Trang

Thứ Tư, 10 tháng 5, 2017

Nguyên nhân Napoleon thất bại tại thành phố Moscow năm 1802

Mang theo 60 ngàn quân tinh nhuệ nhất tới nước Nga, Napoleon từng nghĩ rằng chỉ cần chiếm được Moscow là có thể buộc Nga Hoàng Alexander phải đầu hàng và hạ gục được nước Nga. Tuy nhiên, vị Hoàng đế của nước Pháp đã lầm.



Trận chiến tại Moscow trở thành điểm mốc đánh dấu giai đoạn thất bại bi đát trong cuộc đời huy hoàng của đại đế Napoleon. Những bí ẩn phong thủy của Moscow đã khiến thành phố này trở thành khắc tinh của vị vị Hoàng đế lừng danh này …
Vào thế kỷ thứ 19, một học giả của Pháp từng nói: “Hiện tại trên trái đất có hai dân tộc lớn đang tiến về cùng một hướng từ hai địa điểm khác nhau. Hai dân tộc đó chính là người Nga và người Mỹ. Cả hai dân tộc này đang trưởng thành rất nhanh và chỉ trong chớp mắt họ có thể giành được vị trí số 1 thế giới”.
Đúng như lời tiên đoán này, trong cả thế kỷ 20, Nga và Mỹ trở thành hai quốc gia, dân tộc có ảnh hưởng đến toàn bộ thế giới. Tuy nhiên, hai quốc gia này vẫn có những điểm không giống nhau: Nước Nga, một quốc gia sẽ trở nên mạnh mẽ hơn bao giờ hết sau mỗi tai họa sau đó sẽ liên tục tuột xuống từ đỉnh cao. Trong khi đó nước Mỹ, một quốc gia mới thành lập với chỉ 200 năm lịch sử lại trở thành một siêu cường quốc và tuyệt nhiên chưa từng có dấu hiệu suy thoái. Vì sao lại có sự khác biệt này?
Sự quật khởi của nước Nga có thể khái quát một cách đơn giản là: Lần sau sẽ huy hoàng và rực rỡ hơn lần trước nhưng đồng thời lần sau cũng sẽ tuột dốc nhiều hơn lần trước. Sự quật khởi của nước Nga cũng có những điểm khác biệt so với các quốc gia khác. Nằm ở giữa hai nền văn minh phương Đông và phương Tây, so với các nước phương Đông, Nga là nước tiếp xúc với văn minh phương Tây sớm hơn cả vì vậy họ học theo phương Tây rất nhiều.
Ngược lại, so với phương Tây, nước Nga thường quen với những cuộc cách mạng từ trên xuống dưới, nhân dân cũng quen với việc đi theo một “Hoàng đế tốt” để xây dựng một quốc gia lý tưởng. Chính vị trí đặc biệt này là một nguyên nhân quan trọng dẫn đến đặc điểm kỳ lạ trong quá trình phát triển đầy những thăng trầm của lịch sử nước Nga.
Gắn liền với những thăng trầm trong tiến trình phát triển của nước Nga chính là thành phố Moscow, thủ đô của nước Nga ngày nay. Trên thực tế, mới chỉ trở thành thủ đô của Nga từ năm 1918, thế nhưng thành phố nằm ở bên bờ sống Moskva này chứ không phải Sant-Peterburg là nơi chứng kiến những biến cố vĩ đại của nước Nga.
Tại thành phố này, người Nga đã phải đối mặt với hai cuộc xâm lăng của người Pháp và người Đức trong hai thế kỷ liên tục và cũng tại thành phố này người Nga đã giành được những chiến thắng huy hoàng, đưa người Nga lên đỉnh cao của vinh quang. Lý do mà vị lãnh tụ vĩ đại của nước Nga thế kỷ XX, V.I. Lênin dời thủ đô từ Sant Peterburg về Moscow cũng đủ chứng tỏ vai trò quan trọng của thành phố này đối với nước Nga như thế nào. Song, điều quan trọng hơn chính là điều gì khiến Moscow trở nên đặc biệt như vậy?
<>Từ lời tiên tri thần kỳ
Năm 1804, sau khi thành lập Đệ nhất đế chế, Napoleon bắt đầu cuộc chiến đối với “Liên minh phản Pháp” của Nga, Anh và một số nước khác. Lúc bấy giờ, mục tiêu chủ yếu của Napoleon chính là nước Anh chứ không phải Nga. Tuy nhiên, do lực lượng của nước Anh rất mạnh, trong phút chốc khó có thể tiêu diệt được nên Hoàng đế nước Pháp quyết định chuyển hướng sang tấn công nước Nga, một quốc gia khi đó yếu và lạc hậu hơn Anh và Pháp rất nhiều.
Trong suy nghĩ của Napoleon, một khi tiêu diệt được Nga thì nước Anh sẽ mất đi một bên cánh và như vậy, nước Anh sẽ không thể bay được nữa, việc tiêu diệt nước Anh sẽ trở nên dễ dàng hơn. Như vậy, với Napoleon, cuộc tấn công nước Nga chỉ là một bước đệm cho cuộc tấn công quyết định nhằm tiêu diệt nước Anh. Theo đó, chắc hẳn vị Hoàng đế nước Pháp coi việc tiêu diệt nước Nga dễ như lấy đồ chơi trong túi áo.
Kỳ thực, khi Napoleon đang đầy hưng phấn với kế hoạch tiêu diệt nước Nga thì trong lòng ông vẫn có một chút lo ngại. Trước đó khá lâu, khi còn là một thanh niên, Napoleon đã từng gặp một nữ tiên tri. Nữ tiên tri này có tên là Maria Lenorman, môt nữ tiên tri vào loại nổi tiếng nhất trong lịch sử.
Ngày chàng sỹ quan pháo binh Napoleon tới túp lều của nhà tiên tri thì cũng là ngày Josephine người vợ tương lai của ông tìm tới nữ tiên tri Maria cùng với một người bạn. Cô bạn của Josephine, Tereza Taliyan muốn biết liệu sau này có cưới được tấm chồng giàu có hay không. Ngoài sự mong đợi, bà bói chột nói rằng sau này cô sẽ làm mệnh phụ phu nhân và có tình yêu mãnh liệt. “Bà này đang phỉnh mình đây. Chắc bà ta nghĩ rằng tôi thèm lấy chồng quá” - Taliyan tỏ ra bực tức. Vậy là Josephine toan bước ra về vì cho rằng bói toán đúng là trò lừa đảo.
“Khoan đi đã, thưa bà! Chẳng bao lâu nữa, nước Pháp sẽ nằm trong tay bà cho xem”. Câu nói ngay lập tức khiến Josephine khựng lại và nóng lòng muốn nghe hết lời tiên đoán. Những lá bài của bà bói nói rằng: Josephine - góa phụ đã có hai mặt con - chẳng lâu nữa sẽ gặp người đàn ông yêu cô say đắm. Người đó sẽ mang địa vị, danh tiếng đến cho cô, nhưng rốt cuộc cũng chính là người phản bội lại cô.
Josephina tỏ ra nghi ngờ lời tiên đoán thì thào như vọng lên từ cõi chết. Nữ tiên tri bèn giằng lấy tay cô, chích vào ngón tay một cây kim bằng vàng. “Ta sẽ cho cô thấy, và cô hứa phải bảo vệ ta khi cô lên nắm quyền”. Một giọt máu từ đầu ngón tay nhỏ xuống bát nước, ngay lập tức ngoằn nghèo vẽ lên những hình thù kỳ lạ: đầu tiên là hình bông hoa violet và tulip (hai loài hoa Josephine yêu thích nhất), sau đó là cành tử đinh hương và vương miện.
“Cô sẽ là hoàng hậu!”, bà tiên tri chột nói. Hai phụ nữ rời túp lều trong trạng thái như mê ngủ. Bước tới cửa, Josephine bất chợt liếc thấy một anh chàng ăn mặc bảnh bao ngồi khuất trong góc phòng. “Mình sẽ trở thành hoàng hậu ư?”, cô cười mỉm, “Thật đáng thương cho kẻ ngu ngốc nào lui tới chốn này”.
Chắc hẳn lúc ấy Josephina không thể ngờ rằng, chàng trai trẻ ngồi góc phòng kia chính là người sau này trở thành Hoàng đế lừng lẫy của nước Pháp, là người đàn ông dành cho cô tình yêu cuồng nhiệt, người mang địa vị, danh tiếng cho cô và rốt cuộc cũng chính là người phản bội lại cô - Napoleon Bonaparte.
“Ngài tới rồi sao, đức vua của tôi”, nữ tiên tri Maria Lenorman thảng thốt kêu lên khi chàng sĩ quan pháo binh tiếp theo Josephine bước ra trước mặt. “Ngài sắp kết hôn đấy, chắng mấy nữa mà ngài sẽ gặp phu nhân tương lai. Ngài sẽ có 6 tước vị rất cao và trở thành Hoàng đế. Ngài sẽ nổi tiếng, sẽ có cuộc sống xa hoa nhung lụa.
Nhưng đến 40 tuổi, ngài sẽ quên người vợ mà chúa trời trao tặng cho ngài. Đó cũng là lúc bắt đầu bi kịch số phận. Ngài sẽ bị đày ải cho đến chết, tất cả bạn bè, người thân của ngài sẽ rời bỏ ngài ra đi”. Bà tiên tri chột cũng lấy ở tay Napoleon một giọt máu và nhỏ xuống bát nước. Giọt máu biến thành một vương miện rồi cuối cùng biến thành một thành hình dạng một bông hoa hướng dương.
Lúc bấy giờ, khi bước ra khỏi cửa, chàng sĩ quan pháo binh đã rủa thầm: “Quỷ tha ma bắt! Làm sao mình lại đi tin bọn tiên tri khoác lác đó chứ!”. Tuy nhiên, sự thực lịch sử sau đó lại diễn ra giống hệt như những gì bà tiên tri Maria đã nói.
Ngày 2/3/1976, mới chỉ 26 tuổi, Napoleon đã được bổ nhiệm làm Tư lệnh quân Pháp và Ý, và từ đó bắt đầu cuộc sống tác chiến độc lập. Hai ngày sau hôn lễ với Josephine, Napoleon đã phải tới quân đoàn Ý để nhậm chức, thống lĩnh hàng chục ngàn quân tấn công nước Ý và giành được hàng loạt thắng lợi. Sau đó, nhờ uy tín ngày càng tăng, Napoleon quyết định tổ chức cuộc chính biến trở thành tổng tài đầu tiên của nước Cộng hòa Pháp. Năm năm sau đó tự, Thượng viện Pháp tuyên bố Napoleon sẽ trở thành Hoàng đế nước Pháp.
Tới năm 1810, cũng là lúc Napoleon 40 tuổi, vì Josephine không thể sinh con cho ông, và cũng vì những tin đồn ngoại tình của người vợ mà vị Hoàng đế rất mực si mê, Napoleon đã quyết định ly dị với Josephine. Sau khi ly hôn với Js, Napoleon kết hôn với công chúa nước Áo, Louise.
Trước khi dẫn quân xâm lược nước Nga, Napoleon đã chinh phục Ý, trở thành vua quốc gia Địa Trung Hải này, đánh bại quân Phổ và nhiều lần đánh bại quân Nga. Napoleon cũng đã đánh bại năm cuộc tấn công của các liên minh chống Pháp. Vị tướng có thân hình nhỏ bé này đã khiến cả châu Âu rung chuyển, đưa nước Pháp đến giai đoạn phát triển thịnh vượng nhất.
Vì vậy, năm 1812, khi Napoleon chuẩn bị viễn chính nước Nga cũng là lúc ông thách thức với chính số phận của mình. Bởi lẽ, hoa hướng dương hình dạng mà giọt máu của Napoleon trong bát nước của tiên tri Maria biến thành, biểu thị cho kết cục không mấy tốt đẹp của Napoleon cũng chính là biểu tượng cho ánh sáng đối với nước Nga. Cho tới ngày nay, người Nga vẫn dùng loài hoa này làm quốc hoa của nước mình.
Dẫn hơn 60 vạn quân tiến thẳng về phía nước Nga, với kinh nghiệm phong phú của mình, Napoleon biết rằng, việc tấn công thủ đô nước Nga lúc đó là Sant Peterburg hoàn toàn không có ý nghĩa gì. Trái tim và linh hồn của nước Nga nằm tại Moscow vì vậy muốn đánh bại và chiếm lĩnh được tinh thần nước Nga thì chỉ có cách là chiếm bằng được Moscow.
<>Tới thất bại ở Moscow
Ban đầu, quân Pháp tiến công như thác lũ, quân Nga liên tục thất bại. Tới ngày 7/9, tại vị trí cách Moscow 124km về phía tây, Tư lệnh quân đội Nga là Kutuzov đã chỉ huy 120 ngàn quân triển khai trận Borodino nổi tiếng. Sau trận chiến này, quân Nga thương vong rất nhiều, tổn hại khoảng 40 ngàn quân. Để bảo toàn lực lượng, Kutuzov buộc phải rút quân khỏi trận địa để bảo toàn lực lượng, chờ đợi thời cơ tái chiến. Ngày 14/9, cư dân Moscow cùng theo quân đội rút lui khỏi Moscow.
Buổi sáng ngày 15/9, Napoleon tiến vào Moscow trong tâm thế hưng phấn của người chiến thắng. Tuy nhiên, thành Moscow giờ đây chỉ còn như một tòa thành trống, ngoài trừ một số nong dân tranh thủ lúc chiến tranh hỗn loạn để cướp của, còn lại, trên đường phố Moscow, quân Pháp tuyệt nhiên không hề nhìn thấy bất cứ một người dân nào.
Hỏa hoạn ở Moscow
Sau khi vào thành, quân đội Pháp đã thực hiện một cuộc vơ vét lương thực, của cải và phụ nữ. Khi đã có một doanh trại và lương thực đầy đủ, binh lính Pháp đã thở phào vì cuối cùng cũng đã được nghỉ ngơi một chút sau những cuộc hành quân và chinh chiến vất vả.
Lúc bấy giờ, Napoleon cũng tin rằng, sau khi ông đã chiếm được Moscow thì chỉ còn mỗi một việc là bình tĩnh chờ đợi Nga Hoàng Alexander đầu hàng nữa mà thôi. Tuy nhiên, giấc mơ của Napoleon chỉ một ngày sau đó đã tan thành mây khó. Khi bước chân vào điện Kremlin, câu đầu tiên Napoleon hỏi là: “Những quý tộc Moscow đợi đầu hàng ta ở đâu?”. Không có ai trả lời câu hỏi của vị Hoàng đế nước Pháp. Lúc bấy giờ Napoleon đã cảm thấy có điều gì đó bất an.
Đêm ngày 16, khi Napoleon đang nghỉ ngơi trong điện Kremlin thì đột nhiên, một vị phó quan chạy vào lay tỉnh ông và với thần sắc hốt hoảng thông báo: “Bệ hạ, toàn bộ thành Moscow đang bốc cháy!”. Napoleon vội vàng mặc quần áo chạy đến bên cửa sổ điện Kremlin nhìn ra bên ngoài, chỉ thấy toàn thành Moscow đang đỏ rực như một biển lửa. Lúc này vị Hoàng đế Pháp thất kinh nói: “Một cảnh tượng thật đáng sợ!”. Lúc đó, do có gió hỗ trợ lửa cháy một lúc một mạnh hơn. Vùng lân cận điện Kremlin, bờ phía nam sông Moskva lửa chảy cao ngút trời. Cuối cùng, đến điện Kremlin cũng bị lửa thiêu rụi.
Nhờ các cận giúp đỡ, Napoleon mới thoát khỏi điện Kremlin trong khi toàn thành Moscow thì trở thành một đống hỗn loạn. Tiếng lửa cháy, tiếng nhà đổ, tiếng binh lính chạy trốn kêu gạo trộn chung thành một mớ âm thanh hỗn độn. Đến khi ổn định lại và nghĩ được tới chuyện dập lửa thì quân Pháp mới phát hiện ra rằng toàn bộ các công cụ chữa cháy đã không còn dùng được nữa.
Bính linh Pháp lục trong các giá tủ đổ nát cũng không tìm thấy nổi một chiếc thùng nước nào. Không còn cách nào khác chỉ đành dùng khăn quân dụng để dập lửa. Tuy nhiên, chẳng có bao nhiêu tác dụng với ngọn lửa ngày một mạnh hơn. Cuối cùng, không còn cách nào khác, binh lính Pháp chỉ đành đứng nhìn toàn bọ vũ khí, đàn dược, lương thực của mình bị thiêu rụi thành tro.
Nhiều người Nga ví trận hỏa hoạn này giống như một chiến sỹ dũng cảm đã đuổi được vị Hoàng đế khét tiếng người Pháp ra khỏi Moscow. Tuy nhiên, người Nga cũng buộc phải đối diện với một thực tế khốc liệt là toàn bộ thành phố tráng lệ Moscow đã bị thiêu thành tro bụi. Trận lửa cháy liên tục trong nhiều ngày và chỉ tắt cho tới khi có một cơn mưa lớn từ trên bầu trời Moscow đổ xuống.
Tuy nhiên, lúc đó đã là quá muộn. Trận hỏa hoạn này đã khiến toàn bộ kiến trúc cổ, các cổ vật, quý giá của Moscow bị thiêu rụi ra tro. Theo thống kê, trước năm 1812, Moscow có 30 ngàn căn nhà thì sau hỏa hoạn chỉ còn lại 5.000 căn. Số người bị chết và bị thương thì nhiều không đếm xuể. Trong đống tro tàn, ở bất cứ nơi đầu người ta cũng có thể tìm thấy các thi thể bị cháy rụi.
Trong suốt nhiều năm sau đó, người ta vẫn không ngừng suy đoán rằng ai là người đã đốt ngọn lửa oan nghiệt này. Một quản điểm phổ biến cho rằng, trận hỏa hoạn khiến quân đội Pháp bách chiến bách thắng của Hoàng đế Napoleon phải thất điên bát đảo là một kế hoạch được tính toán kỹ lưỡng của tư lệnh Kutuzov. Ông muốn để quân Pháp vào Moscow rồi vận chuyển toàn bộ lương thực và quân nhu vào bên trong thành phố rồi mới dùng lửa đốt rụi chúng. Những tên “nông dân” đi cướp của mà quân Pháp thấy trên đường phố Moscow thực chất là những kẻ phóng hỏa được Kutuzov gài lại bên trong thành phố.
Tuy nhiên, Napoleon thì lại cho rằng, việc hỏa thiêu Moscow là một “hành động điên cuồng” của tổng đốc Moscow và bọn thuộc hạ. Bởi vì trong lúc cố gắng tìm cách dập lửa người ta mới phát hiện ra rằng, toàn bộ vòi phun nước và các công cụ dập lửa đều bị chuyển đi hết. Ngoài ra, toàn bộ thành phố cùng lúc đều bốc cháy chứng tỏ đã có kế hoạch cụ thể từ trước. Bản thân tổng đốc Rostopchine cũng đã thừa nhận rằng mình là người hạ lệnh phóng hỏa đốt Moscow. Một số người cũng nói trận hỏa hoạn này là do họ tự ý phóng hỏa bởi vì đây là một hành động dũng cảm trước kẻ thù.
Một số người khác lại nói rằng vào ban đêm, binh lính Pháp xông vào nhà dân đốt nến, đuốc và lửa không may tạo thành hỏa hoản. Căn cứ của suy luận này chính là Moscow nằm ở một vùng bình nguyên Đông Âu với các khu rừng rậm. Từ hơn 1 trăm năm trước đó, nhân dân nơi đây đều quen với việc sử dụng gỗ để xây dựng các công trình xây dựng vì vậy người ta còn gọi Moscow với cái tên là thành phố nhà gỗ. Cho tới cuối thế kỷ 17, toàn bộ Moscow ngoại trừ điện Kremlin còn lại gần như không có nhiều tòa nhà xây bằng gạch. Tuy nhiên, các binh lính Pháp lại không hề biết điều này vì vậy mới vô ý tạo thành trận hỏa hoạn khủng khiếp nói trên.
Tuy nhiên, bất kể là do nguyên nhân nào đi chăng nữa thì trận hỏa hoạn Moscow cũng đã làm thay đổi toàn bộ lịch sử châu Âu. Nó là nguyên nhân trực tiếp dẫn tới sự yếu và rồi diệt vong của Đế chế của Napoleon, mở ra một thời đại mới. Không lâu sau đó, Napoleon bị lưu đầy ra một hòn đảo nhỏ của Ý.
Nhưng sau đó, Napoleon đã trốn được về Lyon và tạo nên cái gọi là vương triều 100 ngày trong lịch sử Pháp. Tuy nhiên, những nỗ lực cuối cùng của vị Hoàng đế nước Pháp không thể giúp ông lấy lại được sự vinh quang ngày nào. Sau thất bại ở trận Waterloo, Napoleon bị buộc thoái vị và đày ra đảo Saint-Helena trên Đại Tây Dương. Ông qua đời ở đây vì bệnh tật.


Đối diện với quân đội Pháp cũng là chiến tích thần kỳ đầu tiên của Moscow, không để cho Napoleon có thể hạ gục thành phố này. Napoleon có lẽ cũng không nghĩ tới, sự thất bại ở Moscow lại trở thành bước ngoặt trong cuộc đời huy hoàng của mình. Nói cách khác, Moscow chính là khắc tinh của Napoleon. Vì sao như vậy?
Trước khi nói đến những đặc điểm của riêng Moscow gây nên thất bại của Napoleon có lẽ chúng ta cũng nên thừa nhận rằng, một phần xui xẻo đến từ chính vị Hoàng đế nước Pháp. Tính theo sự vận hành của âm dương và ngũ hành thì năm 1812 là năm có sự thay đổi bước ngoặt lớn trong vận mệnh của Hoàng đế nước Pháp.
Theo tư liệu thì Napoleon sinh ngày 15/8/1769, như vậy là vào năm 1812, tức là năm 43 tuổi, thì bản mệnh sẽ chuyển sang Thương quan. Thương quan đại biểu cho học sinh, thế hệ sau hoặc bộ hạ, nó không có lợi cho người nhà, không có lợi cho chồng, không lợi cho việc từ chức, thôi học,… Đối với nam giới, nó còn đại biểu cho duyên phận với bà ngoại, cháu gái hoặc con gái.
Napoleon là một người có tính tình của Thương quan, nghĩa là thông minh, tài hoa và hoạt bát nhưng cũng háo thắng, không chịu kém ai và dễ rơi vào sự cẩu thả. Những đặc điểm tính cách này giải thích sự bành trướng đế chế của Napoleon nhưng đồng thời cũng dẫn tới việc không thể thuận theo thời thế và lịch sử cuối cùng đã thất bại.
Vì vậy, cho dù là sự dự đoán theo cách phương Tây của nữ tiên tri mù Maria hay dự đoán theo âm dương ngũ hành của phương Đông thì năm 1812 sẽ là năm xảy ra một biến cố cực kỳ trọng đại, tạo nên bước ngoặt lớn trong cuộc đời của Napoleon. Điều này khiến cuộc viễn chinh nước Nga biến thành cuộc hành trình dẫn tới cái chết của vị Hoàng đế nước Pháp. Tuy nhiên, tất cả những bí ẩn trong sự thất bại của Napoleon tại thành phố Moscow không chỉ nằm ở riêng vận mệnh của Napoleon…

MTA (st)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét