tạ Thu Thâu, Huỳnh Văn Phương, v.. v.. cùng một số đảng viên Việt Nam Độc Lập, và Đảng Cộng Sản Pháp.

11. Huỳnh Văn Phương (1906-1945) thuộc một gia đình đại điền chủ, chú ruột Huỳnh Tấn Phát. Học Chasseloup-Laubat Sài Gòn, rồi qua Pháp năm 1927. Học luật ở Paris. Tham gia Việt Nam Độc Lập Đảng do Nguyễn Thế Truyền thành lập, với một số cán bộ của Công đoàn thuộc địa Đảng Cộng Sản Pháp. Sau khi Nguyễn Thế Truyền về nước, Tạ Thu Thâu, Huỳnh Văn Phương điều khiển. Phương viết báo La Résurrection (Phục Hưng). Tham gia “Tả phái đối lập” cùng Thâu, Chánh. 30/5/1930, bị trục xuất cùng Thâu. 1933-1936: Nhóm La Lutte. 1935: Ủng hộ Dương Văn Giáo tranh cử Hội đồng quản hạt. 1936: Ra Hà Nội. Tốt nghiệp luật. Cộng tác với báo Le Travail. Về Sài Gòn, làm luật sư. 9/3/1945: Lập nhóm Trí Thức. Tham gia MTQGTN của Hồ Văn Ngà. 19/8/1945: Đựợc Ngà, quyền Khâm sai Nam Bộ, cử coi Mật Thám cùng với Hồ Vĩnh Ký. Nếu tin được Trần Bửu Kiếm, Luật sư Phương đã phóng thích một số cán bộ CS bị Nhật giam giữ, cung cấp vũ khí cho Trần Văn Giàu, và thu nhận một số cán bộ CS vào lực lượng công an. Theo những người chống Đệ Tam QTCS, Luật sư Phương tìm thấy tập hồ sơ về Trần Văn Giàu do Ichikawa để lại. Sao làm 4 bản gửi cho Huỳnh Phú Sổ, Hồ Vĩnh Ký, Dương Văn Giáo nên bị Trần Văn Giàu giết. Theo tài liệu văn khố Pháp, Luật sư Phương cũng hợp tác với Lâm Ủy Hành Chính trong giai đoạn đầu, và chỉ bị thủ tiêu sau ngày liên quân Pháp-Bri-tên và tù binh Nhật đánh chiếm Sài Gòn trong dịp cuối tuần 22-23/9/1945.

Khủng Bố Đỏ [La Terreur Rouge]:

Năm 1930, báo chí Pháp kiều tại Đông Dương cũng nghiêm khắc chỉ trích cuộc nổi dạy của Việt Nam Quốc Dân Đảng là chịu ảnh hưởng của Cộng Sản Trung Hoa. Tiêu biểu nhất là Henri Chavigny, bút hiệu Henri de la Chevrotière, trên l’Impartial/Trung Lập báo tại Sài Gòn. Là một người lai Pháp, Chatigny từng bị án đào ngũ, làm chỉ điểm cho Mật Thám, sau chuyển sang nghề cạp-rằng [caporal, cai thợ]. Tờ l’Impartial và rồi La Dépêche—vốn được trợ cấp hậu hĩ của chính quyền—khoác cho VNQDĐ tính chất bạo động theo kiểu Cộng Sản, như có những tổ ám sát [section de sicaires] để trừng trị những thành phần phản đảng. Phương cách giải quyết hữu hiệu nhất là dùng quân đội đàn áp, và bảo vệ an ninh cho dân chúng vô tội—một lập luận quen thuộc của Mật Thám Pháp ba năm sau trong tập tài liệu về VNQDĐ.

Quyết định “thanh Cộng” của Tưởng Giới Thạch (Chiang Kai-shek, hay JiangJieshi (1888-1975) vào tháng 4/1927, cùng chính sách Diệt Cộng của thực dân Pháp, được tăng cường với thánh lệnh năm 1929 của Vatican, bắt đầu phân cách tâm trí người Việt, dù đại đa số—kể cả một số trí thức tốt nghiệp tại Âu Châu hay Mỹ—chẳng hiểu “Cộng Sản” là gì. Thực ra, Cộng Sản [gongshan hay gongchan] chỉ là tiếng Hán dịch sai thuật ngữ “Communism” [công hữu nguyên thủy] của nhóm cán bộ Marxist Leninist người Hoa đầu tiên như Trần Độc Tú [Chen Duxiu], Lý Đại Chiêu [Li Dazhao]. Cán bộ CS phần lớn bị mê hoặc vì những bánh vẽ như “xã hội đại đồng,” “làm tùy theo khả năng, hưởng theo nhu cầu.” Phe chống Cộng thì bị ám ảnh với những khẩu hiệu như đấu tranh giai cấp, bạo lực cách mạng, vô thần, v.. v.. Chua chát nhất là bệnh chụp mũ, vu cáo người khác là Cộng Sản, hay phản động, phản cách mạng, lý lịch thiếu trơn tru. Động lực thường chỉ do ưa ghét cá nhân hay trục lợi cá nhân, phe đảng, hoặc để “bảo vệ trật tự, an ninh công cộng.” Dân biểu Justin Godart (sau khi tham quan Đông Dương năm 1937, và nhận được hàng trăm thư khiếu nại của người Việt), nhận xét rằng giới an ninh và chính quyền thực dân Pháp hay gán ép bừa bãi cho bất cứ ai có khuynh hướng chống lại ách đô hộ Pháp là Cộng Sản để có thể dễ bề buộc tội.

A. VNQDĐ HảI NGOạI:

Trong hai năm 1929-1930 đã có nỗ lực thành lập một Ban chấp hành Hải ngoại của VNQDĐ tại Côn Minh, thủ phủ Vân Nam. Nguyễn Thế Nghiệp (bí danh Trương Nguyên Minh), một cán bộ trung ủy, là người chủ xướng, với sự trợ lực của Đào Chu Khải, Dương Tự Thành và Nguyễn Kim Ngữ. Tháng 9/1930, nhóm hải ngoại được tăng cường thêm Vũ Văn Giảng (tức Vũ Hồng Khanh, 1907-1993), Trần Quốc Kính (Giáo Tuân), Bùi Đức Minh (Giáo Hạch), Đội Tháp v.. v...

Tháng 5/1931, Nguyễn Kim Ngữ đột ngột bị ám sát. Vụ này có nhiều giả thuyết khác nhau. Theo Nguyễn Thế Nghiệp, thủ phạm chính là Dương Tự Thành (tên thực Nguyễn Ngọc Cừ). Theo Lê Tùng Sơn, Thành không giết Ngữ mà chỉ do Vũ Văn Giảng (Vũ Hồng Khanh) xúi đứng ra nhận tội để bảo vệ cơ sở.

Ai là thủ phạm đi nữa, Nguyễn Thế Nghiệp, Đào Chu Khải, Dương Tự Thành, Vũ Văn Giảng cùng ba người khác bị nhà chức trách Vân Nam tống giam để điều tra. Cuối cùng, Dương Tự Thành bị tử hình, những người khác tù từ 37 tháng (Nghiệp và Khải) tới 13 tháng (Giảng, Hiếu, Đức và Hoa). Tuy nhiên, tháng 4/1933, Nghiệp đã được phóng thích. 

Sau vụ ám sát trên, từ tháng 10/1931, Giáo Tuân tách ra, lập nên nhóm Thiết Huyết. Năm 1932, Vũ Tiến Lữ (Vũ Bằng Rực) họp với nhóm Thiết Huyết tái tổ chức chi bộ Côn Minh. Lê Tùng Anh (sau này đổi thành Lê Tùng Sơn) làm Chi bộ trưởng; Vũ Tiến Lữ giữ Ngoại vụ, Trần Quốc Kính (Đông A), Nội vụ. Lê Tùng Anh, Bùi Đức Minh và Nguyễn Văn Đồi (Vương Thừa Vũ) sau đó được nhận vào trường lục quân Vân Nam. Khi Vũ Văn Giảng (Vũ Hồng Khanh) được tự do, Giảng cùng Kính bị trục xuất khỏi Vân Nam, tới Quí Châu tạm trú. 

Trong khi đó, tại Nam Kinh, thủ đô chế độ Quốc Dân Đảng Trung Hoa, từ năm 1932 nhóm Lệnh Trạch Dân, Hoàng Nam Hùng, Nghiêm Xuân Chí (Nghiêm Kế Tổ), Ngô Đình Ninh, Hoàng Văn Nội, Vy Đăng Tường (Vi Chính Nam), Hoàng Quả Định và Hoàng Quốc Thọ thành lập một chi nhánh VNQDĐ hải ngoại khác. Ngày 15/8/1933, hai chi nhánh Vân Nam và Nam Kinh hợp nhất. Vy Đăng Tường được bầu làm Chủ tịch, Đào Chu Khải làm phó, và Nghiêm Xuân Chí, Thủ quĩ. Các Ủy viên trung ương gồm có Vũ Tiến Lữ (Bằng Rực), Trần Ngọc Tuấn, Vũ Văn Giảng và Vũ Bá Biên. Dẫu vậy, hoạt động không có gì đáng kể. Mọi nỗ lực của QDĐTH thời gian này đều dồn vào việc kháng Nhật và “thanh Cộng.” 

Ít lâu sau, Đào Chu Khải bí mật đầu thú Pháp tại Thượng Hải. Lệnh Trạch Dân chết ở Nam Kinh, và Vy Đăng Tường qua đời ở gần Trùng Khánh. Ngày 22/6/1935, đến lượt Nguyễn Thế Nghiệp móc nối với tòa Tổng lãnh sự Pháp ở Thượng Hải, xin đầu thú. Ngày 1/7, Nghiệp được một nhân viên người Hoa của Lãnh sự Pháp tiếp xúc, và rồi được bí mật đưa về Việt Nam. Ngày 29/9/1936, Nghiệp được chính thức ân xá. 

Ngày 4/10/1936, đến lượt Vũ Văn Giảng (Vũ Hồng Khanh) bị chính quyền Vân Nam bắt giữ, rồi trục xuất qua Quảng Đông ngày 29/10 cùng năm. Gần một năm sau, ngày 28/6/1937, Giảng mới được phép trở lại Côn Minh. Từ ngày này, nhóm VNQDĐ cũ ở Vân Nam—được tăng cường thêm một số khuôn mặt mới như Chu Bá Phượng, Lê Khang (Ninh), Vũ Quang Phẩm—do Giảng lãnh đạo. Trụ sở chính đặt tại Côn Minh.

Trong khi đó, từ năm 1935, Trần Quốc Kính được Hà Huy Tập (Năm Nhỏ), Thư ký Ban Chỉ Huy Ở Ngoài của Đảng CSĐD, gửi về Vân Nam hoạt động cùng Vũ Anh. Giáo Kính cải biến toàn nhóm Thiết Huyết cũ thành chi bộ Cộng Sản đầu tiên ở Côn Minh, và được cử làm Bí thư. Tuy nhiên, họ vẫn hoạt động dưới danh nghĩa VNQDĐ. 

Từ năm 1937, nhóm Giáo Kính và Lê Tùng Sơn lập ra Việt Nam Dân Chúng Hưởng Ứng Trung Quốc Kháng Nhật Hội, tức Hội Chống Nhật, ở Vân Nam, được chính phủ địa phương công nhận và ủng hộ. 

B. PHONG TRÀO PHụC HƯNG VNQDĐ TRONG NƯớC (1936-1940):

Tại nội địa Việt Nam, ba cuộc phóng thích chính trị phạm trong năm 1936 khiến VNQDĐ có dịp hồi sinh. Một số lãnh tụ cũ tái lập lại các cơ sở. Năm 1937, VNQDĐ xuất bản tờ Le Message, nhưng chỉ ra được 3 số.  Năm 1939, Nguyễn Đình Đa, Nguyễn Văn Chấn, và Nguyễn Ngọc Sơn cũng xuất bản báo Zân. (chúng tôi chưa được tham khảo số báo này).

Tưởng nên ghi nhận là sau một thời gian lao tù tại Côn Đảo, một số cán bộ lãnh đạo VNQDĐ đã thay đổi lập trường. Trong số những người ngả theo Cộng Sản có Phạm Tuấn Tài, Nam Kiều Trần Huy Liệu, Nguyễn Phương Thảo (Nguyễn Bình), v.. v... Theo Trần Huy Liệu, trước khi chết vì lao phổi tại nhà thương René Robin (Hà Nội), Phạm Tuấn Tài đã trao cho Liệu một “tuyên cáo chính trị,” nói về lịch sử VNQDĐ, và khuyên mọi người theo Đảng CSĐD.  Bản tuyên cáo chính trị này, dù đáng tin hay chăng, thêm một lần phân chia nội bộ Đảng thành hai phe Quốc-Cộng. 

III. GIAI ĐOạN 1940-1945:

Thế chiến thứ hai (1939-1945) và đặc biệt là việc Nhật chiếm đóng Đông Dương (1940-1945) mở ra một cơ hội hãn hữu cho các đảng phái Việt Nam gia tăng hoạt động. Là một đảng cách mạng chủ trương lật đổ Pháp giành độc lập, VNQDĐ kiên cường theo đuổi mục tiêu tối hậu của mình.

A. NộI ĐịA :

Ngoài các nhân vật quen thuộc như Nguyễn Thế Nghiệp, Nguyễn Ngọc Sơn, Đào Chu Khải, Nhượng Tống v.. v.. xuất hiện vài khuôn mặt mới trong nội địa. Đáng kể nhất là Ngô Thúc Địch (1900-?) và Phan Châm Nguyễn Tiến Hỷ. 

Ngô Thúc Địch sinh năm 1900 tại Hoài Đức, Hà Đông. Năm 1915 đậu Cử Nhân (thi Hương). Hai người anh cùng đỗ khoá này. Vì còn quá trẻ, Ngô Thúc Địch không được vào học trường Sĩ hoạn. Từ năm 1918, Địch bắt đầu học tiếng Pháp, rồi vào trường Cao Đẳng Pháp Chính từ 1920 tới 1924, tốt nghiệp hạng nhì, cùng với Nguyễn Đệ. Từ 1924 tới 1927, làm Tham tá tại Thanh Hoá. Sau đó, tham gia VNQDĐ, và đổi đi làm Lục sự Tuyên Quang (1927). Tháng 4/1929, bị bắt, kết án 2 năm tù treo, 5 năm biệt xứ vì hoạt động cho VNQDĐ. Năm 1930, bắt đầu vào làng báo; chủ bút Phụ Nữ Thời Đàm, và cộng tác với Tản Đà Nguyễn Khắc Hiếu trong An Nam Tạp Chí. Qua năm 1931, trở thành Giám đốc An Nam Tạp Chí. Sau một thời gian dạy tại trường Thăng Long, năm 1941, Ngô Thúc Địch tham gia ban biên tập Văn Hoá Tạp Chí. Từ năm 1944, hợp tác với Nhật.

Mùa Thu 1944, các cơ quan tình báo Nhật bắt đầu chuẩn bị lật đổ Pháp, và nối kết các đảng phái Việt thành một khối. Nhóm Nguyễn Thế Nghiệp, Nhượng Tống v.. v... bèn lập ra Tân Việt Nam Quốc Dân Đảng để hợp tác với các đảng bạn là Đại Việt Quốc Xã (ĐVQX) của Nguyễn Xuân Tiếu, Đại Việt Quốc Dân Đảng (ĐVQDĐ) của Trương Tử Anh-Nguyễn Tiến Hỷ, Đại Việt Dân Chính của Nguyễn Tường Long v.. v... Ngày 22/2/1945, Đại Việt Quốc Gia Liên Minh (ĐVQGLM) bí mật thành hình ở Hà Nội, với sự tham dự của Nguyễn Xuân Tiếu (ĐVQX), Nguyễn Tường Long (ĐVDC), Trương Tử Anh (ĐVQDĐ), Bùi Như Uyên, Nguyễn Thế Nghiệp, Nguyễn Ngọc Sơn, Nhượng Tống (VNQDĐ), Nguyễn Đăng Đệ, Nguyễn Xuân Dương tức Lạc Long.

Sau chiến dịch Meigo (9-12/3/1945), VNQDĐ hải ngoại cũng gửi một số cán bộ như Lê Ninh (tức Lê Khang) về nước để liên lạc các cơ sở, cũng như thu thập tin tức tình báo cho Đồng Minh. Bởi thế, ĐVQGLM quyết định cử một phái đoàn đại diện qua Hoa Nam để móc nối. Người được chỉ định cầm đầu phái đoàn này là Phan Châm Nguyễn Tiến Hỷ, một bạn học của Trương Tử Anh, thuộc nhóm sáng lập viên ĐVQDĐ. Phan Châm có khuynh hướng thân Hoa, bài Pháp, và chống Cộng.

B. HảI NGOạI:

Tại Hoa Nam, các cơ sở VNQDĐ cũng có cơ hội hoạt động mạnh. Sau khi Thế Chiến thứ II bùng nổ, năm 1941, Lư Hán giao cho Vũ Hồng Khanh tổ chức một lực lượng võ trang trực thuộc cơ quan tình báo của Lư Hán, tức Biên Chinh Đội, gồm khoảng 70 người tại Mông Tự; với các “trại” ở Văn Sơn, Mã Quan, Hà Khẩu và Đông Hưng. (Sơn, 1978:55)

Tại Quảng Tây, cuộc tranh chấp sự yểm trợ của TH giữa VNQDĐ và phe CS cũng rất cam go. Nguyên từ năm 1940, để đáp ứng tình hình, chính quyền Quảng Đông đã giao cho một cựu Đại tá là Trương Bội Công (tên thực Nguyễn Văn Chiêu) thành lập Việt Nam Dân Tộc Giải Phóng Ủy Viên Hội [VNDTGPUVH] để qui tụ các Việt kiều. Hội này ra mắt tại Liễu Châu vào tháng 8/1940. Nòng cốt gồm Trương Bội Công, Nguyễn Hải Thần và 2 Hoa kiều khác là Dương Thanh Dân và Mai Công Nghị 

Do mưu kế của Linov Nguyễn Sinh Côn, Trương Bội Công mời một số đảng viên CS gia nhập. Lúc đó, có Dương Hoài Nam (Võ Giáp), Vũ Anh (Phạm Đông Hải) và Cao Hồng Lĩnh từ Quế Lâm tới Tĩnh Tây. Hai bên đồng ý triệu tập Đại hội, đổi thành Việt Nam Dân Tộc Giải Phóng Đồng Minh [VNDTGPĐM].

Ít lâu sau, HCM cho lệnh thuộc hạ bỏ rơi Trương Bội Công, đưa Hồ Học Lãm về Quí Lâm lập lại tổ chức Việt Minh (đã vào sổ bộ ở Nam Kinh từ năm 1936). Hồ Học Lãm làm Chủ nhiệm, Phạm Văn Đồng (Lâm Bá Kiệt) làm Phó chi nhánh hải ngoại Việt Minh này. Tại Côn Minh, do áp lực của nhóm Lê Tùng Sơn, khoảng tháng 4/1941, tổ chức VNDTGPUVH cũng cải danh thành VNDTGPĐM, tức Hội Giải Phóng 

Từ đầu năm 1942, nhà chức trách Trung Hoa đã khám phá ra gốc gác Giáp và Đồng, và định bắt giữ hai người, nhưng Giáp và Đồng trốn thoát kịp thời. Hoàng Văn Hoan bị câu lưu một thời gian ngắn, rồi được phóng thích. Trương Bội Công cũng vì vụ này mà liên can, chịu cảnh tù đầy một thời gian. Tổ chức VNDTGPĐM (Hội Giải Phóng) bị mai một dần. 

Tháng 6/1942, nhằm tái hợp nhất các đảng phái chính trị Việt kiều ở Liễu Châu, chính quyền Trung Hoa đưa nhóm Nghiêm Kế Tổ, Vũ Hồng Khanh cùng 8 cán bộ VNQDĐ khác từ Côn Minh qua. Sau mấy ngày bàn thảo, ngày 10/8/1942, tất cả đồng ý thành lập một tổ chức mới, lấy tên Việt Nam Cách Mệnh Đồng Minh Hội [VNCMĐMH]. Để phòng ngừa lầm lỗi của Hội Giải Phóng, họ loại bỏ Cộng Sản, và đặt tổ chức dưới quyền chỉ huy trực tiếp của Trương Phát Khuê, Tư lệnh QK IV (Quảng Tây). Vì sự chống đối của Hoàng Lương, một trong những người cầm đầu nhóm cựu Phục Quốc, mãi tới ngày 1/10/1942 VNCMĐMH mới có thể tổ chức Đại Hội ra mắt tại Liễu Châu.

VNQDĐ Hải ngoại chiếm đa số trong Ban Chấp Hành Trung ương (Vũ Hồng Khanh, Nghiêm Kế Tổ, Trần Báo, Trương Trung Phụng), các Ban (Tổ chức: Vũ Hồng Khanh; Liên lạc (Public Relations): Nghiêm Kế Tổ; Huấn luyện: Trần Báo), và ngay cả Ban Thường vụ.

Mỗi tháng, Trương Phát Khuê trợ cấp 100,000 quan kim. Trung tướng Liang Hua-sheng [Lương Hoa Thịnh], Giám đốc Chính Trị QK IV, được cử làm Giám đốc Đồng Minh Hội. Ngay sau khi thành lập, Việt Cách lo việc tuyển mộ nhân viên, xuất bản báo chí, tài liệu tuyên truyền, và thiết lập trụ sở tại Đông Hưng (Nghiêm Kế Tổ), Tĩnh Tây (Trần Báo), Long Châu (Hồ Đức Thành?), và một phân bộ tại Côn Minh (Vũ Hồng Khanh). 

Tuy nhiên, Việt Cách chỉ có bề ngoài mà thiếu thực lực. Các cán bộ lãnh đạo yếu kém. Trong khi đó, nạn bè phái vẫn sâu đậm, nhóm này chống nhóm kia, chỉ trích qua lại; nhiều người chỉ nói hão mà chẳng có hành động gì. Nguy hiểm hơn nữa, các đảng viên CS—dưới danh nghĩa Việt Minh, Hội Chống Nhật và Hội Giải Phóng (VNDTGPĐM)—liên tiếp phá hoại.

Khi Vũ Hồng Khanh trở lại Côn Minh vào tháng 1/1943 để thành lập một phân bộ Việt Cách tại đây, Lê Tùng Sơn—mới được tăng cường thêm nhóm Lê Thạch Sơn, Từ Chí Kiên, Phạm Toàn [hay Tuân, sau đổi tên thành Phạm Việt Tử], từ Liễu Châu qua vì bị loại khỏi tổ chức Việt Cách—chống đối kịch liệt. Thoạt tiên, họ cố thuyết phục Khanh phải cải tổ Việt Cách, cho phép Hội Giải Phóng gia nhập. Tảng lờ những đòi hỏi này, ngày 14/2/1943, Khanh triệu tập đại hội thành lập phân bộ Việt Cách Côn Minh. Lê Tùng Sơn và Dương Bảo Sơn bèn dẫn khoảng 30 người tới định phá hội, nhưng không thành công. Hai tuần sau, ngày 28/2, Dương Bảo Sơn dẫn 3 người vào văn phòng VNQDĐ, cãi nhau với Vũ Quang Phẩm về một bài “nhục mạ” trên báo Tiếng Gọi của VNQDĐ, rồi hành hung Phẩm. 

Những vụ tai tiếng kể trên khiến Vũ Hồng Khanh phần nào mất uy tín với tỉnh bộ QDĐTH tại Vân Nam. Thêm vào đó, chủ trương của Trùng Khánh bắt đầu thay đổi từ mùa Xuân 1943—sau khi Josef Stalin tuyên bố giải tán Quốc Tế Cộng Sản (15/5/1943), Trùng Khánh gián đoạn bang giao với chế độ Pétain ở Vichy (9/1943), và phe Đồng Minh ngày một thắng thế trên khắp các mặt trận. Mùa Hè 1943, Trương Phát Khuê chuẩn bị cải tổ Việt Cách để bao gồm đủ các màu sắc chính trị của Việt Nam, đặc biệt là Hội Giải Phóng của nhóm Lê Tùng Sơn ở Côn Minh, và Phân Hội Việt Nam Quốc Tế Chống Xâm Lược [QTCXL] trong nội địa mà HCM là lãnh tụ. 

Phe VNQDĐ cực lực phản đối chính sách “Đại Đoàn Kết” này. Vũ Hồng Khanh chỉ gửi một đại diện là Trần Gia Nghĩa đến dự. Dẫu vậy, Tiêu Văn vẫn cho đại hội tiến hành từ 25 tới 28/3/1944. Các đại diện tranh luận gay gắt, đặc biệt giữa hai phe không CS và CS. Ngày 28/3, Đại Hội thông qua các quyết nghị và bầu xong Ban Chấp Hành mới, gồm có 7 ủy viên chính thức (Trương Bội Công, Trương Trung Phụng, Trần Báo, Bồ Xuân Luật, Nghiêm Kế Tổ, Lê Tùng Sơn và Trần Đình Xuyên; Hồ Chí Minh được bầu làm Ủy viên dự khuyết). Ban Giám Sát gồm 3 ủy viên Nguyễn Hải Thần, Vũ Hồng Khanh, và Nông Kính Giu. Đáng lưu ý là cả Nguyễn Hải Thần, Vũ Hồng Khanh và Nguyễn Tường Tam (đã trốn qua Quảng Tây từ mùa Xuân 1943 sau khi sai Hà Tôn Lý ám sát Trần Hy Thánh) không có tên trong ban Chấp Hành. Mặc dù VNQDĐ vẫn nhiều đại diện, nhưng chỉ có Khanh và Tổ là đáng kể. Trương Trung Phụng có thiện cảm với nhóm Hồ Chí Minh, và Trần Báo là một nhân vật tông tích bất minh. Với Lê Tùng Sơn nằm trong Ban Thường Vụ, Việt Cách trên thực tế bị phe CS thống trị.

Việc Tiêu Văn ép đưa HCM và Lê Tùng Sơn vào Ban Chấp Hành Việt Cách “thống nhất” hay “đoàn kết” gây công phẫn trong các phe nhóm không Cộng Sản. Tại Côn Minh, Vũ Hồng Khanh công khai chống hợp tác với Cộng Sản. Mặc dù ngày 19/6, Việt Minh và VNQDĐ cùng đứng ra tổ chức lễ truy điệu lần thứ 14 ngày tang Yên Báy—với sự tham dự của Dương Tử Giang, Lê Tùng Sơn, Vũ Văn Được và Cô Nhung của Phụ Nữ Cứu Quốc Đoàn (34) —Khanh khẳng định hoặc có Khanh, hoặc có Sơn.

Để giải quyết khó khăn, ngày 23/6/1944, Tiêu Văn bay qua Côn Minh tái tổ chức phân bộ Việt Cách địa phương. Giống như trường hợp ở Liễu Châu, Ban Chấp Hành Côn Minh cũng bị Cộng Sản thống trị. 

Sau Đại Hội Côn Minh, Lê Tùng Sơn lại theo Tiêu Văn trở qua Liễu Châu. Sơn trợ thủ Văn đắc lực đến độ ngày 4/8/1944, Tiêu Văn cho lệnh bắt giữ cả Nghiêm Kế Tổ và Vũ Văn Phẩm ở Đông Hưng để cảnh cáo phe VNQDĐ. Lý do nêu lên là các lãnh đạo VNQDĐ, qua Dương Tử Giang, đã bí mật liên hệ với một sĩ quan liên lạc Bri-tên là Whitehead tại Côn Minh, và đạt thoả thuận hợp tác (Mùa Hè 1944, Dương Tử Giang công bố tin này; Kế Tổ [Chí] nổi giận, khai trừ Giang. Giang bèn gia nhập Đảng CS, và nạp cho Tiêu Văn tài liệu về hiệp ước bí mật với Bri-tên).

Sau ngày đụng chạm với Tiêu Văn ở Quảng Tây, và ngay tại Côn Minh, Vũ Hồng Khanh nỗ lực củng cố các cơ sở tại Vân Nam. Lực lượng hải ngoại của VNQDĐ tại Vân Nam khá mạnh, đặc biệt là trong các cộng đồng Việt kiều ở rải rác theo các đường hỏa xa Hải Phòng-Vân Nam. Khoảng 100 cán bộ vũ trang của VNQDĐ phục vụ trong các đội Biên Chinh Đội của Lư Hán. Trụ sở VNQDĐ vẫn đặt tại khách sạn Việt Hồng, số 74 đường Kim In Lou. Ngày 1/1/1945, VNQDĐ tổ chức Đại hội các Việt kiều làm cách mạng chống Pháp ở Côn Minh. Trong số những đại biểu có Dương Tử Giang (Côn Minh), Hoàng Minh [Quốc?] Chính (Khai Viễn), và Trương Đình An (Mông Tự). Đại hội quyết định gọi Chính về Vân Nam trông coi vùng Mông Tự-Hà Khẩu. Cũng nhân dịp này phát hành đặc san Xuân Tiếng Gọi (CP 192). 

Hoạt động của VNQDĐ khiến ngày 22/2/1945, Achille M. Clarac, Tham vấn toà đại sứ Pháp tại Trùng Khánh, than phiền với George Atcheson, Xử lý Đại sứ Mỹ, là sĩ quan Mỹ đang dính líu đến việc thành lập tại Vân Nam một lực lượng viễn chinh Trung Hoa để tiến vào Đông Dương.

Mùa Hè 1945, sau khi Nhật đã lật đổ Pháp tại nội địa, nhóm Vũ Hồng Khanh và Nguyễn Tường Tam liên kết với một số cán bộ Đại Việt từ trong nước ra, do Y sĩ Nguyễn Tiến Hỷ (bí danh Phan Châm) cầm đầu, lập nên Đại Việt Quốc Dân Đảng [ĐVQDĐ] (Cùng qua Trùng Khánh với Hỷ có con gái của y sĩ Trần Văn Lai, người được Kim cử làm Đốc lý Hà Nội ít tháng sau). ĐVQDĐ tự xưng VNQDĐ ở Trung Hoa để xin viện trợ của chính phủ Trùng Khánh cùng Quốc Dân Đảng Trung Hoa. Tại Việt Nam, thì tự xưng Đại Việt Quốc Dân Đảng hoặc Việt Quốc. Trong dịp này, các giới lãnh đạo QDĐTH đã mở cuộc tiếp tân khoản đãi Khanh, Tam, Thần và Hỷ. Nguyễn Hải Thần, theo một số tài liệu Việt, còn được bổ nhậm làm “cố vấn” cho Trùng Khánh về tình hình Việt Nam (Chúng tôi chưa tìm được một tài liệu nào về vấn đề này). 

Cách nào đi nữa, giới lãnh đạo Trung Hoa chỉ muốn sử dụng lực lượng VNQDĐ để chuẩn bị cho việc Hoa quân nhập Việt, cùng thu lượm tin tức tình báo. Cơ sở quân sự quan trọng nhất của VNQDĐ là Hà Khẩu, đối diện tỉnh lỵ Lào Kay. Nhiều toán VNQDĐ cũng được chia cho các đơn vị tiền quân của Lư Hán đóng dài theo biên giới tỉnh Vân Nam và Bắc Bộ.

IV. LIÊN HIệP QUốC-CộNG:
Như đã lược nhắc, từ sau chiến dịch Meigo, các đảng phái không CS được quân phiệt Nhật và chính phủ Trần Trọng Kim hết sức giúp đỡ. Tuy nhiên, cuộc tranh chấp Quốc-Cộng ngày một sắt máu. Phe chống Cộng trong nước rơi dần vào thế yếu—họ đã yểm trợ con ngựa thua cuộc. Cuộc đầu hàng không điều kiện của Nhật đánh dấu một giai đoạn đẫm máu nhất của các cuộc đảng tranh. Sau khi cướp được chính quyền ngày 19/8/1945 tại Hà Nội, HCM cho lệnh thủ tiêu hàng ngàn cán bộ Đại Việt và VNQDĐ với hai tội danh “Việt gian” và “phản cách mạng.”

Chẳng hạn như ngày Thứ tư, 12/9/1945—đúng ngày lễ đầu hàng của Nhật ở Singapore, tiền quân của Lữ đoàn 80 Gurkha Bri-tên tới Sài Gòn chuẩn bị giải giới quân Nhật, và Cao Ủy Pháp, Linh mục/Đô Đốc Georges Thierry d'Argenlieu rời Kandy lên Chanderganor—báo Cứu Quốc, cơ quan ngôn luận của Việt Minh, loan tin “ba tên phản quốc nữa đã bị bắt.” Trong số này có Phạm Ngọc Hàm, “mật thám cho Pháp mới từ Cao Bằng về liên lạc” và Đào Chu Khải, làm “xếp tanh” trên đường Lào Kai-Vân Nam, VNQDĐ ở Vân Nam; sau 9/3/1945, làm “tay sai cho Nhật” (CQ, 12/9/45). Những thủ thuật quen thuộc như “mò tôm” (buộc đá ném xuống sông), hay cắt cổ, mổ bụng, khoét mắt, cắt lưỡi, với những bản án “Việt gian” đính ghim trước ngực được khuyến khích và bảo vệ bằng thứ lý luận “bạo lực cách mạng cần thiết.” Những tay đao thủ phủ nổi danh là Lê Duẩn, Võ Chí Công, Trần Văn Trà [Thắng, Nguyễn Chấn], Hạ Bá Cang, Trần Quốc Hoàn, Nguyễn Văn Trấn, Dương Bạch Mai, Phan Đình Đổng [Mai Chí Thọ], v.. v... Lê Duẩn từng đích thân chỉ huy cuộc thảm sát gia đình Kỹ sư Bùi Quang Chiêu—trên danh nghĩa vì tội “Việt Gian,” nhưng nguyên cớ sâu xa là việc Chiêu, năm 1911, đã xúi dại cậu “Nguyễn Tất Thành” [bí danh đầu tiên của Linov Côn] xin nhập học Trường Thuộc Địa trên chuyến tàu rời bến Sài Gòn. Võ Chí Công, Trần Văn Trà và Lê Văn Hiến, trách nhiệm cuộc thảm sát Tạ Thu Thâu, Phạm Quỳnh, Ngô Đình Khôi, v.. v... Đó là chưa kể hàng chục ngàn người bị bắt giữ vì những tội danh tưởng tượng, hoặc chỉ có một tội là yêu nước, nhưng không chấp nhận chủ thuyết “Cộng Sản”—bị đơn giản hoá tối đa để lôi kéo giai tầng nông dân, lao động ít học vấn, tham lam.

Tháng 9/1945, khoảng 200 cán bộ VNQDĐ theo Đệ nhất phương diện quân của Lư Hán vào Bắc Việt theo ngả Khai Viễn vào Lào Kay, và Văn Sơn vào Hà Giang. VNQDĐ liên tục chiếm cứ Lào Kai, Cốc Lếu, Yên Báy, Phú Thọ, Việt Trì, Bạch Hạc, Vĩnh Yên và Vĩnh Phú. Dẫu vậy, ngày 6/11/1945, Vũ Hồng Khanh mới về tới Hà Nội. Vũ Hồng Khanh cùng Nguyễn Tường Tam v.. v.. lập trụ sở ở đường Quan Thánh. Khanh và Tam còn liên kết với Nguyễn Hải Thần và các nhóm Đại Việt—đặc biệt là Trương Tử Anh và Phan Châm—trong một liên minh chống Cộng. Hai tờ Việt Nam Thời Báo của VNQDĐ và Đồng Minh của Việt Cách không ngừng chỉ trích Hồ và Việt Minh. Nhiều cơ sở bí mật cũng được xây dựng để đánh nhau với Việt Minh nếu cần. 

Tuy nhiên, dưới áp lực của Pháp và Trung Hoa, đặc biệt là Tiêu Văn, Vũ Hồng Khanh và Nguyễn Hải Thần phải chấp nhận tham gia một chính phủ liên hiệp với HCM. Sau nhiều nỗ lực thất bại, ngày 24/12/1945 HCM, Thần và Khanh đạt được thoả hiệp căn bản. Ngày 26/12/1945, báo chí Hà Nội đăng thông cáo “Đoàn Kết” của Hồ Chí Minh, Nguyễn Hải Thần và Vũ Hồng Khanh. 

Nguyên văn:

Ngày 24-12-1945, chúng tôi là Hồ Chí Minh, Nguyễn Hải Thần và Vũ Hồng Khanh thay mặt cho Việt Minh, Quốc Dân Đảng và Cách Mệnh Đồng Minh Hội, cùng ký tên công nhận những điều ước sau đây:

1. Độc lập trên hết, đoàn kết trên hết. Căn cứ vào thái độ thân ái, tinh thành cùng nhau thảo luận để giải quyết hết thẩy những vấn đề khó khăn trước mắt. Ai dùng ngang vũ lực gây nên những cuộc nội loạn sẽ bị quốc dân ruồng bỏ.

2. Kể từ ngày 25-12-1945, đôi bên phải ủng hộ một cách thiết thực cuộc tổng tuyển cử, quốc hội và kháng chiến.

3. Bắt đầu từ ngày 25-12-1945, đôi bên đều đình chỉ hết thẩy những việc công kích nhau bằng ngôn luận và hành động.

Ký tên: Hồ Chí Minh, Nguyễn Hải Thần và Vũ Hồng Khanh (Cứu Quốc (Hà Nội), 26/12/1945). 

Nguyễn Sinh Côn [HCM] cũng chính thức tuyên bố là từ ngày 1/1/1946, chính phủ lâm thời sẽ mở rộng, gồm 10 bộ. Quốc Dân Đảng sẽ nắm hai bộ Kinh tế Quốc Gia và Vệ Sinh. Đương kim Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hà đã nhận lời làm Thứ trưởng. (CQ, 28/12/1945). Ngoài ra, số nghị sĩ trong Quốc Hội, bầu vào ngày 6/1/1946 sắp tới sẽ dành 70 ghế cho phe Quốc Dân Đảng và Việt Cách.

Tuy nhiên, những cuộc chạm súng lẻ tẻ giữa Việt Minh và các phe không Cộng Sản liên tục xảy ra. Đẫm máu nhất là cuộc tàn sát căn cứ của Đại Việt Duy Dân tại Nga My, khiến lãnh tụ Lý Đông A (Nguyễn Hữu Thanh) bị thiệt mạng trong tháng 1/1946. Dẫu vậy, ngày 6/1/1946, cuộc “bầu cử” Quốc Hội vẫn được tiến hành.

Từ trung tuần tháng 2/1946, sau khi Trùng Khánh và Paris đã đạt được những thỏa thuận căn bản cho phép quân Pháp thay quân Trung Hoa ở phía Bắc vĩ tuyến 16, quan tướng Tưởng ra sức áp lực các phe phái chống Cộng phải liên hiệp với Hồ Chí Minh. Nguyễn Hải Thần đồng ý làm Phó Chủ tịch, nhưng vắng mặt trong ngày ra mắt tân chính phủ Liên Hiệp Kháng Chiến 2/3/1946, rồi rút lên ẩn náu ở vùng Móng Cáy-Lạng Sơn. Vũ Hồng Khanh, dù không có chân trong cả hai chính phủ Liên Hiệp Kháng Chiến ngày 1/1/1946 và 2/3/1946, được bầu làm lãnh tụ của các đảng phái không Cộng Sản và giữ chức Phó Chủ tịch Hội đồng Kháng Chiến, dưới quyền Võ Nguyên Giáp.

5 giờ chiều ngày 6/3/1946, do sự dàn xếp của Trung Hoa và Pháp, Nguyễn Sinh Côn cùng Vũ Hồng Khanh ký Hiệp ước sơ bộ với Jean Sainteny, chấp nhận cho Pháp thay thế Trung Hoa ở phía Bắc vĩ tuyến 16 (SHAT, 10H xxx). Cũng dưới áp lực của quan Tướng TH, ngày 12/3, Nguyễn Tường Tam, phải tham gia chính phủ Liên Hiệp Kháng Chiến như một đại biểu của VNQDĐ, với chức Bộ trưởng Ngoại Giao; trong khi Chu Bá Phượng nắm bộ Kinh Tế.

Cuộc hôn nhân miễn cưỡng này khiến VNQDĐ và những tổ chức không CS trở thành nạn nhân tội nghiệp của CSVN. Sau khi Nguyễn Sinh Côn lên đường qua Pháp tiếp tục thương thuyết vào cuối tháng 5/1946, tại nội địa, Võ Giáp cùng các đồng chí bắt đầu tiêu diệt dần các lực lượng chống đối—dưới chiêu bài thống nhất các đơn vị quân sự. Mùa Hè 1946, Vũ Hồng Khanh và rồi Nguyễn Tường Tam v.. v.. đành theo quân Trung Hoa về nước. Nhờ sự tiếp tay của Bộ trưởng Nội Vụ Huỳnh Thúc Kháng, lúc ấy đang kiêm chức Quyền Chủ tịch Nhà Nước, Giáp và thuộc hạ mặc sức tiêu diệt các đảng phái yêu nước không Cộng Sản. Hàng ngàn cán bộ VNQDĐ bị chôn sống, mò tôm, bắn giết hay bắt giữ. Vụ án sôi nổi nhất là vụ Ôn Như Hầu tại Hà Nội.

Những cuộc thanh trừng còn khốc liệt hơn nữa sau khi Việt Minh đột ngột tấn công các trại binh Pháp tối ngày 19/12/1946, mở rộng cuộc chiến tranh kháng Pháp trên toàn quốc.

V. VNQDĐ SAU BIếN Cố 19/12/1946:

A. Việt Nam Quốc Dân Đảng Hải Ngoại:

Tại Hoa Nam, từ mùa Hè 1946, nhóm Vũ Hồng Khanh, Nguyễn Tường Tam, Nghiêm Kế Tổ v.. v... đã phối hợp cùng Nguyễn Hải Thần, Trần Trọng Kim để lập chính phủ lưu vong với Bảo Đại làm minh chủ. 

Nhóm Nguyễn Tường Tam và Vũ Hồng Khanh còn lập nên Việt Nam Quốc Dân Đảng Hải Ngoại tại Nam Kinh. Số đảng viên gồm khoảng 1,300 người mà hai phần ba là cựu binh sĩ của Vũ Hồng Khanh, đã bị tan rã vào tháng 11/1946, khi quân Pháp bắt đầu hành quân vào vùng Lạng Sơn. Trong số những khuôn mặt nổi có Nguyễn Tường Bách, tức Bảo Tường.

Dù đã lưu vong, VNQDĐ Hải ngoại vẫn không sửa đổi được đặc tính chia rẽ và đố kỵ lẫn nhau. Thực lực chẳng có gì.

Mùa Xuân 1947, qua môi giới của Lưu Đức Trung (tức Bá Đạt, từng cư ngụ ở Đà Nẵng, bị tù vì thụt két), Nguyễn Tường Tam cùng Nguyễn Hải Thần tiếp xúc Bảo Đại với hy vọng thành lập một Đồng minh chống Cộng. Tuy nhiên, cuối cùng các viên chức tình báo Pháp loại bỏ họ khỏi vòng ảnh hưởng của Bảo Đại. Nguyễn Tường Tam phải tuyên bố rằng VNQDĐ và Việt Cách của Nguyễn Hải Thần tiếp tục liên kết chặt chẽ để giành độc lập cho tổ quốc. VNQDĐ tiếp tục chiến đấu, chống cả Việt Minh và Pháp, vì những lời Pháp hứa hẹn cho Việt Nam độc lập chỉ là những lời hứa hão huyền. 

Trước tình hình suy thoái của chế độ Tưởng Giới Thạch, nhóm Nguyễn Tường Tam tìm cách thuyết phục người Mỹ can thiệp vào Việt Nam. Ngày 4/1/1948, Tống Tử Văn giao cho nhóm Đỗ Đình Đạo tổ chức VNQDĐ.  Tháng 5/1948, VNQDĐ ra mắt ở Nam Kinh, nhưng không có chút ảnh hưởng nào với những diễn biến chính trị ở Việt Nam. Tháng 11/1948, Vũ Hồng Khanh và Nguyễn Tường Bách tới Thượng Hải xin tiếp kiến William C. Bullitt, cựu Đại sứ Mỹ tại Pháp—người ủng hộ việc thiết lập một chế độ quốc gia chống Cộng tại Việt Nam, qua bài “The Saddest War”—lúc ấy đang chu du Á châu. Bullitt kêu gọi Paris nên bắt chước kinh nghiệm của Mỹ với Philippines (1913) tại Đông Dương, từ bỏ chính sách thuộc địa, chân thành hợp tác với những phần tử quốc gia Việt Nam trong khuôn khổ "độc lập trong Liên Hiệp Pháp;" đoạn tuyệt với Hồ Chí Minh vì "không thể trao một nước Việt Nam [độc lập] cho những cán bộ của Liên Sô;" cho phép những người Việt quốc gia chuẩn bị việc thực hiện các cơ sở chính trị và quân sự để cai trị đất nước; giao cho phe người Việt quốc gia trách nhiệm việc lôi kéo những phần tử không Cộng Sản khỏi hàng ngũ Việt Minh. Mặc dù trong toàn bài, Bullitt không nhắc gì đến Bảo Đại; nhưng lúc đó Pháp mới ký tạm ước Hạ Long với Bảo Đại, nên có thể coi như bài viết này ủng hộ Bảo Đại. 

Ngày 1/10/1949, Mao Trạch Đông chính thức ra mắt chế độ Cộng Sản ở Bắc Kinh. Ba ngày sau, Lưu Đức Trung cùng Nguyễn Hải Thần và Vũ Hồng Khanh lập nên Việt Nam Quốc Dân Cách Mệnh Liên Minh. Tổ chức này qui tụ 210 thành viên mà 117 người gốc Hoa. Ban Chấp hành Trung ương gồm Lưu Đức Trung, Chủ tịch; Nguyễn Hải Thần, Chủ tịch danh dự; Vũ Hồng Khanh, Quân vụ. Bản doanh đặt tại Quảng Châu; và có hai chi nhánh ở Côn Minh (Vân Nam) và Nam Ninh.

Sau khi CS chiếm Quảng Châu, Lưu Đức Trung—cựu “cố vấn” của Quốc trưởng Bảo Đại—đặt bản doanh ở Hoi Hao, trên đảo Hải Nam. Trong khi đó, các lãnh tụ VNQDĐ hải ngoại lục tục kéo nhau hồi hương.

B. Quốc Dân Đảng Việt Nam:

Tại nội địa, sau khi quân Pháp làm chủ Hà Nội, các cán bộ VNQDĐ kéo về vùng Tề. Trong số những lãnh tụ có Nhượng Tống, Ngô Thúc Địch, Cung Đình Quỳ, v.. v.. Tháng 8/1947, Cung Đình Quỳ—mới hồi cư về Hà Nội ngày 17/5/1947—được cử làm Tổng Thư ký Phong Trào Quốc Gia Bình Dân, thành lập để đưa Bảo Đại về nước. 

Cung Đình Quỳ (1909-?), xuất thân cán sự Canh Nông, lên tới chức Chủ sự Văn Phòng Thủy Lâm Phủ Toàn Quyền, rồi Tổng Nha Thanh Tra Thủy Lâm và Săn Bắn cho tới tháng 3/1945. Quỳ chỉ bắt đầu hoạt động chính trị sau ngày về hưu vào tháng 6/1945. Dẫu vậy, tháng 3/1946 đã được cử làm Dân biểu VNQDĐ; và ngồi ghế Phó Chủ tịch Quốc Hội. 

Trần Văn Tuyên, bí danh Trần Vĩnh Phúc, một cựu quan lại, cũng đứng ra tổ chức Việt Nam Quốc Gia Thanh Niên Đoàn để tham gia phong trào đưa Bảo Đại về cầm quyền.

Cuối năm 1947, do sự khuyến khích của Nghiêm Xuân Thiện, một số cán bộ VNQDĐ tham gia tổ chức Việt Nam Quốc Gia Liên Hiệp (Rassemblement National Vietnamien, VNQGLH) do Lê Văn Hoạch, cựu Thủ tướng Cộng Hoà Nam Kỳ, đề xướng để yểm trợ Bảo Đại về nước cầm đầu một chính phủ chống Cộng. Sau khi Bảo Đại tới vịnh Hạ Long yết kiến Cao Ủy Emille Bollaert trong dịp cuối tuần 6-7/12/1947, Hoạch triệu tập một buổi họp tất cả những nhân sĩ và đại biểu đảng phái tại Đại học Hà Nội ngày 23/12/1947. Tại Hội nghị này, Nghiêm Xuân Thiện cùng bốn nhóm VNQDĐ, Việt Cách, Việt Nam Xã Nông Công Đại Chúng, và Việt Nam Phật Giáo Hội lập nên chi nhánh miền Bắc của VNQGLH. Phạm Văn Bính, Bí thư của Bảo Đại sau này, là Tổng Thư Ký miền Bắc. 

Mặc dù Bảo Đại chưa muốn về nước, cựu hoàng gửi nhiều cán bộ trở lại nội địa để xúc tiến một phong trào mời cựu hoàng hồi hương. Trong khi những nhân vật như Trần Trọng Kim, Ngô Đình Diệm, Nguyễn Hải Thần hay Nguyễn Tường Tam bị gạt bỏ khỏi vòng thân cận của Bảo Đại, các sứ giả của Bảo Đại như Phan Văn Giáo, Phan Huy [Quang] Đán, v.. v... nỗ lực hoạt động.

Nhiều cán bộ VNQDĐ Hải ngoại cũng tìm đường về nước. Đáng kể nhất có Nghiêm Kế Tổ và Đỗ Đình Đạo. Nghiêm Kế Tổ, tức Nghiêm Xuân Chí, là cựu Thứ trưởng Ngoại Giao trong chính phủ Liên Hiệp 1946. Cuối tháng 12/1946, Tổ bị bắt ở Hải Phòng với một thông hành Trung Hoa, và sau đó được phóng thích, qua Hoa Nam hoạt động. Đỗ Đình Đạo (1911-1954) là một điền chủ giàu có, theo Ki-tô giáo. Vì cha bị CS giết nên chống Cộng kịch liệt. Dưới thời chính phủ Trần Trọng Kim, cầm đầu lực lượng thanh niên ở Vĩnh Yên. Trong giai đoạn 8/1945-3/1946, lãnh tụ VNQDĐ ở Vĩnh Yên, rồi theo Trần Trọng Kim qua Trung Hoa. Sau đó, gia nhập Mặt Trận Quốc Gia Thống Nhứt Toàn Quốc, ủng hộ thí nghiệm Bảo Đại. Ngày 4/1/1948, Đạo được Tống Tử Văn giao trách nhiệm tổ chức Quốc Dân Đảng Việt Nam tại Hoa Nam. Ngày 18/7/1948—sau khi Bảo Đại gặp Bollaert lần thứ hai tại vịnh Hạ Long, mở đường cho việc công nhận chính phủ lâm thời trung ương của Nguyễn Văn Xuân tại Hà Nội vào tháng 6/1948—Phan Huy [Quang] Đán và Nghiêm Văn Trí mời Đỗ Đình Đạo về Sài Gòn. Ít tuần sau, ngày 8/8, Đạo ra Hà Nội. 

Tháng 9/1948, Cung Đình Quỳ đứng ra tổ chức một đảng bí mật với tên Quốc Dân Đảng Việt Nam. Tham gia tổ chức này có Phan Châm Nguyễn Tiến Hỷ, Nguyễn Mạnh Hà, Hoàng Xuân Hãn, Đỗ Đình Đạo, Nghiêm Kế Tổ, Phạm Nguyên Cảnh tự Khải Hoàn. Mục đích chính nhằm qui tụ các thành phần chống Cộng, chống Bảo Đại và chống Pháp. Nhiều cựu đảng viện VNQDĐ và Việt Cách tham gia tổ chức này. Nguyễn Tiến Hỷ, lúc đó đang tị nạn chính trị trong Tòa Lãnh Sự Trung Hoa, được cử giữ chức Tổng Thư Ký. Cung Đình Quỳ đặc trách về tài chính. 

Trong khi đó, nhờ sự khuyến khích của Liên Bang Mỹ và trước hiểm họa Cộng Sản đang thôn tính lục địa Trung Hoa, Pháp đồng ý cho Bảo Đại hồi hương với điều kiện Việt Nam được thống nhất lãnh thổ. Tháng 4/1949, Bảo Đại về nước. Ngày 1/7/1949, Bảo Đại trở thành Quốc trưởng của Quốc Gia Việt Nam, cầm đầu một chính phủ bản xứ chống Cộng chịu trách nhiệm cai quản những vùng đất Pháp chiếm đóng, tức “vùng Tề.”

Để khủng bố các trí thức và các nhà tranh đấu, Đảng CSĐD phát động một chiến dịch thủ tiêu các lãnh tụ chống Cộng. Tại Hà Nội, Giám đốc báo Thời Sự là Nhượng Tống Hoàng Phạm Trân (1904-1949)—người nghiêng về tiến hóa hơn cách mạng—bị Việt Minh ám sát ngày 8/9/1949. 

Tiếp đến Y sĩ Trương Đình Tri, chủ tịch Hội Đồng An Dân miền bắc chết vì lựu đạn ngày 10/10/1949 tại Hà Nội, và Nguyễn Văn Sâm bị ám sát cùng ngày trên xe buýt tại Chợ Lớn. Tại vùng nông thôn, nhất là Mặt Trận đường số 5, hàng ngàn người chống Cộng bị thảm sát như trong thời tiền sử. Kỷ niệm khó quên nhất thời niên thiếu của tôi là một vị bác họ ở Cẩm Giàng bị xử tử, khoét mắt, cắt lưỡi rồi ném ra ruộng. Cha tôi thì năm 1945 bị buộc đá ném xuống sông Kẻ Sặt, may mắn thoát chết, chạy lên Hà Nội, nhưng cũng bị bắt trở lại, an trí ở những vùng nước độc ma thiêng như Bắc Kạn, Lang Hít, Thái Nguyên, v.. v..

Nguyễn Bình (1910-1951)

Trong thập niên 1940, một nhân vật liên hệ với VNQDĐ—Tư lệnh chiến khu 4 Đông Triều—tạo nhiều huyền thoại. Nhiều hơn một cựu đảng viên QDĐ từng ở tù Côn Đảo cho rằng Trung tướng Nguyễn Bình hay Nguyễn Phương Thảo (1910-1951) thuần túy là người yêu nước, không phải Cộng Sản. Sinh năm 1910 tại Hải Phòng, Thảo học trường làng tới năm 16 tuổi thì đăng ký đi tàu, khi Hải Phòng, lúc Pháp. Năm 1927, làm thợ giặt ở Sài Gòn. Sau gia nhập Việt Nam Quốc Dân Đảng, và lại đăng ký đi tàu d'Artagnan của hãng Messageries Maritimes, cũng với nghề giặt ủi. Năm 1929, Thảo bị kết án tù 5 năm, đày ra Côn Đảo, vì hoạt động cho VNQDĐ. Hết hạn, về hoạt động ở Bắc và Nam kỳ. Trong hai năm 1940-1941, tham dự vào những cuộc nổi dạy chống Pháp ở Bắc và Bắc Trung kỳ. Năm 1945 trở thành Tư lệnh Đệ tứ chiến khu, bao trùm vùng Móng Cáy, Cẩm Phả, Hòn Gai. Do sự tiếp tay của Vũ Trọng Khánh, Đốc lý Hải Phòng của chính phủ Trần Trọng Kim, quân đội dưới quyền Thảo bí mật làm chủ Hải Phòng từ ngày 23-24/8/1945. Tháng 8/1945, Thảo đánh nhau với quân TH ở vùng Quảng Yên và Hải Phòng. Theo yêu cầu của Lư Hán, HCM hạ ngục Thảo, rồi đưa vào Nam chỉ huy quân sự. Ngày 12/6/1946, sau khi chính phủ Cộng Hoà Nam Kỳ tự trị của Nguyễn Văn Thinh ra đời, dưới danh nghĩa Khu trưởng Khu 7 Vệ Quốc Đoàn Việt Nam, Thảo [bí danh Nguyễn Bình], cho lệnh tiêu diệt Thinh và đồng đảng bằng mọi giá (10H xxx). Bình cũng chứng tỏ biệt tài quân sự, khiến đối thủ chính là Raoul Salan phải nể phục, đánh giá Bình cao hơn Võ Nguyên Giáp. Năm 1949, Trung tướng Salan nhận định:

"Tôi đặt Bình cao hơn [Võ] Giáp một bậc. Tôi cũng hiểu rằng Giáp không yên tâm, và coi Bình như một kẻ thù mà ông ta bắt buộc phải giải quyết [Je place [Nguyen] Binh sur un plan supérieur à celui de Giap. Je sais d'ailleurs que celui-ci s'inquiète et voit en Binh un rival dont il s'efforcera par la suite de se débarasser]." (Raoul Salan, Mémoires, 1971, II:134). 

Từ 1946 tới 1951, Nguyễn Bình gây cho Pháp nhiều cơn nhức đầu, qua những cuộc phục kích hay biệt kích tại Sài Gòn-Chợ Lớn. Tuy nhiên, Bình cũng tạo nên nhiều kẻ thù gốc miền nam như Lê Văn “Bảy” Viễn, thủ lãnh đảng trộm cướp Bình Xuyên, nhiều lần vào khám ra tù, kể cả một lần bị đày ra Côn Đảo, nhưng trốn được về đất liền, hợp tác với Kempeitai (Hiến Binh Nhật), cùng Năm Lửa Trần Văn Soái qua Lào truy tầm biệt động Bri-tên và Pháp, đồng thời buôn lậu ma túy. Tháng 8/1945, Bảy Viễn ngả theo Việt Minh, phe Trần Văn Giàu, được giao chỉ huy Sài Gòn-Chợ Lớn. Tình báo Pháp cho rằng lực lượng Bình Xuyên đã tấn công Khu cư xá Herault Tân Định đêm 25 rạng 26 tháng 9/1945, tàn sát hàng chục Pháp kiều và bắt đi làm con tin hơn 50 người, rồi thủ tiêu ít lâu sau.Từ năm 1947, Bảy Viễn không ngừng chỉ trích “tên chột Bắc Kỳ” Nguyễn Bình, và có ý hàng Pháp. Gaston Phạm Ngọc Thuần, Phó chủ tịch Ủy Ban Hành Chính Kháng Chiến cũng không ưa Bình. Bởi vậy, tháng 7/1951 Quân Ủy Trung Ương cho lệnh Bình về Bắc. Hơn hai tháng sau, ngày 29/9/1951, Nguyễn Bình bị phục kích chết tại khu vực biên giới Nam Kỳ-Căm Bốt, và tử thương trong tay một đơn vị tuần tiễu Khmer. Sau khi đã giảo nghiệm dấu tay Bình, ngày 30/10/1951, Pháp còn thu được nhật ký của Thảo, từ ngày 26/7 tới 29/9/1951, cùng với nhật ký của Vũ Bắc Nhạc, người chỉ huy toán hộ tống Thảo. Qua hồi ký của Bình, Bộ Tổng Chỉ huy đã cho lệnh Bình nghiên cứu địa thế hầu thiết lập căn cứ bí mật cho Trung Ương Cục Miền Nam đề phòng trường hợp chiến tranh lan rộng. Mặc dù bị sốt rét và lực lượng hộ tống ngày một hao hụt ở khu vực không một dấu chân người, Bình quyết định không trở lại Đồng Tháp Mười để tránh tiếng tham quyền cố vị. Nhân viên tình báo Pháp kết luận rằng Bộ Tổng Tư lệnh Việt Minh đã trên thực tế lến án tử hình Nguyễn Bình [Ainsi le Haut Commandement Viet Minh avait pratiquement condamné Bình]. 

Nhận xét này có vẻ cường điệu, nhưng không thể không nghĩ đến chiến dịch “Mao hóa” Đảng Lao Động Việt Nam cùng các đơn vị Quân Đội Nhân Dân trong thời gian này, để tổng phản công Pháp. Nhiều nhân vật lý lịch không trơn tru—như Khuất Duy Tiến, nguyên chỉ huy trưởng phòng dân quân, bị hạ tầng công tác xuống trung đoàn trưởng. Hay, Đặng Vũ Hiệp cũng bị hạ tầng công tác vì gia đình bị xếp thành phần địa chủ.

C. Giai đoạn 1950-1954:

Ngày 19/12/1949, khi đại quân của Lâm Bưu [Lian Biao] tiến xuống phía nam, Vũ Hồng Khanh trở lại Việt Nam, mang theo gần 10,000 lính TH. Ngày 6/1/1950, Thủ hiến Đặng Hữu Chí thuyết phục được Khanh về hàng. Nguyễn Tường Tam và các lãnh tụ khác cũng lục tục về nước, nhưng Nhất Linh không tích cực hoạt động nữa. Theo Tướng Carpentier, Tổng Tư lệnh Lực Lượng Viễn Đông Pháp, trong chuyến tham quan các đơn vị đầu năm 1950, Carpentier từng ghé thăm một trại gồm 2,500 binh sĩ của Vũ Hồng Khanh tại Lục Nam, gần Phả Lại [Sept Pagodes]. Trong đoàn hồi hương này, không thiếu những người trai trẻ đã phải chạy qua Hoa Nam trong mùa Thu 1946 như Phạm Văn Liễu, cựu sinh viên sĩ quan trường Trần Quốc Tuấn của VNQDĐ. Trong khi đó một số người như Nguyễn Hải Thần quyết định ở lại đất Trung Hoa.

Trong năm 1950, Vũ Hồng Khanh dự Hội nghị quân sự Pháp-Việt tại Đà Lạt, và tham gia Việt Nam Nhân Dân Phản Cộng Trận Tuyến, tức Việt Tuyến. Tháng 6/1950, Khanh vào Nam, tiếp xúc nhóm MTQGLH (Vũ Tam Anh), Việt Đoàn (Trần Văn Ân, Đặng Văn Ký, Phan Khắc Sửu, v.. v...) và Tinh Thần (Trần Văn Đỗ). Ngày 10/6/1950, khi được Thủ tướng Trần Văn Hữu tiếp kiến, Vũ Hồng Khanh tuyên bố sẽ cải tổ VNQDĐ. Tuy nhiên, Khanh gặp sức chống đối mãnh liệt từ nhóm Ngô Thúc Địch. Bởi thế, tại Đại hội thống nhất VNQDĐ ở Hà Nội, Khanh chỉ được 10 phiếu. Ngày 19/7/1950, Vũ Hồng Khanh qua Pháp gặp Bảo Đại. Về nước, cùng Nguyễn Phan Long và Trần Văn Ân lập lực lượng thứ ba, thân Mỹ.

Trong khi đó, ngày 19/4/1951, đối thủ của Vũ Hồng Khanh là Ngô Thúc Địch được bổ nhiệm vào Ủy ban Nghiên cứu việc thành lập Quốc Hội. Ngày 4/2/1952, Ngô Thúc Địch còn được mời dạy tại Đại Học Văn Khoa Hà Nội. 

Nguyễn Tường Tam và Nguyễn Tiến Hỷ cũng không muốn hợp tác. Nhất Linh chỉ chống lại một cách âm thầm, qua chủ thuyết. Nhưng phe Nguyễn Tiến Hỷ công khai và mạnh bạo hơn. Trong số những cộng sự viên đắc lực của Nguyễn Tiến Hỷ có Cung Đình Quỳ. Ngày 3/3/1951, Thủ tướng Trần Văn Hữu tiếp kiến và mời Quỳ làm Thủ Hiến Bắc Việt, nhưng Quỳ từ chối vì Hữu không chịu bổ nhiệm Đỗ Đình Đạo làm Giám đốc Cảnh Sát Bắc Việt. Khi Hữu cải tổ chính phủ, Quỳ vận động chức Bộ trưởng Canh Nông, nhưng không thành công.

Đầu năm 1952, các phe nhóm VNQDĐ đồng ý hợp nhất. Sau đó, ngày 17/2/1952, tham dự Đại Hội Liên Minh VNQDĐ và Đại Việt. Giữa năm 1952, VNQDĐ thuận hợp tác với chính phủ Nguyễn Văn Tâm. Ngô Thúc Địch trở thành Phó Thủ Tướng kiêm Tổng Trưởng Cựu Chiến Binh, trong khi Vũ Hồng Khanh chỉ được chức Bộ trưởng Thanh Niên và Thể Thao (SHAT [Vincennes[, 10H xxx), và Cung Đình Quì, Bộ trưởng Canh Nông (SHAT [Vincennes[,10H xxx] Đỗ Đình Đạo, một lãnh tụ thanh niên, làm Giám đốc chương trình quân chính lưu động [GAMO, tức Groupes Administratifs Mobiles Opérationnels] tại Bắc Việt. Nghiêm Kế Tổ được cử làm đại diện Bắc Việt trong Hội Đồng Quốc Gia Lâm Thời.

Trong giai đoạn 1950-1954, phe VNQDĐ miền Trung khá đông, nhưng không có hoạt động công khai đáng kể. Thiếu tá Nguyễn Ngọc Lễ cầm đầu VNQDĐ từ ngày 31/10/1950. (40) Tại miền Nam, VNQDĐ hầu như không hiện hữu. Cựu chiến binh của Đệ Tam Sư Đoàn phân tán thành nhiều mảng. Nguyễn Hòa Hiệp gia nhập Mặt Trận Nam Kỳ của Nguyễn Tấn Cường. Một số đảng viên ngả theo Vũ Hồng Khanh, hoặc “một mình một ngựa.” 

Trần Văn Tuyên thì tách khỏi VNQDĐ, ngả theo Cao Đài. 

(Sưutam)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét