Trang

Chủ Nhật, 31 tháng 8, 2014

Ki Tô Giáo...

Kitô giáo hoặc Cơ Đốc giáo (thuật ngữ Hán-Việt) là một trong các tôn giáo khởi nguồn từ Abraham, Abraham là tổ phụ của dân Do Thái và dân Ả Rập (hai tôn giáo còn lại là Do Thái giáo và Hồi giáo), đặt nền tảng trên giáo huấn, sự chết trên thập tự giá và sự sống lại của Chúa Giêsu như được ký thuật trong Kinh thánh Tân Ước. Kitô hữu tin rằng Giêsu là con của Thiên Chúa và là Đấng Messiah của người Do Thái như đã được tiên báo trong Kinh thánh Cựu Ước. Là độc thần giáo, hầu hết Kitô hữu (Cơ Đốc nhân) tin rằng chỉ có một Thiên Chúa duy nhất hiện hữu trong 3 thân vị gọi là Ba Ngôi. Kitô giáo bao gồm nhiều truyền thống tôn giáo với các dị biệt văn hóa cũng như hàng ngàn xác tín và giáo phái khác nhau. Trải qua hai thiên niên kỷ, Kitô giáo tự hình thành nên ba nhánh chính: Công giáo Roma, Chính Thống giáo Đông phương và Kháng Cách Tính chung, đây là tôn giáo lớn nhất thế giới với hơn 2,1 tỉ tín hữu (chiếm khoảng 34% dân số thế giới).
Từ "Kitô" xuất phát từ chữ Khristos trong tiếng Hi Lạp, nghĩa là "Đấng được xức dầu",. Từ "Kitô hữu" có nghĩa là "người có Chúa Kitô hiện hữu (ở trong)", hay "người thuộc về Chúa Kitô".
Trong tiếng Việt, bên cạnh "Kitô" (như Kitô giáo) có gốc từ tiếng Hy Lạp như trên, và thường được sử dụng bởi tín đồ Công giáo, còn có "Cơ Đốc" (như Cơ Đốc giáo) có nguồn gốc từ chữ Nho  và thường được những người theo đạo Tin Lành sử dụng. Trong khi người Công giáo dùng chữ "Kitô" để chỉ Giêsu, người Tin Lành thường dùng chữ "Christ". Ngoài ra, Thiên Chúa giáo cũng thường được sử dụng bởi những người ngoài Kitô giáo để chỉ Công giáo nói riêng và Kitô giáo nói chung.

Lịch sử

Theo Kinh thánh, Thiên Chúa là đấng đã sáng tạo ra vũ trụ, muôn loài trong 6 ngày và ngày thứ 7 Ngài nghỉ ngơi. Ông Adam và bà Eva là tổ phụ của loài người, không nghe lời Thiên Chúa đã ăn trái của "cây biết điều thiện điều ác" (trái cấm) nên bị Thiên Chúa đuổi khỏi Vườn địa đàng. Hai người này truyền tội lỗi (gọi là tội tổ tông, nguyên tội) cho con cháu là loài người. Bởi loài người mang tội, Thiên Chúa đã giáng sinh cứu rỗi cho loài người để loài người được về lại thiên đàng cùng Thiên Chúa.
Vậy tâm điểm việc cứu rỗi của Kitô giáo là Chúa Giêsu, do đó trọng tâm của cuộc sống Kitô hữu là niềm xác tín rằng Chúa Giêsu là Con Thiên Chúa giáng trần, là Đấng Messiah, và là Chúa Kitô. Danh hiệu "Messiah" có nguồn gốc từ tiếng Hebrew מָשִׁיחַ (māšiáħ), nghĩa là "đấng được xức dầu", chuyển ngữ sang tiếng Hy Lạp là Χριστός (Khristos).
Kitô hữu tin rằng, là Đấng Messiah, Giêsu được Thiên Chúa xức dầu để tể trị và cứu rỗi nhân loại, Giêsu đến để làm ứng nghiệm lời tiên tri về Đấng Messiah trong Cựu Ước. Trọng tâm của đức tin Kitô giáo là qua sự chết và phục sinh của Giêsu, con người tội lỗi được phục hòa với Thiên Chúa, nhờ đó mà nhận lãnh sự cứu rỗi và lời hứa được hưởng sự sống đời đời.
Trong khi những tranh luận thần học về bản thể của Giêsu vẫn đang tiếp diễn, thì phần lớn Kitô hữu tin rằng Giêsu là Thiên Chúa nhập thể, Chúa Giêsu "là Thiên Chúa và là con người" trong ý nghĩa trọn vẹn của cả hai bản tính. Vì Chúa Giêsu là người nên phải trải qua những đau khổ và bị cám dỗ như con người bình thường, nhưng không hề phạm tội. Vì là Thiên Chúa, Chúa Giêsu đánh bại quyền lực sự chết và sống lại từ kẻ chết. Theo Kinh Thánh, Thiên Chúa đã cho Chúa Giêsu sống lại từ cõi chết, đặt Chúa Giêsu ngồi bên hữu của Chúa Cha và Ngài sẽ trở lại để làm ứng nghiệm lời tiên tri về Đấng Messiah như sự phục sinh, sự phán xét sau cùng và sự thiết lập Vương quốc của Thiên Chúa.
Kitô giáo được biết đến từ thế kỷ thứ nhất khi các môn đồ của Chúa Giêsu được gọi là Kitô hữu tại thành Antioch (thuộc Thổ Nhĩ Kỳ ngày nay), nơi họ đến để lánh nạn và định cư sau những cuộc bức hại đầu tiên tại xứ Judea. Nền thần học của Kitô giáo sơ khai được thành lập và truyền bá bởi sứ đồ Phaolô và các sứ đồ khác.
Theo Tân Ước, Chúa Giêsu tự xưng mình là Đấng Messiah mà dân Do Thái vẫn hằng mong đợi, nhưng đã bị nhóm lãnh đạo Tôn giáo và Dân sự cũng như dân chúng chối từ và bị xem như là chống lại Đền thờ và luật lệ thời đó. Ngài cũng bị buộc tội phạm thượng do dám gọi Thiên Chúa là Cha và bị kết án tử hình bởi chính quyền La Mã vào năm 30. Tuy nhiên Giêsu được Pontius Pilate, tổng đốc người La Mã, gọi là "Vua của dân Do Thái".
Theo các sách Phúc âm, người La Mã buộc tội Giêsu vì muốn xoa dịu sự bất bình của giới cầm quyền Do Thái, nhưng một số học giả cho rằng đó là cách mà Đế chế La Mã trừng phạt những người chống đối họ. Kitô hữu tin rằng Cựu Ước đã tiên báo cái chết và sự sỉ nhục mà Giêsu phải chịu như đã chép trong Tân Ước. Sách Isaia ngụ ý rằng Giêsu bị vả, nhổ, đấm vào mặt (Isaia 50.6, 52.14-15; Matthew. 26.67-68; Mark 14.65), bị đánh bằng roi (Isaia. 53.5; John 19.1; Matthew 27.26) cũng như bị sỉ nhục.
Kitô hữu xem sự phục sinh của Giêsu là nền tảng của đức tin và là biến cố quan trọng nhất trong lịch sử nhân loại Theo Tân Ước, Giêsu là tâm điểm của Kitô giáo, bị đóng đinh trên thập tự giá, chết và chôn trong mộ, đến ngày thứ ba thì sống lạ]. Theo ký thuật của Tân Ước, sau khi sống lại, Giêsu, trong những lần khác nhau tại những địa điểm khác nhau, đã đến gặp mười một sứ đồ và các môn đồ, trong đó có lần xuất hiện trước sự chứng kiến của "hơn năm trăm người", sau đó thì về trời.
Các sứ đồ của Giêsu là nhân chứng về cuộc đời, lời giảng và sự sống lại của Giêsu. Ngoài ra còn có nhiều môn đồ (đến 70 người) trong đó có Giacôbê, Mark, Luca, Mary Magdalene..., những người này theo Giêsu trong các chuyến du hành và họ chứng kiến khi Giêsu giảng dạy và làm nhiều phép màu. Sau khi Giêsu bị đóng đinh, các sứ đồ và các môn đệ khác công bố rằng Giêsu đã sống lại từ cõi chết và họ khởi sự rao giảng thông điệp mới. Các sứ đồ và môn đệ này đã viết các sách Phúc âm và các Thư tín.
Trong số 27 sách của Tân Ước, nhiều quyển được viết bởi Phaolô. Ông là tác giả của mười bốn thư tín và một số truyền thuyết cho rằng ông cũng là tác giả của Thư gửi tín hữu Do Thái. Phúc âm Luca và sách Sách Công vụ Tông đồ được viết bởi Luca, người chịu ảnh hưởng trực tiếp của Phaolô. Phaolô là môn đồ của Gamaliel (Cv 22.3), một nhân vật có thanh thế trong toà công luận (Cv 5.34-40). Phaolô được xem như là nhà truyền giáo quan trọng nhất rao giảng thông điệp Kitô cho thế giới bên ngoài.

Hội thánh sơ khai

Kitô giáo lan truyền nhanh trong suốt ba thế kỷ an bình của Đế quốc La Mã:
  • thông qua Ai Cập đến Bắc Phi, Sudan
  • thông qua vùng Lưỡng Hà  đến Ba Tư, Nội Á và Ấn Độ
  • thông qua Hy Lạp và La Mã đến Âu Châu
Vào thời kỳ này bên trong Hội thánh chia ra hai cộng đồng: Do Thái và Hy Lạp. Trong khi cộng đồng Do Thái, phần đông là các tín hữu gốc Do Thái, muốn duy trì một số tập tục và nghi thức của Do Thái giáo  như phép cắt bì và một số kiêng cữ khác thì cộng đồng Hy Lạp, những người chịu ảnh hưởng từ thế giới nói tiếng Hy Lạp, tin rằng thông điệp của Kitô giáo nên được truyền bá theo các phương pháp thích hợp hơn với thế giới bên ngoài.
Một trong những nhà trức tác quan trọng đầu tiên của Kitô giáo, Tertullian, đã viết cho một quan tổng đốc Đế chế La Mã về sự phát triển của Kitô giáo tại Carthage rằng mới hôm qua họ chỉ là một nhóm nhỏ, "nay có mặt khắp mọi nơi – các đô thị, hải đảo, trong thành lũy, thị trấn, chợ, ngay cả trong trại lính, tại các bộ tộc, lâu đài, nghị viện; chúng tôi chẳng để lại gì cho quí vị ngoại trừ các nơi thờ phụng các thần linh của quí vị mà thôi." (Bài biện giáo viết tại Carthage, năm 197).
Trong vòng vài thế kỷ đầu tiên, các nhà thần học và triết học khoa bảng như Origen và Augustine đã phát triển nền thần học và triết học Kitô giáo.
Suốt thời kỳ này, trong khi đang phát triển mạnh mẽ, Hội thánh cũng phải trải qua các cơn bách hại. Ngay từ những ngày đầu tiên, Kitô giáo là mục tiêu của những sự bách hại, dẫn đến sự tử đạo của Stephen (Ê-tiên) và James (Giacôbê hoặc Gia-cơ), con trai của Zebedee (Xê-bê-đê)[. Những đợt bách hại ở qui mô lớn hơn, dù không thường xuyên nhưng dữ dội, xảy ra dưới thời trị vì của các hoàng đế La Mã như Nero, Valerian, Diocletian và Galerius. Cuộc đời của những người tử đạo, thà chết chứ không chối bỏ đức tin, trở nên biểu trưng cho đức hạnh cao quí nhất. Danh sách kinh điển Tân Ước được đồng thuận, các bản dịch Kinh Thánh đầu tiên bắt đầu xuất hiện, cùng lúc với hệ thống giáo quyền: Các giám mục thành Alexandria, Antioch và La Mã đều xưng nhận danh hiệu Giáo phụ.
 Hoàng đế La Mã Galerius, trước khi chết, ban chiếu chỉ Galerius ngưng mọi hoạt động bách hại. Hoàng đế Constantine I qui đạo năm 312 và, với chiếu chỉ Milano (313), biến Kitô giáo thành quốc giáo. Dù vậy, các cuộc bách hại được tái lập dưới triều Julian Kẻ bội giáo (361-363), người muốn phục hồi cựu giáo trên lãnh thổ đế quốc; Kitô giáo sau này được công nhận quốc giáo lần nữa dưới triều hoàng đế Theodotius vào năm 382. Những biến cố tương tự cũng xảy ra tại các xứ láng giềng Gruzia và Armenia. Nhưng vì đế quốc Ba Tư luôn tranh chấp với đế quốc La Mã, Kitô hữu phải chịu nhiều áp bức từ Sassanids, người muốn phục hồi đạo Zoroaster.
Tại Đế quốc Ba Tư, vào năm 410 giám mục Seleucia nhận được hỗ trợ, chiếm quyền và thay thế Thượng phụ thành Antioch giữ thẩm quyền cao nhất của Giáo hội Assyria đông phương. Trong thời kỳ ly giáo Nestorian, giáo hội này cắt đứt quan hệ với phương Tây. Trong suốt một thiên niên kỷ đã trở thành giáo hội có nhiều ảnh hưởng tại Châu Á với các giáo phận được thành lập tại những nơi xa xăm như Ấn Độ, đảo Java và Trung Hoa.

Các giáo hội quốc gia


Martin Luther năm 1529, tranh của Lucas Cranach
Sự khẳng định thần tính của Giêsu luôn là vấn đề trọng tâm đối với Kitô hữu thời sơ khai. Nhiều nhà trước tác, bao gồm Justin Martyr và Tertullian chứng thực niềm tin Giêsu là Thiên Chúa, trong khi một số các nhóm Kitô giáo khác từ chối chia sẻ niềm xác tín này. Sự việc lên đến đỉnh điểm khi Arius thuyết phục được khá đông các giám mục và tín hữu tin rằng Giêsu chỉ là một tạo vật, dù là tạo vật đầu tiên và cao trọng nhất. Cuộc tranh luận được giải quyết tại Công đồng Nicaea, được triệu tập bởi hoàng đế Constantine I, nơi học thuyết của Athanasius, một học giả theo thuyết Ba Ngôi, được công nhận là giáo lý chính thức của Hội thánh (xem tín điều Nicaea, tín điều Athanasius). Dù Constantine I ra lệnh đốt sách của Arius và trục xuất ông, học thuyết của ông vẫn tiếp tục phát triển trong đế quốc suốt vài thập niên và trong vòng các bộ tộc người Đức trong gần hai thế kỷ sau đó.
Các công đồng vẫn tiếp tục được triệu tập để giải quyết các vấn đề thần học. Trong khi các công đồng bàn luận nhằm hợp nhất Kitô giáo thì các hoàng đế ủng hộ các công đồng nhằm bảo vệ sự ổn định chính trị. Một số thuật ngữ thần học được sử dụng tại các công đồng đã bị hiểu nhầm bởi các giáo hội chính thống mà ngôn ngữ chính là tiếng Syria, tiếng Armenia hay tiếng Copt, nảy sinh nhiều dị biệt và dẫn đến các cuộc ly giáo giúp hình thành các giáo hội quốc gia được gọi chung là các giáo hội phương Đông.
Vào thiên niên kỷ thứ hai, Kitô giáo phát triển đến hầu hết thế giới phương Tây, Trung Đông, các vùng Châu Phi và bắt đầu tiếp cận vùng Viễn Đông. Dù vẫn nảy sinh một số bất đồng về thần học và đều được giải quyết tại các công đồng, Kitô giáo đã duy trì được sự đồng thuận về các giáo lý nền tảng trong suốt thời kỳ này. Tuy nhiên, trong thiên niên kỷ sau, các bất đồng về thần học và sống đạo ngày càng trở nên trầm trọng. Cuộc Đại ly giáo năm 1054 chia cắt Hội thánh thành giáo hội phương Tây và giáo hội phương Đông. Trong khi giáo hội phương Tây dần dần được củng cố với quyền lực tập trung vào La Mã thì giáo hội phương Đông với danh xưng "Chính thống" cam kết bảo tồn các truyền thống và đề kháng với mọi thay đổi. Cho đến nay giáo hội phương Đông vẫn duy trì lập trường không đặt giáo hội dưới quyền cai trị của một giám mục duy nhất. Giáo hội phương Đông công nhận Thượng phụ thành Constantinople là "người đứng đầu nhưng bình đẳng" với các giám mục khác đang cai quản các giáo hội tự trị trong gia đình Chính Thống giáo[19].
Tại Âu châu, chịu ảnh hưởng từ Cuộc Cải cách Kháng Cách (Protestant Reformation) vào thế kỷ 16 nhiều giáo hội đã từ chối thần phục Vatican vì họ cho rằng có sự lạm dụng trong cơ cấu quyền lực được tập trung vào ngai Giáo hoàng cũng như bên trong cấu trúc quyền lực này đã nảy sinh nhiều sai lạc về thần học và sống đạo[20]. Các vấn đề mấu chốt trong cuộc tranh luận đã được tóm tắt trong năm mệnh đề sola nổi tiếng (Xem Năm Tín lý Duy nhất):
  • Sola Scriptura: Duy Thánh Kinh - thẩm quyền của giáo hội chỉ dựa trên Kinh Thánh được giải thích cách đúng đắn và chuẩn xác chứ không được tách rời khỏi Kinh Thánh
  • Sola Fide: Duy đức tin – con người được cứu rỗi chỉ bởi tin Đấng Christ (Chúa Kitô) chứ không phải bởi công đức hay là nhờ giáo hội và các thánh lễ
  • Sola Gratia: Duy ân điển – Sự cứu rỗi được ban cho từ Thiên Chúa, bởi ân sủng của Ngài, con người không thể làm gì để được cứu
  • Solus Christus: Duy Chúa Kitô - Chúa Giêsu là đấng trung bảo duy nhất giữa Thiên Chúa và loài người chứ không phải là giáo hội hay các chức sắc
  • Soli Deo Gloria: Vinh hiển chỉ dành cho Thiên Chúa - mọi vinh hiển vì sự cứu rỗi nhân loại chỉ dành cho một mình Thiên Chúa chứ không phải giáo hội hay các chức sắc.
Từ cuộc cải cách khởi phát một cuộc tranh chấp dữ dội nhằm thu phục người dân Âu châu. Các cuộc tranh luận giữa người Công giáo và người Kháng Cách dẫn đến những cơn bách hại cũng như các cuộc chiến, kể cả các cuộc nội chiến.
Đức tin Công giáo và Kháng Cách đặt chân đến Bắc Mỹ (và sau đó là Châu Úc) bởi các di dân đến từ Châu Âu.
Không theo mô hình trung ương tập quyền như người Công giáo, cũng không tổ chức bộ máy giáo hội trên qui mô quốc gia, các tín hữu Kháng Cách tập trung trong hàng trăm, và sau này hàng ngàn giáo phái (denomination) độc lập với nhau. Đức tin Công giáo và Kháng Cách cũng đến Nam Mỹ và Châu Phi cùng lúc với người Âu châu đi chiếm thuộc địa, đặc biệt là từ thế kỷ 16 đến thế kỷ 19. Vào thế kỷ 18 Chính Thống giáo du nhập vào vùng Alaska thuộc Bắc Mỹ qua các di dân đến từ Nga, về sau, vào cuối thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20, số lượng di dân người Nga còn đông hơn nhiều.
Bắt đầu từ thế kỷ 19, nhiều quốc gia chịu ảnh hưởng Kitô giáo, đặc biệt tại Tây Âu, ngày càng trở nên thế tục.

Kitô giáo ngày nay

Kitô giáo là tôn giáo có đông tín hữu nhất, với những con số ước tính từ 1,5 tỉ đến 2,1 tỉngười xưng nhận niềm tin Kitô giáo; theo sau là Hồi giáo với 1,3 tỉ; số người theo Phật giáo là 1,2 tỉ người và số người vô thần là 1,1 tỉ; Ấn Độ giáo là 900 triệu; tôn giáo cổ truyền Trung Hoa là 394 triệu.
Kitô giáo chia ra nhiều nhánh, bao gồm 1,1 tỉ người Công giáo, 510 triệu người Tin Lành cùng với 84 triệu tín hữu Anh giáo, 216 triệu người Chính thống giáo, con số các tín hữu độc lập (không gia nhập giáo phái nào) là 158 triệu và những giáo hội "ngoại vi" (Chứng nhân Jehova, Cơ Đốc Phục lâm, Mormon...) có khoảng 31,7 triệu tín hữu. Các giáo phái này tự nhận mình thuộc Kitô giáo nhưng họ không được công nhận bởi cộng đồng Kitô giáo vì cớ các học thuyết không chính thống của họ.
Tuy Kitô giáo là tôn giáo lớn nhất thế giới và đang duy trì bộ máy truyền giáo khổng lồ, lại không đạt được mức tăng trưởng như các tôn giáo khác cũng như không theo kịp tốc độ gia tăng dân số thế giới. Trong khi dân số toàn cầu tăng 1,25% mỗi năm thì mức tăng trưởng của Kitô giáo chỉ khoảng 1,12%.
Không phải mọi người xưng nhận mình là Kitô hữu (Cơ Đốc nhân) đều chấp nhận tất cả, hoặc ngay cả hầu hết, các quan điểm thần học của giáo hội của họ. Giống như người Do Thái giáo, Kitô hữu nhân phương Tây chịu ảnh hưởng sâu sắc bởi Phong trào Khai sáng (Enlightenment) vào cuối thế kỷ 17 và đầu thế kỷ 18. Có lẽ sự thay đổi quan trọng nhất đối với họ là nguyên tắc phân ly giáo hội và nhà nước, chấm dứt sinh hoạt tôn giao của một Kitô hữu được nhà nước bảo hộ đã hiện hữu lâu đời tại nhiều nước ở Âu châu. Ngày nay một người, như là một công dân tự do, có quyền bất đồng với giáo hội của mình về các vấn đề khác nhau và có quyền rời bỏ giáo hội tuỳ thích. Trong thực tế, nhiều người đã bỏ giáo hội và phát triển các hệ thống đạo giáo khác như Thần giáo (Deism), Duy nhất thần giáo (Unitarianism), nhiều người khác chọn lựa trở nên vô thần (atheist) hay bất khả tri (agnostic) hoặc là nhân bản (humanist).
Một số người ở lại Hội thánh lập ra phong trào Tự do (Liberalism) bên trong nền thần học Kháng Cách. Tân phái (Modernism) vào cuối thế kỷ 19 khuyến khích các hình thức tư duy và trình bày mới không theo truyền thống của giáo hội.
Tại Hoa Kỳ và Châu Âu, trào lưu thần học tự do góp phần phát triền tinh thần thế tục trong toàn xã hội. Nhiều Kitô hữu ngưng thực hành các bổn phận tôn giáo, mỗi năm chỉ đến nhà thờ vài lần vào những dịp lễ hội, hoặc hoàn toàn không bước chân vào nhà thờ. Nhiều người trong số họ vẫn nhắc đến lòng sùng đạo của ông bà, nhưng họ lớn lên trong những gia đình, nơi mà các giá trị Kitô giáo không còn được xem trọng. Bên trong họ là một tình cảm pha trộn đối với đức tin Kitô Giáo. Một mặt họ tiếp tục buộc mình vào các giá trị cổ truyền vì lý do bản sắc, mặt khác ảnh hưởng của tinh thần thế tục phương Tây, áp lực từ cuộc sống hằng ngày và từ những người xung quanh bứt giật họ ra khỏi ảnh hưởng còn sót lại của Kitô giáo truyền thống. Hôn nhân giữa Kitô hữu và người không phải Kitô hữu, từng là điều cấm kỵ, nay đã trở nên phổ biến. Tại một số quốc gia có truyền thống Công giáo, nhiều người trở nên tín đồ của thuyết bất khả tri
Vào đầu thế kỷ 20, trào lưu tự do phát triển mạnh tại Âu châu và Bắc Mỹ, đến thập niên 1960, kiểm soát nhiều giáo phái lớn tại Hoa Kỳ và Canada. Dù vậy, ngày nay trào lưu này đã thoái trào. Vào đầu thế kỷ 21, tuy thế giới thế tục, đặc biệt là các phương tiện truyền thông vẫn xem các nhà thần học tự do như là đại biểu và phát ngôn nhân cho Kitô giáo, các nhà thờ theo khuynh hướng tự do đang thu hẹp dần. Một phần là do những nỗ lực truyền bá Phúc âm, phần khác là vì nhiều người trong số họ đang trở lại với các giá trị Kitô giáo truyền thống.
Một vấn nạn của Kitô giáo là họ đánh mất khả năng chuyển giao các giá trị Kitô giáo cho thế hệ kế tiếp. Trong khi các giáo phái lớn tại Hoa Kỳ, ngoại trừ Baptist Nam phương (Southern Baptist), đang thoái trào thì các định chế tôn giáo theo khuynh hướng Tin Lành (Evangelical) đang phát triển mạnh, đặc biệt là vào hạ bán thế kỷ 20. Tạp chí Thế kỷ Kitô giáo (Christian Century) có khuynh hướng tự do đang thu hẹp dần để bị thay thế bởi đối thủ đang lớn mạnh có khuynh hướng Tin Lành, tạp chí Kitô giáo Ngày nay

Kitô giáo theo tỷ lệ dân số.
Tại phương Đông Phong trào Khai sáng không tạo lập được nhiều ảnh hưởng. Đối diện với nhiều áp lực từ các xã hội thế tục, giáo hội phải bám trụ vào các xác tín truyền thống để tồn tại, dù vậy, số lượng tín hữu cứ bị bào mòn dần.
Ngày nay, tại Đông Âu và Nga, đang diễn ra tiến trình hồi sinh. Sau nhiều thập kỷ hưng thịnh của thuyết vô thần, nhiều người bắt đầu quan tâm đến Kitô giáo cũng như các tôn giáo khác. Nhiều nhà thờ và tu viện Chính thống giáo được trùng tu và được lấp đầy bởi các tín hữu và tu sĩ. Các giáo phái Kháng Cách cũng tìm đến để truyền bá Phúc âm và thành lập giáo hội. Giáo hội Công giáo tiết lộ họ đã từng có các giáo phận bí mật và nay đang tiến hành các bước nhằm công khai hỗ trợ các nhà thờ tại đây.
Tại Nam Mỹ và Châu Phi, các giáo phái Tin Lành (Evangelical) và Ngũ Tuần (Pentecostal) đang tăng trưởng mạnh và bắt đầu gởi các nhà truyền giáo đến Châu Âu và Bắc Mỹ. Tình trạng tương tự cũng đang xảy ra tại một số nước châu Á.
Hạ bán thế kỷ 20 chứng kiến thần học tân phái phát triển thành chủ nghĩa tiêu dùng (consumerism). Xảy ra cùng lúc nhưng theo hướng ngược lại là sự phát triển của hiện tượng Đại Giáo đoàn (Megachurch) - tập chú vào tính linh động của các phương pháp trình bày thông điệp Kitô cho người đương thời. Giáo trình Alpha (Alpha Course) là một điển hình cho trào lưu mới này của Kitô giáo.
Một phong trào có ảnh hưởng lớn và đang phát triển mạnh, đặc biệt ở phương Tây và Hoa Kỳ là Phong trào Tin lành (Evangelicalism). Họ có mặt và hoạt động tích cực trong hầu hết các giáo phái Kháng Cách, trong một số trường hợp họ là thành phần đa số. Những người Tin Lành thường chủ trương "xuyên giáo phái", họ thích tạo lập các mối quan hệ chính thức hoặc không chính thức với những người Tin Lành trong các giáo phái khác hơn là quan hệ với những người không Tin Lành trong vòng giáo phái của họ. Tín hữu Tin Lành nhấn mạnh đến sự cần thiết phải có kinh nghiệm qui đạo của mỗi cá nhân và tin Chúa Giêsu là Cứu Chúa và Thiên Chúa. Họ tin vào sự tái lâm của Chúa Kitô, tính chân xác của Thánh Kinh và tin vào phép mầu.

Giáo lý

Kitô hữu xem Kitô giáo là sự kế thừa và hoàn chỉnh của Do Thái giáo. bKitô giáo mang theo mình nhiều điều từ thần học và giáo nghi của Do Thái giáo như thuyết độc thần (monotheism), niềm tin vào Đấng Messiah (hay Chúa Kitô từ chữ Hy lạp Christos  nghĩa là "Đấng được xức dầu") cùng với một vài hình thức thờ phụng như cầu nguyện, xướng đọc Kinh Thánh, chức vị tư tế (dù hầu hết người Kháng Cách tin rằng chức vị tư tế được ban cho tất cả tín hữu), và ý tưởng cho rằng sự thờ phụng trên đất là "hình bóng" cho sự thờ phụng trên thiên đàng.
Những xác tín căn cốt của Kitô giáo tập chú vào sự hoá thân thành người, sự đền tội cho nhân loại, sự chết trên thập tự giá và sự sống lại của Chúa Giêsu để cứu chuộc nhân loại khỏi tội lỗi và sự chết.Ngày càng có nhiều Kitô hữu tin rằng sự tuyển chọn mà Thiên Chúa dành cho dân Do Thái được ứng nghiệm trọn vẹn qua Chúa Giêsu: Người Do Thái nào không chấp nhận Chúa Giêsu không còn là người được chọn vì họ đã khước từ Ngài như là Đấng Messiah và Con Thiên Chúa. Quan điểm này đang được làm giảm nhẹ hay ngay cả loại trừ tại một số giáo hội nơi người Do Thái được thừa nhận là có một địa vị đặc biệt vì cớ giao ước của Thiên Chúa dành cho dân tộc này.
Trọng tâm của Kitô giáo đặt vào yếu tố Thiên Chúa sai Con Ngài (Ngài chính là Thiên Chúa) đến thế gian để cứu nhân loại, tạo ra sự khác biệt lớn lao giữa Kitô giáo và các tôn giáo khác, vì các tôn giáo ấy thường nhấn mạnh đến vai trò của con người tự nỗ lực cho sự cứu độ của bản thân mình.
Nền thần học được xác lập vững chắc từ ban đầu và được chấp nhận rộng rãi giữa ba nhánh chính của Kitô giáo - Công giáo, Chính Thống giáo và Kháng Cách - khẳng định những xác tín căn bản của Kitô giáo bao gồm:
  • Thiên Chúa là Ba Ngôi, Thực Thể vĩnh cửu duy nhất hiện hữu trong ba thân vị: Chúa Cha, Chúa Con (Ngôi Lời trở thành xác thịt là Chúa Giêsu Kitô) và Chúa Thánh Linh.
  • Chúa Giêsu vừa là Thiên Chúa vừa là người, cả hai bản thể đều trọn vẹn trong Ngài.
  • Mary (Maria hoặc Ma-ri), mẹ của Chúa Giêsu, người mang thai và sinh Con Thiên Chúa, Đấng vô hạn và vĩnh cửu đã được hình thành trong thân thể của bà bởi quyền năng siêu nhiên của Chúa Thánh Linh. Ngài nhận lãnh từ Mary trí tuệ và ý chí con người và mọi điều khác như một đứa trẻ bình thường nhận lãnh từ mẹ mình.
  • Chúa Giêsu là Đấng Messiah người Do Thái vẫn hằng mong đợi, là Đấng kế thừa ngai Vua David. Ngài ngự bên hữu Chúa Cha để trị vì với tất cả quyền bính vĩnh cửu.Ngài là niềm hi vọng, là Đấng biện hộ và là Đấng phán xét toàn thể nhân loại. Hội thánh có thẩm quyền và bổn phận rao giảng Phúc âm trên khắp thế giới.
  • Chúa Giêsu không bao giờ phạm tội. Qua cái chết và sự sống lại của Ngài, tín hữu được tha thứ tội lỗi và được hoà giải với Thiên Chúa. Tín hữu chịu lễ báp têm (rửa tội) như là biểu tượng cho sự đồng chết và đồng sống lại với Chúa Kitô để nhận lãnh sự sống mới. Qua đức tin, họ nhận lãnh lời hứa sẽ sống lại từ kẻ chết để được sống đời đời. Trong danh của Chúa Kitô, Chúa Thánh Linh ngự vào lòng tín hữu, ban cho họ hi vọng, dẫn họ vào sự hiểu biết chân xác về Thiên Chúa và ý chỉ của Ngài cũng như giúp họ tăng trưởng trong đời sống thánh khiết.
  • Chúa Giêsu sẽ trở lại để phán xét toàn thể nhân loại, để tiếp rước những người tin Ngài vào cuộc sống vĩnh cửu kề cận Thiên Chúa.
  • Nhiều Kitô hữu ở phương Tây xem Kinh Thánh là "lời của Thiên Chúa". Những người khác, đặc biệt là ở phương Đông, tin rằng chỉ Chúa Giêsu là "Ngôi Lời của Thiên Chúa", xem Thánh Kinh là quyển sách có thẩm quyền, được soi dẫn bởi Chúa Thánh Linh nhưng được viết bởi con người. Vì dị biệt này mà nhiều người Kitô hữu bất đồng với nhau về mức độ chân xác của Kinh Thánh cũng như về phương cách giải thích.
Đức tin Kitô giáo được đúc kết trong các tín điều, quan trọng nhất là Tín điều Các Sứ đồ và Tín điều Nicaea. Các bản tín điều này được hình thành trong vòng vài thế kỷ sau công nguyên nhằm phản bác các học thuyết dị giáo. Dù vẫn còn tranh luận về vài điểm khác nhau của các bản tín điều, chúng được dùng rộng rãi để bày tỏ các xác tín căn bản của nhiều Kitô hữu.

Wikiperdia

Anh Giáo...

Anh giáo

Anh giáo là một truyền thống thuộc Cơ Đốc giáo bao gồm những giáo hội có mối quan hệ lịch sử với Giáo hội Anh, phần lớn gia nhập Cộng đồng Anh giáo.  
 
Đại Giáo đường Canterbury, Tổng Giám mục Canterbury là nhà lãnh đạo danh dự của Cộng đồng Anh giáo.
 
Đức tin Anh giáo lập nền trên Kinh Thánh, truyền thống của giáo hội các sứ đồ, quyền kế thừa các sứ đồ, và các giáo phụ đầu tiên. Anh giáo là một trong những hệ phái thuộc Cơ Đốc giáo phương Tây, tuyên bố độc lập với Giáo hoàng Rô-ma vào thời điểm xác lập Định chế Tôn giáo thời Elizabeth. Trong số những tuyên tín của Anh giáo vào giữa thế kỷ 16 có nhiều điều khoản tương tự với những xác tín của cuộc Cải cách Kháng Cách. Những cải cách của Giáo hội Anh - định hướng bởi Tổng Giám mục Cantebury, Thomas Cranmer – theo lập trường trung dung giữa hai khuynh hướng cải cách khởi xướng bởi Luther và Calvin. Đến cuối thế kỷ 16, việc giáo hội duy trì thể chế Giám mục cùng nhiều nghi thức truyền thống đã gây bất bình cho những người chủ trương xây dựng giáo hội trên nền thần học Kháng Cách.
Trong nửa đầu thế kỷ 17, qua nỗ lực của những nhà thần học Anh giáo, Giáo hội Anh và các giáo hội liên quan ở Ireland và những khu định cư Mỹ thuộc Anh thể hiện một tín ngưỡng Cơ Đốc theo lập trường trung dung trong thần học, cơ cấu tổ chức, và nghi thức thờ phụng, giữa truyền thống Kháng Cách và truyền thống Công giáo – quan điểm này đã tạo ảnh hưởng sâu đậm trên bản sắc Anh giáo.
Sau Cách mạng Mỹ, các giáo đoàn Anh giáo tại Hoa Kỳ và Canada thiết lập những giáo hội tự trị với các Giám mục của chính họ, và xây dựng một thể chế tự trị. Về sau, qua sự mở rộng của Đế chế Anh và qua các hoạt động truyền giáo, thể chế này đã trở thành hình mẫu cho các giáo hội tân lập ở châu Phi, châu Đại dương, New Guinea, và khu vực Thái Bình Dương.
Cho đến nay, sự khác biệt giữa hai khuynh hướng Kháng Cách và Công giáo bên trong truyền thống Anh giáo vẫn tiếp tục là một vấn đề gây tranh luận trong các giáo hội thành viên và trên qui mô Cộng đồng Anh giáo. Tuy nhiên, có một truyền thống đặc trưng của Anh giáo đã giúp kết nối các tín hữu trong cộng đồng Anh giáo trải qua nhiều thế kỷ là Sách Cầu nguyện chung, tuyển tập giáo nghi được phổ biến trong hầu hết các giáo hội thuộc Anh giáo suốt nhiều thế kỷ.
 
 Khởi nguồn
 
Trong khi tín hữu Anh giáo thừa nhận cuộc ly giáo dưới triều Henry VIII (1509-1547) là nhân tố khai sinh Giáo hội Anh như một thực thể độc lập, họ nhấn mạnh đến tính liên tục của giáo hội từ trước cuộc Cải cách Kháng Cách. Bộ máy tổ chức của giáo hội đã được thiết lập tại Hội nghị Herford năm 673, khi các Giám mục Anh lần đầu tiên cùng làm việc trong một thể chế, dưới quyền lãnh đạo của Tổng Giám mục thành Canterbury. Kể từ Định chế tôn giáo thời Elizabeth I (1558-1603), Giáo hội Anh thừa hưởng di sản từ cả Công giáo và Kháng Cách, với quân vương nước Anh được đặt vào vị trí đứng đầu giáo hội. Tuy nhiên, vua nước Anh không có vai trò nào trong các giáo hội thuộc cộng đồng Anh giáo tại các quốc gia khác trên thế giới.
Cuộc cải cách tại Anh khởi đầu với những mục tiêu chính trị của vua Henry VIII. Nhà vua muốn "hủy bỏ hôn nhân" với vợ là Catherine của Aragon để kết hôn chính thức với Anne Boleyn, với lý do là hoàng hậu không có hoàng tử để thừa kế ngai vàng, nhưng Giáo hoàng Clement VII từ khước. Cùng lúc, nhà vua nhận thấy sự cần thiết và những lợi ích chính trị và kinh tế khi ly khai khỏi Công giáo Rô-ma và thành lập Giáo hội Anh mà nhà vua là người đứng đầu giáo hội. Đạo luật Quyền Tối thượng năm 1534 tuyên bố vua Henry VIII là "Lãnh đạo Tối Cao duy nhất trên đất" của Giáo hội Anh. Các đạo luật khác như luật giải thể tu viện năm 1542 mang một số lượng lớn các loại tài sản của tu viện Công Giáo vào tay nhà vua, rồi sau đó vào tay các nhà quý tộc. Điều này tạo nên các nguồn vật chất lớn lao hỗ trợ cho giáo hội mới vừa độc lập trên lãnh thổ nước Anh, dưới quyền cai trị của một quân vương.
Tuy nhiên, người thiết lập nền thần học đặc thù cho Anh giáo là Tổng Giám mục Canterbury Thomas Cranmer với sự tiếp bước của Richard Hooker và Lancelot Andrewes. Cranmer được hưởng nền giáo dục tại Âu châu lục địa, chịu ảnh hưởng tư tưởng cải cách, và vì vậy, mặc dù là một linh mục, ông đã kết hôn. Bởi vì Cranmer và các nhà lãnh đạo khác của Giáo hội Anh được tấn phong bởi các Giám mục theo quyền kế thừa các sứ đồ, các vị này lại truyền chức cho những linh mục khác, Anh giáo được xem là vẫn duy trì quyền kế thừa các sứ đồ.
Trong thời trị vì ngắn ngủi của vua Edward VI, con trai của Henry, Cranmer đã thành công đáng kể trong nỗ lực đem Giáo hội Anh đến gần với lập trường Thần học Calvin. "Sách Cầu nguyện chung" ra đời trong thời gian này. Tuy nhiên, cuộc Cải cách bị đảo ngược đột ngột khi Mary I lên ngôi nữ hoàng sau cái chết của em mình (Edward VI). Chỉ đến thời trị vì của Nữ Hoàng Elizabeth I (1558-1603), Giáo hội Anh mới được xác lập như là một giáo hội cải cách.
Trong thế kỷ 16, tôn giáo đóng vai trò quan trọng như là một nhân tố nối kết toàn thể xã hội. Những bất đồng tôn giáo chắc chắn sẽ dẫn đến những bất ổn xã hội, những âm mưu thông đồng và cầu viện binh lực nước ngoài để lũng đoạn triều chính hay lật đổ ngai vàng. Giải pháp của Elizabeth I nhằm giải quyết các bất đồng tôn giáo mà không cần đổ máu là xác lập một định chế giáo hội với nghi thức thờ phụng sao cho mọi người đều có thể dự phần, với một hệ thống thần học có thể bảo đảm sự đồng thuận của các khuynh hướng khác nhau về cung cách luận giải Kinh Thánh. Do đó, cần có sự bao dung cho nhiều quan điểm dị biệt và cần xem chúng là hợp pháp. Trong khi phần lớn dân chúng tỏ ra muốn đồng hành với thiết chế tôn giáo này, những nhóm cực đoan ở hai thái cực thần học không chấp nhận, và những rạn nứt bắt đầu xuất hiện bên trên bề mặt của sự hiệp nhất tôn giáo tại Anh.
Trong thế kỷ kế tiếp, có những dịch chuyển quan trọng hoặc về phía phong trào Thanh giáo hoặc về phía các trào lưu thiên về Công giáo. Cần nên biết rằng vào thời ấy, khái niệm về quyền tự do tôn giáo là không thể chấp nhận, vì vậy, cũng dễ hiểu khi mục tiêu của các nhóm đấu tranh là làm thế nào để kiểm soát giáo hội chứ không phải để được hưởng quyền tự do tôn giáo. Theo tiêu chuẩn của Âu châu lục địa, mức độ bạo động tôn giáo tại Anh tuy không cao, nhưng cũng đủ làm mất mạng một quân vương (Charles I) và một Tổng Giám mục Canterbury (William Laud). Kết quả sau cùng của cuộc chính biến phục hồi vương quyền của Charles II là nỗ lực trở lại các lý tưởng thời kỳ Elizabeth I. Tóm lại, trong giai đoạn này, đa số cư dân tại Anh chọn lựa con đường trung dung, còn đứng tại hai cực đối nghịch nhau là các nhóm Công giáo Rô-ma và Thanh giáo, mỗi nhóm đều đủ mạnh để tự bảo vệ mình khỏi bị nuốt chửng bởi nhóm kia, và đủ khôn ngoan để có thể tồn tại bên ngoài giáo hội thay vì tìm cách kiểm soát giáo hội. Cuộc cải cách tại Anh được xem là hoàn tất vào thời điểm này.
Măc dù thiết chế Elizabeth I đã không giành được sự đồng thuận của toàn thể dân Anh thời đó, Anh giáo hiện nay đang phát triển tại nhiều nơi trên thế giới, một thành quả vượt quá mọi sự mong đợi của mọi tín hữu Anh giáo thế kỷ 16 và 17.

Thần học

Trung dung

Quyết định của Henry VIII ly khai khỏi Công giáo Rô-ma khởi phát từ những tranh chấp về thẩm quyền và những lợi ích – nhất là do lập trường của Vương quyền tin rằng các giáo hội quốc gia phải có quyền tự trị - chứ không dính líu gì đến những bất đồng về thần học. Tuy nhiên, từ thời trị vì của Edward VI, và nhất là từ lúc Định chế Tôn giáo thời Elizabeth ra đời, nỗ lực kiến tạo một giáo hội quốc gia vẫn tiếp nối truyền thống đồng thời chấp nhận một số luận điểm thần học và giáo nghi của những nhà cải cách đã giúp hình thành Anh giáo, một cộng đồng các giáo hội với những nét đặc thù bên trong thế giới Cơ Đốc giáo.
Sự phân biệt giữa Cải cách và Công giáo, cũng như sự chọn lựa giữa hai truyền thống luôn là vấn đề gây tranh cãi bên trong các giáo hội thành viên và giữa các giáo hội thuộc Cộng đồng Anh giáo. Kể từ khi Phong trào Oxford khởi phát giữa thế kỷ 19, nhiều giáo hội thuộc Cộng đồng Anh giáo khởi sự phục hồi các nghi thức và mục vụ tương tự với Công giáo Rô-ma. Suốt thế kỷ qua, trong khi những người Công giáo Anh có khuynh hướng chú trọng đến nghi lễ và nếp cũ, thì những người Anh giáo Tin Lành vẫn tiếp tục duy trì đức tin và sống đạo phù hợp với khuynh hướng Cải cách.

Nguyên tắc định hướng

Đối với nhóm "Thượng giáo hội" (Công giáo Anh), nền thần học của họ không được xác lập bởi Quyền Giáo huấn của giáo hội (như Công giáo Rô-ma), hoặc từ một nhà thần học khai sáng (như Thần học Calvin), cũng không lập nền trên những bản tín điều (như Giáo hội Luther). Đối với họ, văn kiện thần học Anh giáo nguyên thủy là "Sách Cầu nguyện chung", mà họ xem là sự thể hiện một tư duy thần học sâu sắc đi cùng với tinh thần hòa giải và bao dung. Lex orandi, lex credenda ("Luật của sự cầu nguyện chính là luật của đức tin"). Bao hàm trong sách cầu nguyện là những nguyên lý của thần học Anh giáo: Bản Tín điều các Sứ đồ, bản Tín điều Nicene, và bản Tín điều Athanasian (dù bản tín điều này không còn được sử dụng rộng rãi), Kinh Thánh (qua nghi thức đọc Kinh Thánh trong lễ thờ phượng), các thánh lễ, cầu nguyện hằng ngày, sách dạy giáo lý, và quyền kế thừa các sứ đồ. Trong khi đó, đối với những người "Hạ giáo hội" (Anh giáo Tin Lành), bản "Ba mươi chín Tín điều" theo khuynh hướng Cải cách là nền tảng hình thành nền thần học của họ. Trải qua nhiều thế kỷ, hai khuynh hướng này được chấp nhận trong tinh thần cộng sinh bên trong Cộng đồng Anh giáo.
Ban đầu, bản "Ba mươi chín Tín điều" giữ vị trí quan trọng trong thần học và sống đạo Anh giáo. Từ năm 1604, tất cả chức sắc Anh giáo phải tuyên bố tuân giữ bản tín điều này. Ngày nay, bản tín điều chỉ còn được xem là một văn kiện lịch sử, dù từng có thời là nhân tố chủ chốt trong việc định hình bản sắc Anh giáo. Các tín điều được nhìn nhận từ những góc độ khác nhau. Lấy thí dụ, khi xem xét giáo lý xưng công chính, những người Công giáo Anh cho rằng cần có đức tin, việc lành, và các thánh lễ; còn người theo khuynh hướng Tin Lành tin rằng chỉ có đức tin vào Chúa Giê-xu chúng ta có thể nhận lãnh sự tha thứ của Thiên Chúa, và việc lành là hệ quả tất yếu của một con người đã được thay đổi bởi ân điển.
 
Tuy nhiên, giáo huấn nổi bật nhất của bản tín điều thể hiện ở Điều VI về "sự trọn vẹn của Kinh Thánh", tuyên bố rằng Kinh Thánh chứa đựng mọi điều cần thiết cho sự cứu rỗi: vì vậy bất cứ điều gì không được viết, không được chứng thực trong Kinh Thánh, thì không ai có nghĩa vụ phải tin như là một phần của Đức tin, hoặc phải xem đó là cần thiết cho sự cứu rỗi. Điều VI đã có ảnh hưởng trên sự luận giải và giảng luận Kinh Thánh của Anh giáo từ lúc ban đầu cho đến nay.
Anh giáo cũng công nhận thẩm quyền của "những nhà thần học chuẩn mực". Sau Thomas Cranmer, nhà thần học có nhiều ảnh hưởng nhất là Richard Hooker, từ sau năm 1660, ông được xem là "cha đẻ" của tinh thần Anh giáo. Theo Hooker, thẩm quyền của Anh giáo đến từ Kinh Thánh, được thông hiểu bởi lý trí (sự thông tuệ và trải nghiệm đối với Thiên Chúa), và truyền thống (những thông lệ và xác tín của giáo hội), đã tạo ảnh hưởng trên Anh giáo hơn bất cứ truyền thống nào khác. Cần nên biết giáo huấn "kiềng ba chân" (Kinh Thánh, lý trí, và truyền thống) thường gán cho Hooker là không đúng. Theo Hooker, Kinh Thánh là nền tảng và là đứng đầu trong trật tự thẩm quyền, rồi mới đến lý trí và truyền thống, hai điều này dù quan trọng nhưng chỉ là thứ yếu, nếu so với Kinh Thánh.
Sự phát triển của Anh giáo đến nhiều xứ sở không nói tiếng Anh, sự đa dạng của sách cầu nguyện, và sự quan tâm ngày càng lớn trong nỗ lực đối thoại với các giáo hội khác, đã dẫn đến sự xem xét lại những giá trị của bản sắc Anh giáo. Nhiều tín hữu Anh giáo xem "Bốn Luận điểm" được thông qua tại Hội nghị Lambeth năm 1888 là "nền tảng và tối cần thiết" cho bản sắc Anh giáo.[ói tóm tắt, Bốn Luận điểm này là Kinh Thánh, chứa đựng mọi điều cần thiết cho sự cứu rỗi; các Tín điều (đặc biệt là Tín điều các Sứ đồ và Tín điều Nicene), là bản tuyên ngôn đầy đủ cho đức tin Cơ Đốc; hai thánh lễ Báp têm và Tiệc Thánh; và quyền kế thừa các Sứ đồ.

Thể chế

Trái với những gì người ta thường nghĩ, quân vương Anh không phải là "đầu" của giáo hội, mà theo luật là "Lãnh đạo tối cao" của Giáo hội Anh, vua Anh không có vị trí nào trong các giáo hội ngoài nước Anh. Vai trò của vương quyền Anh bị giới hạn vào việc bổ nhiệm các Giám mục, kể cả Tổng Giám mục Canterbury; ngay cả như thế, chính phủ cũng chỉ được giao cho một danh sách đã được chọn lọc trước. Quy trình này luôn cần có sự hợp tác và đồng thuận từ các đại diện của giáo hội.
Một đặc điểm khác của Anh giáo là không có một thẩm quyền toàn cầu nào được công nhận. Toàn bộ ba mươi chín khu vực của Cộng đồng Anh giáo đều tự trị, mỗi khu vực tự chọn thể chế và giới lãnh đạo cho mình. Các khu vực này có thể chọn mô hình giáo hội quốc gia (như Canada, Uganda, hoặc Nhật Bản), hoặc một nhóm các quốc gia (như Tây Ấn, Trung Phi, hoặc Nam Á), hoặc theo đặc điểm địa dư (như Vanuatu và Quần đảo Solomon), v..v... Trong các khu vực này là những giáo phận đặt dưới quyền lãnh đạo của tổng Giám mục. Tất cả các khu vực của Cộng đồng Anh giáo đều thành lập các giáo hạt do Giám mục lãnh đạo. Giám mục được tấn phong theo quyền kế thừa các sứ đồ. Ngoài chức Giám mục còn có linh mục (tư tế) hoặc mục sư (đối với người theo khuynh hướng Tin Lành), và chấp sự. Không có quy định nào đòi hỏi sống độc thân, mặc dù có nhiều linh mục Công giáo Anh tự nguyện sống độc thân. Kể từ giữa thế kỷ 20, tại hầu hết các khu vực, phụ nữ được phong chức chấp sự, trong một số khu vực phụ nữ được nhận chức linh mục, và Giám mục.
Anh giáo thường được đồng nhất với Giáo hội Anh, nhưng trong thực tế các giáo hội Anh đang có mặt tại nhiều quốc gia trên thế giới. Anh giáo tại một số nơi như Hoa Kỳ, Scotland được biết đến với tên là Giáo hội Giám nhiệm (Episcopal), từ tiếng La-tinh episcopus, có nghĩa là "Giám mục", có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp với ý nghĩa là "người quản lý". Tên gọi này ngụ ý giáo hội được quản trị theo thể chế Giám mục. Mỗi giáo hội cấp quốc gia được đặt dưới quyền lãnh đạo của một Tổng Giám mục, hoặc Giám mục chủ tịch (Presiding Bishop) như trong trường hợp của Giáo hội Giám nhiệm Hoa Kỳ. Giáo hội quốc gia được chia thành các giáo hạt, thường tương ứng với địa gới hành chính của các tiểu bang hoặc các tỉnh.
Các hội đồng của giáo hội được thiết lập trên ba cấp: hội đồng tín hữu (quy tụ những đại biểu từ các giáo sở), hội đồng chức sắc, và hội đồng Giám mục. Giáo hạt, không phải giáo sở, là đơn vị hạt nhân trong cấu trúc thẩm quyền của giáo hội.

Tổng Giám mục Canterbury


Justin Welby, Tổng Giám mục Canterbury thứ 105
Tổng Giám mục Canterbury giữ vị trí danh dự trong Cộng đồng Anh giáo. Giữa giới lãnh đạo của Cộng đồng, ông được nhìn nhận là primus inter pares (đứng đầu nhưng bình đẳng), và không có quyền hạn nào đối với các khu vực bên ngoài nước Anh. Justin Welby trở thành Tổng Giám mục Canterbury thứ 105 vào lễ nhậm chức cử hành tại Đại Giáo đường Canterbury ngày 21 tháng 3, 2013.
Tổng Giám mục Canterbury tổ chức và chủ tọa các Hội nghị Lambeth của Cộng đồng Anh giáo, ông là người quyết định danh sách các Giám mục được mời tham dự Hội nghị. Ông cũng chủ tọa những Tọa đàm Lãnh đạo Cộng đồng Anh giáo (những buổi gặp mặt giữa những người đứng đầu các giáo hội thành viên). Ông cũng đảm nhiệm chức vụ chủ tịch ban thư ký của Văn phòng Cộng đồng Anh giáo, và Hội đồng Tư vấn Anh giáo.

Các hội nghị

Cộng đồng Anh giáo không có thẩm quyền toàn cầu. Tất cả các tổ chức quốc tế của cộng đồng chỉ có chức trách tư vấn và hợp tác, những nghị quyết của các tổ chức này không có giá trị ràng buộc pháp lý đối với các giáo hội thành viên. Hiện có ba tổ chức chính của Cộng đồng:
  • Hội nghị Lambeth là tổ chức tư vấn quốc tế lâu đời nhất của Cộng đồng. Lần đầu tiên được Tổng Giám mục Longley triệu tập năm 1867 như là một diễn đàn để các Giám mục trong Cộng đồng "thảo luận về những lợi ích thiết thực, và công bố điều chúng tôi xem là những nghị quyết thích hợp định hướng cho những hoạt động của chúng ta trong tương lai." Từ đó, Hội nghị Lambeth được tổ chức mười năm một lần.
  • Hội nghị Lambeth năm 1968 quyết định thành lập Hội đồng Tư vấn Anh giáo. Được triệu tập hai năm một lần, Hội đồng có các đại biểu là Giám mục, mục sư, và tín hữu được chọn lựa từ 38 khu vực. Hội đồng có ban thư ký thường trực, Văn phòng Cộng đồng Anh giáo, mà Tổng Giám mục Canterbury là chủ tịch.
  • Tọa đàm Lãnh đạo Anh giáo là diễn đàn quốc tế dành cho những người đứng đầu các khu vực. Thành lập năm 1978 bởi Tổng Giám mục Donald Coggan như là một dịp tiện để "đàm đạo, cầu nguyện, và thảo luận sâu".

Truyền giáo

Đến năm 2011, số tín hữu Anh giáo trên thế giới ước tính khoảng 85 triệu người. Trong hai thập niên qua, 11 khu vực ở châu Phi chứng kiến sự tăng trưởng bộc phát. Hiện ở đây có 36, 7 triệu tín hữu Anh giáo, đông hơn ở nước Anh với 26 triệu thuộc viên. Tại hầu hết các quốc gia công nghiệp, số tín hữu liên tục sút giảm kể từ thế kỷ 19.
Từ thế kỷ 17, Giáo hội Anh vẫn là một giáo hội hoạt động tích cực trong lĩnh vực truyền giáo khi họ tìm đến những khu định cư được thiết lập ở Mỹ, Úc, Canada, New Zealand, và Nam Phi để thành lập các giáo sở. Từ năm 1578, lễ Tiệc Thánh đã được cử hành ở Bắc Cực khi tuyên úy Anh giáo Robert Wolfall cùng đi với đoàn thám hiểm của Martin Frobisher đặt chân đến đây.
Nhà thờ Anh giáo đầu tiên được xây dựng ở châu Mỹ là tại Jamestown,Virginia, năm 1607. Đến thế kỷ 18, những nhà thờ Anh giáo xuất hiện tại châu Á, châu Phi, và Mỹ La-tinh.
Các tổ chức truyền giáo của Giáo hội Anh, đầu tiên là Hội Quảng bá Kiến thức Cơ Đốc (SPCK) thành lập năm 1698, trong năm 1701 là Hội Truyền bá Phúc âm ở hải ngoại (CCPAS), và Hội Truyền giáo Giáo hội (CMS) năm 1799.
Thế kỷ 19 chứng kiến sự ra đời của Hội truyền giáo cho Thủy thủ (1856), Liên minh các bà mẹ (1876), và Đạo quân Hội thánh (1882) chủ trương truyền bá phúc âm bằng phương pháp cá nhân chứng đạo. Sang thế kỷ 20, Giáo hội Anh phát triển những hình thức truyền bá phúc âm mới như Alpha Course (1990) khởi phát từ Nhà thờ Trinity Brompton tại Luân Đôn. Đến thế kỷ 21, có những nỗ lực tiếp cận với giới thanh niên và thiếu nhi.

Anh giáo Sydney

Giáo hạt Sydney thuộc Giáo hội Anh giáo Úc - khoảng 50% tín hữu Anh giáo ở Úc thuộc giáo hạt này - thành lập năm 1836 với William Grant Broughton là Giám mục đầu tiên. Được xem là một hiện tượng đặc biệt trong Cộng đồng Anh giáo, Giáo hạt Sydney chấp nhận truyền thống Cải cáchThanh giáo, với niềm xác tín rằng họ đang bảo vệ những giá trị nguyên thủy của cuộc Cải cách Anh khởi phát từ thế kỷ 16. Anh giáo Sydney tin rằng thẩm quyền và sự soi dẫn của Kinh Thánh đã được thể hiện trong bản tuyên tín của Anh giáo gọi là bản "Ba mươi chín Tín điều".

Thể chế

Về thể chế, Anh giáo Sydney nhấn mạnh đến vị trí của các giáo đoàn địa phương. Họ tin rằng vâng theo lời Chúa dạy, con dân Ngài nhóm lại để lắng nghe, luận giải, suy gẫm, và đáp ứng đối với Lời Chúa. Tín hữu có quan hệ mật thiết với giáo đoàn địa phương thay vì quan tâm đến hệ phái hoặc các định chế.
Họ cử hành lễ Tiệc Thánh, nhưng không chú trọng đến yếu tố thần bí như nhiều tín hữu Anh giáo khác. Ngoài ra, tín hữu Anh giáo Sydney còn có sự quan tâm đặc biệt đến trải nghiệm cá nhân trong đời sống đức tin, và sứ mạng truyền bá phúc âm, cũng như tin Kinh Thánh là sự mặc khải từ Chúa, vì vậy không sai lầm. Do đó, những người chống đối gọi họ là thuộc khuynh hướng bảo thủ.

Giáo nghi và Giáo phẩm

Dù hầu hết các giáo đoàn Anh giáo Sydney không còn sử dụng Sách Cầu nguyện chung trong lễ thờ phượng, họ chấp nhận bản Ba mươi chín Tín điều được chép trong Sách Cầu nguyện chung là bản tuyên tín căn bản, thể hiện niềm xác tín rằng tất cả giáo huấn và truyền thống của giáo hội phải đặt dưới thẩm quyền của Kinh Thánh.[3]
Mặc dù linh mục (priest: thầy tư tế) là chức vụ được công nhận rộng rãi trong Cộng đồng Anh giáo, Anh giáo Sydney bác bỏ chức vụ này vì cho rằng chức vụ tư tế chỉ có giá trị trong thời Cựu Ước khi trọng tâm của sự thờ phượng là nghi thức dâng tế lễ tại Đền thờ. Chức vụ tư tế đã được hoàn tất, một lần đủ cả, bởi sự chếtsự phục sinh của Chúa Giê-xu. Như vậy, mục sư chỉ đơn giản là viên chức của giáo hội, được giáo hội ủy nhiệm để giảng Lời Chúa, cử hành các thánh lễ, và quản trị các giáo đoàn.

Đặc điểm

Trong cộng đồng Cơ Đốc giáo, Anh giáo được biết đến với tính đa dạng về thần học và giáo nghi. Các cá nhân, nhóm, giáo sở, giáo hạt hay giáo hội quốc gia có thể chọn lựa hoặc nối kết với truyền thống và thần học Công giáo hoặc chọn hướng ngược lại, đồng hành với các nguyên tắc của cuộc Cải cách.
Một số tín hữu Anh giáo tuân giữ các nghi thức sùng kính của Công giáo La mã như lần hạt cầu kinh, cầu khấn với các thánh. Một số khác đặt tin tưởng vào các sách thứ kinh (deuterocanonical) trong Kinh Thánh, mặc dù giáo lý Anh giáo dạy rằng những sách này nên được đọc trong nhà thờ vì mục đích giáo huấn đạo đức, nhưng không nên dùng cho việc lập thuyết.
Về phần mình, những tín hữu Anh giáo nhấn mạnh đến bản thể Kháng Cách của giáo hội, tập chú vào các tiêu chí của cuộc Cải cách về sự cứu rỗi bởi ân điển của Thiên Chúa qua đức tin của tín hữu, hai thánh lễ của Phúc Âm (Báp têmTiệc Thánh), và Kinh Thánh chứa đựng mọi điều cần thiết cho sự cứu rỗi.
Sự phân hóa bên trong giáo hội lên đến đỉnh điểm trong thế kỷ 19 khi phong trào Công giáo Anh (Anglo-Catholic) nhấn mạnh vào khía cạnh Công giáo, và phong trào Tin Lành (Evangelical) tập chú vào phương diện Cải cách của giáo hội. Hai nhóm này thường được gọi là "Thượng giáo hội" và "Hạ giáo hội", ngụ ý về cung cách hành lễ của mỗi nhóm trong nghi thức thờ phụng ("Thượng giáo hội" quan tâm đến tính uy nghiêm, trang trọng của nghi thức, trong khi "Hạ giáo hội" thích chọn lựa các nghi thức đơn giản, và xem nghi thức là một cách biểu trưng cho tấm lòng).
Tuy nhiên, hầu hết tín hữu Anh giáo quyết định tự giữ mình để không bị lôi cuốn vào hai cực này, họ thường nhấn mạnh rằng Anh giáo, cần được hiểu theo ý nghĩa chính xác, là con đường trung dung của Cơ Đốc giáo, đi giữa Công giáo và Kháng Cách.

Các dòng tu

Ngay sau thời kỳ phục hưng của phong trào Công giáo, là sự xuất hiện và phát triển của các dòng tu, được thành lập cho những hoạt động từ thiện. Khởi phát từ thập niên 1840 và kéo dài trong thế kỷ sau, các dòng tu có mặt tại Anh Quốc, Hoa Kỳ, Canada, Ấn Độ cũng như tại các quốc gia xa xôi khác ở Phi châu, Á châu và khu vực Thái Bình Dương.
Các tu sĩ và nữ tu dâng hiến đời mình cho Thiên Chúa theo lời thề nguyện sống nghèo khổ, trinh bạch và vâng phục, dành trọn thì giờ cho các hoạt động tôn giáo và phục vụ người nghèo.
Kể từ thập niên 1960, có sự suy giảm nghiêm trọng về số lượng và qui mô các dòng tu trên toàn thể Cộng đồng Anh giáo. Nhiều dòng tu lớn từng hoạt động tại nhiều nước nay chỉ còn lại một tu viện với một ít tu sĩ hay nữ tu già yếu. Số người xin gia nhập các dòng tu là rất ít, và một số dòng tu nay không còn hiện hữu.
Dù vậy, ngày nay vẫn còn có vài ngàn tu sĩ đang hoạt động tại khoảng 200 tu viện trên khắp thế giới.
Điều gây ngạc nhiên là sự phát triển số lượng tu sĩ và nữ tu tại những nơi như Quần đảo Solomon, VanuatuPapua Tân Guinea. Tại đây những tu sĩ và nữ tu thường ở độ tuổi từ 20 đến 25, trẻ hơn độ tuổi trung bình của các đồng lao của họ tại những nơi khác trên thế giới từ 40 đến 50 năm.

Wikiperdia

Thứ Ba, 12 tháng 8, 2014

F-35 có còn là “xương sống” của phi đội máy bay chiến đấu Mỹ ?

Việc Bộ Quốc phòng Mỹ hủy kế hoạch đưa máy bay F-35 sang dự Triển lãm hàng không Farnborough diễn ra ở Anh hồi tháng 7 đã đẩy chương trình này vào tình trạng “khóc dở mếu dở” .
 
Kỳ tích công nghệ tạo ra sản phẩm

Tiêm kích tàng hình F-35 là loại máy bay chiến đấu đa năng, có thể thực hiện các cuộc tấn công trên đất liền, trên biển và cả nhiệm vụ do thám. F-35 được thiết kế và xây dựng bởi một tổ hợp công nghiệp hàng không do tập đoàn Lockheed Martin dẫn đầu và các thành viên khác là BAE Systems và Northrop Grumman. Các nước tham gia tài trợ dự án này gồm có Anh, Italia, Australia, Canada, Na Uy, Đan Mạch, Hà Lan và Thổ Nhĩ Kỳ.
Máy bay tiêm kích F-35 tại căn cứ không quân Eglin ở bang Florida (Mỹ). Ảnh: Dailymail.co.uk
 
F-35 có 3 phiên bản khác nhau gồm F-35A, F-35B và F-35C. Trong đó, F-35A có khả năng cất và hạ cánh như máy bay chiến đấu thông thường; F-35B cất và hạ cánh thẳng đứng như trực thăng và F-35C triển khai trên các tàu sân bay. Tất cả các phiên bản của F-35 đều được trang bị công nghệ tàng hình siêu việt, có khả năng tránh radar, đạt tốc độ siêu âm và gắn camera giúp phi công có thể quan sát 3600 từ buồng lái xuống mặt đất. F-35 thực hiện chuyến bay thử nghiệm đầu tiên ngày 15/12/2006.
Dự án F-35 được ca ngợi là kỳ tích công nghệ tạo ra sản phẩm có thể thống trị bầu trời và được kỳ vọng sẽ trở thành xương sống của phi đội máy bay chiến đấu Mỹ trong tương lai. Quân đội Mỹ có kế hoạch đặt mua tổng cộng 2.443 chiếc F-35 các loại với tổng kinh phí 391,2 tỷ USD để trang bị cho không quân, thủy quân lục chiến và hải quân. Việc chuyển giao các máy bay này cho quân đội Mỹ dự kiến sẽ hoàn tất vào năm 2037.
Ngoài Không quân, Hải quân và Thủy quân lục chiến Mỹ, các khách hàng tiềm năng của F-35 còn bao gồm Hàn Quốc (đặt mua 40 chiếc) và đặc biệt là Nhật Bản (đặt mua 42 chiếc). Hai quốc gia này vẫn đang có kế hoạch mua các tiêm kích F-35 trang bị cho không quân. Thêm vào đó, các tàu đổ bộ tiên tiến của Hàn Quốc và tàu khu trục chở trực thăng của Nhật Bản cũng được thiết kế để có thể mang máy bay F-35B, phiên bản cất cánh ngắn/hạ cánh thẳng đứng.
Tuy nhiên, tới nay dự án F-35 đã bị chậm tiến độ tới 7 năm so với kế hoạch, do chi phí bị đội lên quá lớn. Ước tính, chi phí phụ trội để sản xuất F-35 đã tăng hơn hai lần so với dự toán ban đầu. Báo cáo ngày 21/8/2013 của Phòng kiểm toán chính phủ cho biết, chi phí đầu tư cho sản xuất F-35 đã lên tới gần 400 tỷ USD và mỗi năm sẽ còn “đội” thêm khoảng 12,7 tỷ USD nữa. Dự án đã phát triển “quá lớn tới nỗi không được phép thất bại”, Gordon Adams, giáo sư tại Đại học Mỹ và từng là quan chức Nhà Trắng, nhận định.
Tiêm kích nào lấp chỗ trống cho F-35?
Việc Bộ Quốc phòng Mỹ hủy kế hoạch đưa máy bay siêu tiêm kích tàng hình đa năng F-35 thuộc thế hệ thứ 5 sang dự Triển lãm hàng không Farnborough diễn ra ở Anh hồi tháng 7 vừa qua một lần nữa “đổ thêm dầu vào lửa,” làm bùng lên những ý kiến chỉ trích nhằm vào dự án chế tạo F-35 được coi là phức tạp và tốn kém nhất thế giới. Trước đó, F-35 liên tiếp gặp nhiều lỗi kỹ thuật khác nhau trong các chuyến bay thử nghiệm. Ngày 3/7/2014, quân đội Mỹ cho biết, đã cho đình bay toàn bộ phi đội siêu máy bay chiến đấu F-35 sau khi xảy ra vụ cháy trên một chiếc máy bay F-35A của không quân tại căn cứ không quân Eglin ở bang Florida, Mỹ. Trước đó, ngày 23/6, một chiếc F-35A đã bốc cháy khi phi công đang chuẩn bị cất cánh trong một chuyến bay huấn luyện.
Ngoài những điểm yếu về kỹ thuật, chuyên môn, chương trình F-35 còn dính hàng loạt bê bối về tài chính, chậm tiến độ. Thậm chí có những thông tin cho rằng, tập đoàn Lockheed Martin đã “đi đêm” để có được dự án này và Bộ Quốc phòng Mỹ đang “cố đấm ăn xôi” để dự án tiếp tục được triển khai (?!).
F-35 bay huấn luyện
Giới phân tích nhận định, việc trì hoãn chương trình F-35 sẽ tạo cơ hội cho Trung Quốc khắc phục sự tụt hậu của lực lượng không quân nước này và có thể giành được ưu thế trước đối thủ tiềm năng của mình. Theo chuyên gia Vasily Kashin thuộc Trung tâm Phân tích chiến lược và công nghệ (trụ sở tại Moscow, Nga), hiện tại, Trung Quốc đã bắt đầu sản xuất hàng loạt máy bay tiêm kích J-15 và đã đặt mua các máy bay chiến đấu Su-35S từ Nga. Việc nghiên cứu tính năng và đặc tính của Su-35S sẽ mở đường cho phiên bản nâng cấp J-15 với nhiều tính năng hơn.
Ông Vasily Kashin cho biết, trên thực tế, việc áp dụng đặc điểm thiết kế của Su-35S và các hệ thống của nó (như radar có khả năng phát hiện mục tiêu ở khoảng cách 400 km) sẽ tạo điều kiện cho Trung Quốc phát triển loại máy bay tiêm kích tiên tiến nhất thế giới. “Vì vậy, không loại trừ khả năng các tàu sân bay trang bị tiêm kích J-15 hiện đại hóa của Trung Quốc sẽ xuất hiện trước khi F-35 của Nhật Bản đạt được khả năng sẵn sàng tác chiến”, ông Vasily Kashin nhận định.
Trong bối cảnh trên, Bộ Quốc phòng Mỹ đã tính tới một số giải pháp nhằm thay thế chương trình F-35. Theo themilitary.com, thay vì tiếp tục phát triển F-35, Lầu Năm góc đã cho nâng cấp máy bay tiêm kích F/A-18 Super Hornet, đồng thời cho phép kéo dài tuổi thọ của máy bay cường kích A-10 hiện đang phục vụ trong quân đội Mỹ.
Ngoài ra, Mỹ cũng có thể khởi động lại dây chuyền sản xuất máy bay tiêm kích F-22. Tuy nhiên, việc khởi động lại chương trình F-22 cũng rất tốn kém và không giải quyết được các vấn đề của Hải quân hay Lực lượng lính thủy đánh bộ Mỹ. Hơn nữa, luật pháp Mỹ không cho phép xuất khẩu F-22, đồng nghĩa nó không giải quyết được các vấn đề ngoại giao nảy sinh khi chương trình F-35 bị hủy bỏ.
(Theo Tri Thức)

Thứ Hai, 4 tháng 8, 2014

Tiềm lực quân sự của Việt Nam

Theo đánh giá của Globalfirepower, Việt Nam hiện là sức mạnh quân sự xếp thứ 23 thế giới. Sự đánh giá này dựa vào trên 50 tiêu chí mà dưới đây là một vài tham số tiêu biểu.

Bất kể một quốc gia nào, khi có tình huống chiến tranh, nguồn nhân lực vẫn là quan trọng nhất. Nguồn nhân lực sẽ quyết định khả năng bổ sung quân số cũng như khả năng cung cấp các nguồn lực để tiếp tục cuộc chiến.
Theo đánh giá của tạp chí nói trên, các số liệu về nguồn nhân lực của Việt Nam như sau:
Tổng dân số: 92.477.857 người
Nhân lực có sẵn cho chiến đấu: 50.645.430 người
Người đủ tiêu chuẩn phục vụ: 41.503.949
Số lượng đến tuổi quân hàng năm: 1.635.084
Lực lượng quân đội thường trực: 412.000
Lực lượng quân dự bị: 5.040.000
Lực lượng Lục quân
Lục quân Việt Nam không được tổ chức riêng một Bộ Tư lệnh như các quốc gia khác mà trực thuộc Bộ Tổng tham mưu Quân đội Nhân dân Việt Nam. Lực lượng Lục quân hiện nay gồm 4 quân đoàn chủ lực, 7 quân khu và 1 Bộ Tư lệnh vùng (Hà Nội).
Bộ binh Quân đoàn 4 trong một cuộc tập trận.
Bộ binh Quân đoàn 4 trong một cuộc tập trận.
Lục quân Việt Nam đã có quá trình xây dựng và trưởng thành lâu dài. Suốt 2 cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, Lục quân là lực lượng tác chiến chủ lực của Quân đội Nhân dân Việt Nam.
Theo số liệu của Globalfirepower, các vũ khí chính của Lục quân Việt Nam gồm:
Xe tăng: 3200
Xe bọc thép chiến đấu: 2100
Pháo tự hành: 520
Pháo xe kéo: 2200
Pháo phản lực: 1300
Sức mạnh Không quân
Không quân Việt Nam chỉ mới ra đời từ kháng chiến chống Mỹ do Liên Xô và Trung Quốc viện trợ máy bay và đào tạo phi công giúp. Trong kháng chiến chống Mỹ, Không quân Việt Nam chủ yếu chỉ có các máy bay tiêm kích Mig-17, Mig-19 và Mig-21.
Ngoại trừ Mig-21, các loại Mig-17 và Mig-19 được đánh giá là lạc hậu và yếu kém hơn các loại máy bay Mỹ như F-4, F-105, F-5… Tuy nhiên, Không quân Việt Nam đã cố gắng sáng tạo các lối đánh hiệu quả để đánh chặn các cuộc không kích ồ ạt của Mỹ.
Máy bay Su-30 của Việt Nam ném bom hỗ trợ tấn công mặt đất trong một cuộc tập trận.
Máy bay Su-30 của Việt Nam ném bom hỗ trợ tấn công mặt đất trong một cuộc tập trận.
Kết thúc cuộc chiến, theo Wikipedia, tỉ lệ rơi máy bay của hai bên là 1/1,3 nghĩa là cứ 1 máy bay Việt Nam đổi 1,3 máy bay Mỹ.
Không quân Việt Nam cũng đã tiến hành các trận đánh gây tiếng vang trên thế giới như trận tập kích tàu chiến Mỹ ở Biển Đông. Đặc biệt là các tiêm kích Mig-21 đã bắn rơi được B-52, trở thành lực lượng Không quân duy nhất trên thế giới hạ được pháo đài bay B-52.
Cho đến hiện nay, Không quân Việt Nam đã phát triển hơn thời chống Mỹ rất nhiều với đủ cả tiêm kích lẫn máy bay tấn công mặt đất, vận tải… Sau đây là số liệu cụ thể:
Tiêm kích đánh chặn: 209
Máy bay ném bom: 209
Vận tải: 139
Huấn luyện: 26
Trực thăng: 141
Trực thăng tấn công: 25
Sức mạnh Hải quân
Hải quân Việt Nam cũng chỉ mới ra đời từ trong kháng chiến chống Mỹ với những tàu thuyền nhỏ do Liên Xô viện trợ. Do lực lượng Hải quân Việt Nam yếu nên trong suốt cuộc chiến chống Mỹ, Hải quân Mỹ gần như làm chủ Biển Đông và vịnh Bắc Bộ.
Trận đánh nổi tiếng nhất của Hải quân Việt Nam là trận đánh của 3 tàu phóng lôi Việt Nam với tàu khu trục Maddox ở trong vùng biển vịnh Bắc Bộ hồi đầu tháng 8/1964.
Pháo phản lực BM-21 của Việt Nam.
Pháo phản lực BM-21 của Việt Nam.
Hiện nay, Hải quân Việt Nam đang được ưu tiên hiện đại hóa để đảm bảo đủ sức bảo vệ chủ quyền biển đảo của đất nước. Sau đây là số liệu:
Tổng số tàu: 65
Tàu khu trục: 7
Tàu hộ tống: 9
Tàu ngầm: 1
Tàu phòng thủ ven biển: 21
Tàu phóng lôi: 8
Nguồn dầu khí
Mặc dù có những tiến bộ trong công nghệ chiến tranh, xăng dầu vẫn là huyết mạch của bất kỳ lực lượng chiến đấu nào. Do vậy nguồn xăng dầu cũng là một yếu tố quan trọng phải xét đến trong sức mạnh tổng hợp của một quân đội. Số liệu của Globalfirepower cho biết:
Sản lượng dầu sản xuất: 300.500 thùng/ngày
Lượng tiêu thụ: 325.000 thùng/ngày
Trữ lượng dầu đã được chứng minh: 4.400.000.000 thùng/ngày
Hệ thống hậu cần
Chiến tranh đòi hỏi cung cấp ngày càng nhiều nguồn lực trong các trận chiến. Khả năng hậu cần lại phụ thuộc vào các năng lực vận tải như hệ thống đường sá, nút giao thông cho phép quân đội có thể linh hoạt điều động lực lượng.
Bên cạnh đó, một yếu tố khác không kém phần quan trọng là lực lượng lao động của quốc gia. Lực lượng này sẽ phản ánh trực tiếp cho năng lực cung cấp các nhu yếu phẩm cho chiến tranh như bom đạn, thuốc men, phụ tùng thiết bị hay đơn giản nhất là quần áo của quân đội. Lực lượng lao động lớn sẽ cung cấp các nguồn lực cho quân đội để có thể duy trì sức chiến đấu lâu hơn.
Các số liệu được liệt kê là:
Lực lượng lao động: 52.290.000 người
Đội tàu buôn bán: 579
Các cảng quan trọng: 6
Đường bộ: 180.549 km
Đường sắt: 2.632 km
Sân bay: 45
Nguồn tài chính
Bất kể sức mạnh quân sự nào với số lượng vũ khí ra sao, chiến tranh vẫn chịu sự chi phối quan trọng của nguồn tài chính. Trong sức mạnh tài chính nói chung, có 4 vấn đề được nêu ra là ngân sách chi cho quốc phòng để duy trì quân đội, nợ nước ngoài, dự trữ ngoại hối và sức mua tương đương.
Trong đó, nợ nước ngoài phản ánh tình trạng tài chính của cả quốc gia. Một quốc gia nợ nhiều thì khó có thể mạnh chi cho quốc phòng.
Ngân sách quốc phòng: 3.365.000.000 USD
Nợ nước ngoài: 6.395.000.000 USD
Dự trữ ngoại hối và vàng: 26.110.000.000 USD
Sức mua tương đương: 336,2 USD
(sưu tầm)