Chủ Nhật, 20 tháng 9, 2015

Trận chiến Okinawa - Thiên anh hùng ca cho cả người thắng lẫn kẻ bại

Đây là trận đánh lớn nhất ở mặt trận Thái Bình Dương giữa Hoa Kỳ và Nhật Bản trong Chiến Tranh Thế Giới lần thứ 2. Tầm mức ác liệt của trận đánh này thì chỉ có cuộc chiến đấu bảo vệ Stalingrad cuối năm 1942, hoặc sự phòng thủ kiên cường trong thế tuyệt vọng của Thủ Đô Berlin, Đức đang diễn ra cùng thời mới sánh được . 

TQLC cắm cờ chiến thắng lên đỉnh núi Shumi

Đây cũng là một trận đánh mà có rất nhiều kỷ lục chiến tranh, chính thức lẫn không chính thức nhất cho cả hai bên tham chiến. Với Hoa Kỳ thì đây là cuộc đổ bộ qui mô lớn nhất ở mặt trận Thái bình Dương, và chỉ đứng sau cuộc đổ bộ Normandi, Pháp 6/6/1944 mà thôi. Cũng là trận đánh ở mặt trận Thái Bình Dương mà quân đội Mỹ chịu tổn thất lớn nhất với gần 50.000 thương vong (hơn 12.000 người tử trận), và cũng đứng thứ nhì trong Đệ Nhị Thế Chiến, chỉ sau trận phản công bất ngờ của quân Đức ở núi Andesness, Bỉ (mà người Mỹ gọi là Trận Bulge) mà thôi. Quân Nhật chết tổng cộng 100.000 binh sĩ, cỡ 9/10 số quân phòng thủ 110.000 người. Ước đoán có hơn 150.000 người dân Okinawa, khoảng một phần ba đến một nửa số dân số trên đảo này thiệt mạng.

Đây không chỉ là phía quân đội Mỹ thiệt hại nặng nhất trong chiến tranh mặt trận Thái Bình Dương, mà còn là thiệt hại nặng nhất trong lịch sử của Hải Quân Hoa Kỳ trong mặt trận TBD, khi thiệt hại lớn nhất về số lượng tàu, mất nhiều hơn cả trong cuộc tấn công Trân Châu Cảng 1941. Trong trận Okinawa, hải quân Mỹ mất 36 tàu và 368 tàu bị hư hỏng. và lính Hải quân cũng chịu sự mất mát lớn nhất về người trong một trận đánh với gần 5.000 thiệt mạng và một số lượng tương đương bị thương. Chủ yếu thiệt hại của HQ Mỹ là do các phi cơ Thần Phong Kamikaze của Nhật tấn công. Đây cũng là trận đánh mà người Nhật tung nhiều phi cơ cảm tử nhất.

Tại trận Okinawa này, do quân đoàn thứ 10 của bộ binh kết hợp TQLC chịu trách nhiệm tấn công chính cũng chịu tổn thất lớn nhất của nó trong bất kỳ chiến dịch nào chống lại Nhật Bản. quân đoàn thứ X, có số quân bắt đầu trận đánh là 183.000 quân, gồm hải quân, và các TQLC. Trong 82 ngày đêm chiến đấu ác liệt họ bị thiệt mạng 7.613 người và trên 30.000 người bị thương. Đó là cái giá mà Hoa Kỳ đã phải trả khi lần đầu tiên tiến quân vào lãnh thổ của chính quốc Nhật, và sự đáp trả kiên cường của bộ máy quân sự của Nhật Bản đã lần đầu tiên bảo vệ lãnh thổ nhà. 

Có thể nói vì danh dự nhiều hơn là lợi ích quân sự khi cả hai bên đều tung tất cả lực lượng có thể vào trận đánh, nhất là với người Nhật và như thể họ đánh một canh bạc cuối cùng..

Như đã nói, đây là trận đánh mà lần đầu tiên quân đội Hoa Kỳ tấn công xâm chiếm vào lãnh thổ chính quốc Nhật, và cũng là cuộc tấn công duy nhất trong lịch sử của một quân đội nước ngoài vào lãnh thổ nước Nhật.tranh. Vì nước Nhật chưa từng có một đội quân của nước ngoài nào tấn công vào lãnh thổ của họ cả. Và cuối cùng thì đây cũng là trận đánh duy nhất diễn ra trên đất Nhật. Vì sau trận đánh dữ dội này là sự kiện 2 quả bom nguyên tử mà Mỹ đã thả xuống Hiroshima và Nagasaki, khiến nước Nhật tan tác và đầu hàng vô điều kiện.

Đồng Minh còn lại của Nhật là nước Đức phát xít đang dần tắt thở bên trời Âu bởi các cuộc tấn công mạnh mẽ của Hồng Quân Liên Xô, và chỉ còn ít ngày nữa là nước Đức sụp đổ và đầu hàng. Nước Nhật còn lại một mình và hoàn toàn lép vế trước sự lớn mạnh toàn diện và khủng khiếp của bộ máy chiến tranh mà Hoa Kỳ đang háo hức muốn áp đặt lại vào cái đất nước "đã bất ngờ và hèn nhát tấn công Trân Châu Cảng" , lời của TT F. Roosevelt tvà dần đưa nước Nhật vào trong một thế thua chắc chắn.

Vào năm cuối của CTTG lần 2 thì bộ máy công nghiệp chiến tranh của Hoa Kỳ, được kích hoạt sau cuộc tấn công Trân Châu Cảng năm 1941 đã chạy như một người khổng lồ thức giấc. Mỗi năm này, Hoa Kỳ có thể sản xuất 100.000 máy bay các loại, và có thể tăng gấp đôi, gấp ba theo nhu cầu, và lượng xe tăng cũng tương tự. Mỗi tháng có 100 tàu chiến các loại được hạ thủy cùng với hai tàu sân bay mới tinh ra lò. Khi bắt đầu chiến tranh, Hoa Kỳ chỉ có 8 tàu sân bay cũ, nhỏ và thoát chết ở Trân Châu Cảng nhưng đến đầu tháng 4/1945 này khi hạm đội Hoa Kỳ bắt đầu siết vòng vây quanh đảo Okinawa thì chỉ riêng mặt trận này thôi thì cũng đã có 40 tàu sân bay rồi. Một con số quá ấn tượng về số lượng sản xuất tàu sân bay cho chỉ hơn 3 năm chiến tranh. Người Mỹ đã tổng động viên tối đa lực lượng cho cả hai mặt trận Châu Âu và TBD, nhưng chiến thắng đã đến với họ quá nhẹ nhàng với chỉ một vài trận đánh thật sự như trận Ardesnes (The Bulde) Trận đổ bộ Normandi (Pháp), và đổ bộ Sisil, Ý là chiến trận thực sự, còn thì chỉ là các cuộc tiếp vận, hành quân rồi lại tiếp vận để hành quân. Với toàn bộ lực lượng sung sức như vậy thì việc thanh toán nốt đối thủ châu Á trong nhóm bọn "Phe Trục" là chuyện dễ dàng, khồng sớm thì muộn. Mặc dù cũng đã có những trận đánh nảy lửa để chiếm các đảo như Saiphan, Jiwo Jima...nhưng đừng trước quân đội Nhật tuy bộ binh vẫn còn nguyên vẹn nhưng xương sống của quân đội ấy là Không quân và Hải Quân thì đã bị đánh gãy hoàn toàn thì phần thắng hoàn toàn thuộc về Hoa Kỳ là không thể đảo ngược.

Chưa hết, lúc đó người Mỹ đã chế tạo gần thành công những quả bom nguyên tử đầu tiên, và đang đi vào hoàn tất nốt các kỹ thuật cuối cùng ở Alamos, New Mexico. Và chỉ hai tháng sau khi Okinawa thất thủ thì người Mỹ đã ném quả bom nguyên tử xuống Hiroshima. Có lẽ các trận đánh kinh hồn giữ đảo của người Nhật, đặc biệt là trận đánh Okinawa đã khiến cho TT Harry Truman phải quyết định không mạo hiểm bằng những cuộc tấn công đẫm máu như thế nữa.

Cũng có những kỷ lục nữa sau trận đánh này. Đó là một trận đánh dài ngày nhất, gần 3 tháng trời Ngoài với 82 ngày đêm tấn công và phòng thủ liên tục, Rồi trận đánh mà hai tướng lãnh tổng chỉ huy quân đội hai bên đều thiệt mạng ở chiến trường của trận đánh. Và cũng là hai sĩ quan cao cấp nhất đều chết cùng trong một chiến trường. Tướng tổng chỉ huy phòng thủ trên đảo Okinawa, Mitsuri Ushijima, đã tự sát khi đảo thất thủ và Tổng chỉ huy lực lượng đặc nhiệm Mỹ, tướng Simon B. Buckner Mỹ bị trúng đạn chết tại trận. Còn có các kỷ lục không chính thức khác là tuyệt đại đa số các sĩ quan Nhật, trừ đại tá Yahara không tự sát vì sự không cho phép của chính tướng tổng chỉ huy M. Usijima nên ông mới không hakaraki, và về sau sống sót và viết hồi ký nên khúc ca chiến trận bi tráng của Okinawa, và mới được thế giới biết đến trận chiến này. Còn hầu hết các sĩ quan trẻ từ thiếu úy trở lên đến tướng Tổng tư lệnh đều tự sát bằng Harahaki, tự sát bằng mổ bụng và chặt đầu khi đảo thất thủ. Điều ngạc nhiên người dân đảo cũng đã tự sát rất nhiều. Vì không có nhiều súng đạn nên họ cứ ba người một trái lựu đạn, và ba người xuống một hố cá nhân gục đầu lên vào nhau rồi rút chốt lựu đạn. Các quân nhân Nhật trước khi mổ bụng tự sát thường cúi lạy về hướng bờ biển nước Nhật và kính chào Thiên Hoàng rồi tự sát.

Các sĩ quan chỉ huy : (1) Đô đốc Minoru Ota, (2) Trung tướng Mitsuru Ushijima, (3) Trung tướng Isamu Cho, (4) Đại tá Hitoshi Kanayama, (5) Đại tá Kikuji Hongo, và (6) Đại tá Hiromichi Yahara.

Bất chấp mọi sự so sánh, cuộc đổ bộ lớn nhất lịch sử chiến tranh Thái Bình Dương của quân đội Mỹ lên đảo Okinawa đã được tiến hành, và cũng giống như các trận đánh nhảy cóc chiếm đảo là một trận hải pháo khủng khiếp cùng các trận dội bom của không quân xuống đầu quân phòng thủ Nhật. 

Để rồi sau đó, như một vinh dự cho quân chủng non trẻ nhất của quân đội Mỹ là Thủy Quân Lục Chiến loạimọi cuộc tấn cống chiếm đảo thì đều dành cho lực lượng quân chủng trẻ nhất (TQLC Hoa Kỳ là một lực lượng quân binh chủng riêng chứ không phải thuộc Hải Quân) và vang danh nhất mặt trận Thái Bình Dương, lực lượng TQLC non trẻ Hoa Kỳ đã làm vang danh binh chủng mình bằng việc luôn đi đầu can đảm trong mọi chiến trận ác liệt nhất nơi biển đảo TBD...

Cuộc tấn công tổng lực cuối cùng của quân đội Hoa Kỳ lên hòn đảo vô danh mang tên Okinawa cũng đã vô hình trung trao tặng cho người Nhật một "dịp may" để được thể hiện lòng dũng cảm vô song có một không hai của các chiến sĩ và nhân dân trong việc bảo vệ lãnh thổ thiêng liêng của Tổ Quốc. Và thiên anh hùng ca chói lọi có tên trận chiến Okinawa này đã được cả hai bên biểu dương mạnh mẽ nhất với tất cả sự can đảm, sự anh dũng cúa các chiến binh hai bên khiến cho lịch sử chiến tranh thế giới phải ngả mũ tôn vinh trận đánh Okianawa, cùng những người anh hùng đã tạo nên chiến công ấy, cho cả người chiến thắng lẫn người chiến bại. 

Nhưng mở đầu cho một vở diễn vĩ đại như trận Okinawa lại là một màn ra mắt tầm thường.

Vào đúng ngày Lễ Phục Sinh 1/4/1945, hay còn có tên khác, gọi dân dã hơn là Ngày Cá Tháng 4, từ hơn 1.600 tàu chiến các loại, trong đó có đến 40 tàu sân bay đã áp sát và bao vây đảo Okinawa, đảo lớn nhất thuộc quần đảo Rưku từ giữa tháng 3, cùng với sự trợ chiến của 40 chiến hạm các loại, trong đó co 17 tàu sân bay của Hải quân Hoàng Gia Anh, thì các đơn vị TQLC Hoa Kỳ cũng một số bộ binh của Lộ Quân 10 đặc nhiệm đã bắt đầu đổ bộ vào các vị trí ở giữa của hòn đảo mà chiều dài gấp nhiều lần chiều ngang.

Các chú lính Mỹ trẻ còn cười đùa vui vẻ và tỏ ra mừng rỡ khi được thoát khỏi những con tàu mà họ phải ở trên đó hàng tháng trời. Nhưng như một vinh dự ở mọi chiến trường TBD, người Mỹ luôn là nòng cốt chính, và TQLC luôn là lực lượng tiên phong đi đầu, tức là đâm đầu vào chỗ quân Nhật đã sẵn sàng. Các đơn vị TQLC đã trải qua đụng trận thực sự máu lửa với người Nhật qua các trận đánh đẫm máu ở Saipan, Iwo Jima... nên họ biết cần phải làm gì để chiến đấu với một đối thủ dữ dằn đang tuyệt vọng, và chỉ muốn chiến đấu để chết như một võ sĩ Samurai như quân đội Thiên Hoàng vào những năm tháng cuối cùng của cuộc Thế Chiến thứ 2.

Sau một tuần lễ ném bom và bắn pháo dữ dội lên đảo thì các đơn vị TQLC Mỹ và bộ binh đã đổ bộ lên đảo Okinawa. Và thật ngạc nhiên khi không có tiếng súng hay người lính Nhật nào, cũng như không có những màn đấu pháo như các trận trước. Chỉ trong một ngày đầu tiên, 60.000 lính Mỹ đã đổ bộ an toàn lên khu vực giữa của hòn đảo, nơi có một sân bay của Nhật. Không có một phát súng nào của Nhật bắn ra giết một người lính nào. Mọi thứ như thong dong và quá nhàn hạ so với những saifpgan ..

Nhưng các chỉ huy quân đội Hoa Kỳ thì lại không nghĩ thế. Họ đã nhận được một nguồn tin và suy đoán phù hợp với tính cách của người Nhật khi đã được đào tạo trong truyền thống Samuarai, lại được đào tạo trong cái lò quân phiệt. Vốn trọng danh dự, và coi thường cái chết. Nên họ đoán rằng, càng đến gần nước Nhật hay trong trận Okinawa này là đụng đến nước Nhật thì họ sẽ gặp một đối thủ không chỉ đánh trả đến cùng, mà còn là đánh trả đến chết nữa. Vì danh dự...

Và họ đã không lầm. Quân đoàn bộ binh quân số 32 của tướng Mitsuri Ushijimas đã được chọn hơn để sống chết phòng thủ tuyến địa đầu đất nước này hơn một năm trước, gồm có ba sư đoàn chủ lực. Trong mười mấy tháng chờ địch, họ và các đội dân công đã khoét hàng vạn mét đường hầm thông núi, lập những boongke sâu nhiều tầng ngoằn ngoài trong núi, và lập ra một cuộc sống hầm hào thực sự chi chít như tổ ong ở ngọn núi phía Nam có tên Shumi. Bộ chỉ huy của tướng M cũng nằm trong hang núi ở đây, và sức mạnh phòng thủ của quân Nhật ở đảo cũng tập trung tại nơi đây. Và ban tham mưu quân đoàn 32 của tướng M đã quyết định để cho quân Mỹ đổ bộ an toàn nơi bờ biển và sẽ đánh những trận sống mái, quyết định ở vùng núi phía Nam này. Và tất cả, ít nhất thì cũng là tất cả sĩ quan từ thấp đến cao đều biết và chấp nhận đánh cảm tử trận đánh này. Để cho kinh hồn và làm chậm bước chân của quân xâm lược sắp giày xéo lãnh thổ đất nước họ.

Nhưng không phải chỉ có đội quân đồn trú Nhật trên đảo Okinawa là chiến đấu cảm tử đến chết, mà BCH Nhật cũng đã tổ chức hàng ngàn phi công cảm tử Kamikaze cuối cùng cũng được tổ chức để sẵn sàng cảm tử khi tấn công hạm đội Đồng Minh đông nghìn nghịt quanh đảo Okinawa. Có 4.000 phi cơ cảm tử các loại và phi công cảm tử Nhật sẵn sàng hi sinh trong hàng loạt cuộc tấn công tự sát này.

Nhưng cái lẽ cái chết oai hùng, hay vô duyên của Hải Quân Nhật mới làm cho người đời ngẩn ngơ. Đó là số phận của con tàu chiến lớn nhất thế giới của Nhật có tên Yamoto. Vì chẳng có tàu hỗ trợ nên nó phải nằm ụ để và không tham chiến. Trước sự tuyệt vọng rằng nó cũng sẽ bị đánh chìm vì nó quá to lớn cho các phi cơ Mỹ, hơn nữa lục quân và không quân (kamikaze) đã tham gia trận đánh Okinawa không lẽ Hải Quân không có vinh dự đó. Thế là một chiến dịch có tên Ten Go ra đời, mục đích duy nhất là cho chiếc chiến hạm to lớn nhất này là đi thí mạng để lấy oai danh cho Hải Quân Nhật. Và khi cuộc chiến trên đảo Okinawa bắt đầu thì nó lên đường thi hành sứ mạng của mình, cùng với vài tuần dương hạm khác để phối hợp với các cuộc tấn công tự sát khác của phi cơ Thần Phong. Chỉ huy tàu đã thông báo mục tiêu thực sự của chiến dịch cho các sĩ quan. Có vài sự phản đối của sĩ quan nhưng chủ yếu là vì tiếc cho con tàu lớn quá đẹp nhưng cuối cùng thì mọi người chấp nhận cùng hy sinh với con tàu. Tàu chỉ được đổ nhiên liệu cho chuyến đi đến Okianawa mà không có nhiên liệu về. 

Và con tàu chiến lớn nhất thế giới đã không về khi sau đó một vài ngày, khi con tàu này cùng vài tàu tuần dương hạm đã bị gần 400 máy bay Mỹ từ các tàu sân bay tấn công liên tục và cuối cùng sau khi trúng hàng chục thủy lôi, tàu Yamato đã phát nổ và hơn 2500 thủy thủ, cao hơn số nạn nhân của tàu Titanic đã chết chìm cùng con tàu.

(còn nữa)

MTA